Sốt đau đầu là tình trạng cơ thể tăng thân nhiệt cao kèm theo biểu hiện đau đầu. Có nhiều nguyên nhân gây sốt và đau đầu, trong đó có trường hợp sốt cao đau đầu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không kịp thời điều trị.
Khi bị sốt và đau đầu, nhiều người thường có thói quen sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào sốt đau đầu cũng có thể tự điều trị tại nhà. Người bệnh cần đi khám, tìm ra nguyên nhân gây sốt nhức đầu để có thể có phương pháp điều trị thích hợp.
Đau đầu và sốt thường đi đôi với nhau và là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Theo đó, sốt là trạng thái nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn 37 độ C. Khi sốt cao hơn 38 độ C thì xem là nguy hiểm. Còn đau đầu là tình trạng vùng đầu của người bệnh bị đau nhức ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng và cơn đau có thể ở một vị trí nhất định hoặc lan tỏa khắp đầu. (1)
Vậy sốt nhức đầu là bệnh gì? Khi người bệnh bị nhức đầu kèm theo sốt, thân nhiệt cao thì đó có thể là biểu hiện của sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, viêm màng não, ung thư,… Tùy theo nguyên nhân bệnh mà người bệnh cần có những biện pháp điều trị phù hợp.
Có nhiều nguyên nhân gây sốt đau đầu. Đó có thể là triệu chứng của những bệnh lý thông thường như cảm cúm, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của những căn bệnh nguy hiểm. (2)
Cảm lạnh, cảm cúm thông thường có thể gây đau đầu kèm theo sốt. Cảm cúm thường bắt nguồn từ các loại virus cúm, đặc biệt là virus cúm A và B trong khi cảm lạnh thường là do nhiễm virus thuộc chủng Rhinovirus, hoặc Enterovirus. Các biểu hiện của cảm cúm, cảm lạnh ngoài sốt đau đầu còn có ho, cơ thể đau nhức, mất vị giác,…
Hầu hết các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm có thể khỏi nhanh, không để lại hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp đặc biệt như trẻ sơ sinh, người lớn trên 65 tuổi, người mắc bệnh mãn tính,… khi bị cảm nhưng không được điều trị kịp thời dẫn đến tử vong.
Tình trạng nhiễm vi khuẩn có thể gây nên nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường hô hấp,… Lúc này, người bệnh thường có biểu hiện sốt nhức đầu kèm theo những triệu chứng khác như ho, hụt hơi, cảm thấy ớn lạnh, đổ mồ hôi, đau mỏi cơ,…
Tình trạng dị ứng (với lông động vật, bụi, phấn hoa,… hoặc các nguyên nhân khác) có thể dẫn đến đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi liên tục, mũi và miệng sưng đỏ,…
Cần nhớ rằng, dị ứng không gây sốt nhưng việc dị ứng sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, dẫn đến sốt và đau đầu.
Một dạng nhiễm trùng có biểu hiện sốt đau đầu chính là nhiễm trùng tai. Tình trạng này có thể xuất phát do vi khuẩn hoặc virus. Thông thường, nhiễm trùng tai sẽ phổ biến hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Nhiễm trùng tai nếu không được điều trị kịp thời có thể làm suy giảm thính lực và gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm mãn tính tai giữa, viêm não, viêm màng não,…
Sốt là dấu hiệu vô cùng phổ biến khi một người bị sốt xuất huyết - căn bệnh do virus Dengue (chi Flavivirus, họ Flaviviridae) gây nên. Ngoài ra, những triệu chứng khác của sốt xuất huyết chính là cảm giác đau và choáng nhẹ ở vùng đầu, mệt mỏi, đau cơ, buồn nôn, ói,…
Với người bệnh sốt xuất huyết, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể dẫn đến tình trạng tiểu cầu hạ, cô đặc máu gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bị sốt nhức đầu là những triệu chứng đầu tiên đối với người bệnh bị viêm màng não. Khi bạn bị nhiễm trùng tại vị trí lớp lót xung quanh não và tủy sống thì được xem là viêm màng não. Bệnh viêm màng não thường do virus gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì viêm màng não cũng có thể là do vi khuẩn hoặc nấm gây ra. (3)
Bất kể ai cũng có thể bị viêm màng não, kể cả trẻ em hay người lớn. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, khi bị sốt cao đau đầu kèm theo những biểu hiện như buồn ngủ, buồn nôn, cổ cứng, mệt mỏi, ngủ li bì, nhạy cảm với ánh sáng, co giật,… thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.
Say nắng, say nóng khiến cơ thể tăng thân nhiệt, mất nước. Tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian mà người bệnh có thể có những biểu hiện say nắng khác nhau, bao gồm hoa mắt chóng mặt, tăng nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực, tay chân rã rời, khó thở, sốt nhức đầu,…. rồi đi vào hôn mê, trụy tim.
Khi bị say nắng, cơ thể mất đi một lượng nước lớn. Nếu không bù nước kịp thời thì người bệnh sẽ bị rối loạn chất điện giải, trụy tim và tử vong.
Viêm khớp dạng thấp hay viêm đa khớp dạng thấp là một dạng bệnh lý xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các mô bình thường. Đây là một dạng rối loạn tự miễn với các biểu hiện như sưng nhức và đau khớp, dị dạng khớp, cứng khớp, hạn chế chuyển động,… Với người bệnh viêm khớp dạng thấp thì cũng có thể bị sốt kèm theo biểu hiện cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chán ăn…
Cần lưu ý rằng, người bị viêm khớp dạng thấp nói riêng và rối loạn tự miễn nói chung cũng có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Hiện nay cũng chưa có biện pháp để có thể điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp dạng thấp.
Một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc động kinh, thuốc kháng sinh,… có thể gây sốt đau đầu hay sốt nhức đầu. Đây là các tác dụng phụ của thuốc khi người bệnh sử dụng thuốc liên tục trong một thời gian dài hoặc uống quá liều chỉ định, lạm dụng thuốc.
Ngoài triệu chứng sốt và đau đầu, bạn cũng có thể gặp những triệu chứng khác như khó tập trung, thay đổi tâm trạng, luôn cảm thấy bồn chồn lo lắng không lý do, buồn nôn, suy giảm trí nhớ,…
Đau đầu sốt là những triệu chứng phổ biến sau khi bạn tiêm phòng vắc xin do cơ thể đang phản ứng lại với vắc xin để hình thành khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật. Bên cạnh sốt và đau nhức đầu, bạn cũng có thể cảm thấy buồn nôn, phát ban, không cảm thấy ngon khi ăn, cơ thể mệt mỏi ớn lạnh, sưng nhẹ ở vị trí tiêm,…
Những triệu chứng này thường xuất hiện trong 24 giờ đầu tiên sau khi tiêm và có thể tự khỏi nên bạn không cần phải quá lo lắng.
Tìm hiểu thêm: Sốt đau đầu buồn nôn là bệnh gì? Nguyên nhân và cách giảm triệu chứng.
Bất kỳ căn bệnh ung thư nào cũng có thể gây sốt do cơ thể phản ứng lại với tình trạng có khối u, nhiễm trùng bên trong. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc, hóa trị hay xạ trị đều có thể gây nên các tác dụng phụ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, sốt đau đầu, chán ăn,…
Ngoài những nguyên nhân kể trên, sốt cao đau đầu cũng có thể là do một số nguyên nhân khác như:
Đau đầu sốt thì nên làm gì? Với các trường hợp bị sốt cao kèm theo đau đầu do cảm lạnh, nhiễm virus cúm thì thường không cần điều trị mà bệnh có thể tự khỏi. Còn nếu đau đầu do nhiễm trùng, có thể cần sử dụng thêm các loại kháng sinh để điều trị bệnh dứt điểm.
Khi bị đau đầu sốt, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước, lau người với nước mát, không mặc nhiều quần áo, không đắp chăn hay mền quá dày. Trong trường hợp sốt cao trên 38,5 độ C trở lên thì có thể uống thuốc hạ sốt.
Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy đau nhức đầu dữ dội, có thể dùng các loại thuốc đau đầu không kê đơn như paracetamol, panadol, aspirin,… Cần lưu ý thuốc nên uống cách nhau từ 4-6 tiếng, không dùng liên tục.
Sốt và đau đầu có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm mà bạn không nên chủ quan. Các bệnh lý này cũng không thể tự điều trị tại nhà mà cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị thích hợp.
Theo đó, các trường hợp đau đầu sốt cần gặp bác sĩ thường là sốt cao trên 39 độ C kèm theo đau đầu dữ dội không thuyên giảm. Ngoài ra, nếu đau đầu sốt kèm theo các triệu chứng sau thì cũng nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra tình trạng sức khỏe:
Với trẻ em, khi bị sốt đau đầu cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức nếu:
Trong trường hợp người bệnh bị sốt đau đầu, có thể đặt lịch thăm khám tại khoa Nội thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Tại bệnh viện đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại bậc nhất cùng với đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ hàng đầu với chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm. Hiện nay, khoa Nội thần kinh Bệnh viện Tâm Anh là một trong những địa chỉ được người bệnh tin cậy lựa chọn khi thăm khám các bệnh lý thần kinh nói chung trong đó có sốt đau đầu…
Để đặt lịch khám, kiểm tra, tư vấn điều trị sốt đau đầu tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Nhìn chung, với tình trạng sốt đau đầu, bạn có thể tự uống thuốc giảm đau, hạ sốt tại nhà. Tuy nhiên, phải chú ý theo dõi sức khỏe và kịp thời đến bệnh viện nếu có những biểu hiện bất thường.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/benh-dau-dau-a37206.html