Mọc mụn ở vùng kín mặc dù không phải là tình trạng quá nghiêm trọng, tuy nhiên có một số trường hợp cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Chính vì vậy, người bệnh không nên chủ quan khi phát hiện mụn mọc ở vùng kín.
Một số loại mụn mọc ở vùng kín thường gặp như:
Mụn mọc ở vùng kín khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau nhức
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn ở vùng kín. Dưới đây là một số nguyên nhân gây mụn phổ biến:
Khi một số hormone trong cơ thể thay đổi, chúng có thể làm cho tuyến bã nhờn hoạt động quá mức. Từ đó dẫn đến gia tăng tốc độ sừng hoá tế bào và gây tắc lỗ chân lông. Sự thay đổi nội tiết tố thường mụn sẽ có đầu trắng, không lan và ngứa, thường nằm ở vùng mu.
Mụn mọc ở vùng kín có thể xuất phát từ viêm nang lông, người bệnh có thể gặp tình trạng nhiễm trùng này sau khi cạo hoặc tẩy lông. Để lý giải cho hiện tượng này là sau khi cạo lông, lông sẽ bắt đầu mọc, chúng sẽ cuộn lại và mọc ngược vào trong da gây tình trạng kích ứng.
Ngoài ra, sử dụng dao cạo có thể làm tổn thương vùng da nhạy cảm này. Đối với nguyên nhân này, mụn thường là mụn mủ ở lỗ chân lông gây phồng rộp và ngứa. Chính vì vậy, nếu gặp trường hợp, không nên nặn mụn hoặc gãi vì có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
Cạo lông vùng kín khiến viêm nang lông làm tăng nguy cơ mọc mụn vùng kín
Vùng kín là vùng da nhạy cảm nên dễ dàng bị nổi mụn do viêm da tiếp xúc với những loại hoá chất. Trong những loại hoá chất này có thể là thành phần của một số sản phẩm như: Sữa tắm, xà phòng, dung dịch vệ sinh phụ nữ,... thậm chí là bột giặt, nước xả vải.
Ngoài ra, vùng da này cũng có thể bị kích ứng khi tiếp xúc với: Băng vệ sinh, giấy vệ sinh, bao cao su,...
Vùng kín có thể bị kích ứng do: Mồ hôi, dịch âm đạo, nước tiểu, tinh dịch,... vì đây là những yếu tố tạo môi thường thích hợp để vi khuẩn phát triển nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Việc vệ sinh vùng kín không đúng cách làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nổi mụn,...
Vệ sinh vùng kín chưa đúng cách gây mọc mụn vùng kín
Mụn rộp sinh dục thường có kích thước nhỏ, chúng xuất hiện ở bất cứ vị trí nào ở vùng kín. Mụn mê, nhân mụn chứa mủ và gây đau. Khi mụn xuất hiện trong thời gian dài, chúng sẽ lan thành từng mảng và kèm các triệu chứng khác như đau cơ, sốt, mệt mỏi,...
Mụn rộp sinh dục thường khá giống với bệnh Herpes (bệnh lây qua đường tình dục) vì khi mắc bệnh chúng cũng xuất hiện những đốm đỏ rất giống mụn. Tuy nhiên, mụn ở vùng kín thường sẽ tự khỏi nhưng Herpes có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Đây là bệnh truyền nhiễm do virus Molluscum gây ra mụn ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả cơ quan sinh dục. U mềm lây có thể lây qua tiếp xúc da trực tiếp với vùng da người mắc bệnh, tự nhiễm trùng, qua đường tình dục hoặc qua các vật dụng khác.
Thông thường, mụn vùng kín thường tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu vùng kín có những dấu hiệu khác kèm theo như ngứa ngáy, khó chịu thì nên thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời.
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ hỗ trợ trong việc điều trị mụn vùng kín. Nếu người bệnh bị nổi mụn do kích ứng thì có thể lựa chọn các sản phẩm khác thay thế khác hoặc tránh tất cả các sản phẩm tiếp xúc khác, đặc biệt trong thời gian bị mụn.
Việc thay đổi những thói quen sinh hoạt có liên quan đến vùng kín góp phần quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bệnh.
Khi xuất hiện tình trạng nổi mụn ở vùng kín hãy hạn chế tối đa việc tẩy hoặc cạo lông. Nếu tẩy lông không đúng cách có thể khiến vùng da này bị tổn thương nặng nề hơn gây viêm nhiễm. Nếu cần tẩy lông, có thể lựa chọn cơ sở uy tín để được tẩy lông và chăm sóc da vùng kín.
Vệ sinh vùng kín đúng cách hàng ngày bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh lành tính sẽ giúp hạn chế khả năng mọc mụn tại vùng nhạy cảm. Tránh sử dụng các sản phẩm có mùi, chứa thành phần tẩy mạnh vì có thể ảnh hưởng để cân bằng độ pH âm đạo, phá vỡ hàng rào bảo vệ và tạo điều trị cho các tác nhân gây hại xâm nhập. Vệ sinh vùng kín và cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là những ngày hành kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục sẽ tránh được tình trạng vùng kín mọc mụn.
Việc nặn mụn ở vùng kín hoặc làm vỡ mụn ở vùng kín không chỉ khiến người bệnh cảm thấy đau hơn mà còn gây kích ứng, nguy cơ lan rộng và gây nhiễm trùng. Chính vì thế, nên để mụn vỡ tự nhiên hoặc tham khảo các điều trị khác dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn.
Không nặn mụn vùng kín vì khiến mụn lan rộng và nhiễm trùng
Chườm ấm bằng khăn có thể thúc đẩy lưu thông máu, từ đó các tế bào bạch cầu có thể chống nhiễm trùng. Có thể áp dụng phương pháp chườm nóng để hỗ trợ giảm tình trạng đau, sưng viêm và làm lành nhân mụn nhanh hơn.
Cách thực hiện khá đơn giản: Chỉ cần ngâm một chiếc khăn nhỏ vào nước ấm, sau đó vặt kiệt nước và đắp lên mụn trong khoảng 7-10 phút. Thực hiện quá trình này 3-4 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Lựa chọn những loại quần lót thoáng, mềm và không quá chặt giúp hạn chế khả năng phát triển của vi khuẩn. Về ban đêm, có thể không mặc quần lót sẽ giúp vùng da thông thoáng và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Ngoài ra, cần chú ý lau khô vùng kín sau khi đi tiểu và trước khi mặc quần áo để không khiến vùng nhạy cảm ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển
Để điều trị mụn vùng kín hiệu quả, có thể tham khảo một số cách dân gian trong điều trị mụn vùng nhạy cảm như:
Xông hơi vùng kín sẽ giúp giảm tình trạng mụn đáng kể
Trong khoảng thời gian điều trị mụn tại vùng kín, chị em cần chú ý những yếu tố quan trong như:
Chị em cần lưu ý khi thực hiện các cách trị mụn vùng kín tại nhà
Mọc mụn ở vùng kín khiến cơ thể luôn trong trạng thái khó chịu, không thoải mái làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Chính vì vậy, khi phát hiện vùng nhạy cảm mọc mụn, người bệnh không nên chủ quan mà hãy kiểm tra và trị mụn vùng kín khoa học để nhanh chóng loại bỏ những nốt mụn tại vùng nhạy cảm.
Nếu chị em có các thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/cach-tri-mun-vung-kin-tai-nha-a37219.html