Bệnh viêm da cơ địa (bệnh chàm) là một bệnh da liễu mạn tính gây khô, ngứa và viêm da. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Đây là một căn bệnh không rõ nguyên nhân, nhưng có thể liên quan đến các yếu tố như di truyền, môi trường sống...
Bệnh thường có những đặc điểm như sau:
Bệnh viêm da cơ địa là bệnh mạn tính gây khô, ngứa và viêm da
Bệnh zona thần kinh (giời leo) là một bệnh nhiễm trùng do virus Varicella-zoster gây ra. Virus này cũng là nguyên nhân gây bệnh thủy đậu. Sau khi bị thủy đậu, virus sẽ ẩn náu trong các tế bào thần kinh, khi gặp điều kiện thuận lợi virus có thể tái hoạt động trở lại và gây ra bệnh zona thần kinh.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh bao gồm: những người trên 50 tuổi, hệ miễn dịch suy yếu, căng thẳng, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch...
Triệu chứng của bệnh zona thần kinh thường xuất hiện đột ngột, bao gồm:
Bệnh zona thần kinh là một bệnh nhiễm trùng do virus Varicella-zoster gây ra
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus Varicella-Zoster gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em, nhưng người lớn cũng có thể mắc phải. Thủy đậu lây lan rất dễ dàng qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch từ mụn nước của người bệnh.
Một số dấu hiệu nhận biết thuỷ đậu như:
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị thủy đậu. Việc điều trị chủ yếu là giảm nhẹ triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng và dễ tiêu. Dùng thuốc hạ sốt, giảm ngứa theo chỉ định của bác sĩ.
Cách tốt nhất để phòng ngừa thủy đậu là tiêm vắc-xin. Vắc-xin thủy đậu được khuyến cáo tiêm cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên.
Bệnh Thuỷ Đậu thường gặp ở trẻ nhỏ
Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng cấp tính của lớp mô dưới da, thường do vi khuẩn gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở phần chi dưới.
Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm mô tế bào là do vi khuẩn Streptococcus và Staphylococcus. Các vi khuẩn này có thể xâm nhập vào da thông qua các vết thương hở, vết trầy xước, vết nứt hoặc vết cắn. Triệu chứng của viêm mô tế bào thường khởi phát đột ngột và bao gồm:
Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng cấp tính của lớp mô dưới da
Viêm da tiếp xúc là một tình trạng viêm da do tiếp xúc trực tiếp với các chất kích ứng (viêm da tiếp xúc kích ứng) hoặc dị nguyên (viêm da tiếp xúc dị ứng). Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở vùng tay, chân và mặt.
Viêm da tiếp xúc có thể do hai loại nguyên nhân chính là kích ứng và dị ứng.
Triệu chứng của viêm da tiếp xúc thường xuất hiện trong vòng vài giờ đến vài ngày sau khi tiếp xúc với chất kích ứng hoặc chất gây dị ứng, bao gồm:
Viêm da tiếp xúc do tiếp xúc trực tiếp với các chất kích ứng hoặc dị nguyên
Viêm da tiết bã là một bệnh da liễu mạn tính, thường gặp ở da đầu, mặt, hai bên mũi, lông mày, ngực và các vùng da có nhiều tuyến bã nhờn. Bệnh gây ra bởi sự tăng sinh và hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn hoặc do nấm Malassezia, dẫn đến tình trạng viêm da.
Nguyên nhân chính xác của viêm da tiết bã vẫn chưa được xác định, nhưng bệnh có thể xuất hiện do các yếu tố như: di truyền, người có làn da dầu, nấm Malassezia, rối loạn hệ miễn dịch.
Triệu chứng của viêm da tiết bã thường xuất hiện ở các vùng da có nhiều tuyến bã nhờn, bao gồm:
Viêm da tiết bã là bệnh mạn tính, thường gặp ở các vùng da có nhiều tuyến bã nhờn
Bệnh vẩy nến là một bệnh da liễu mạn tính, không lây nhiễm, gây ra bởi sự tăng sinh quá mức của các tế bào da. Các tế bào da bình thường mất khoảng 3 - 4 tuần để phát triển và bong tróc. Ở những người bị vẩy nến, quá trình các tế bào da phát triển và bong tróc chỉ mất khoảng 3 - 7 ngày gây ra các mảng da đỏ, dày và có vảy.
Nguyên nhân chính xác của bệnh vẩy nến vẫn chưa được xác định, nhưng có thể do một số yếu tố như: Căng thẳng, sử dụng nhiều rượu, chấn thương, ảnh hưởng của thuốc, di truyền và hệ miễn dịch hoạt động quá mức.
Bệnh vẩy nến thường xuất hiện các vùng da như: da đầu, khuỷu tay, lưng... với các triệu chứng như:
Bệnh vẩy nến là một bệnh da liễu mạn tính, không lây nhiễm
Mề đay (mày đay) là một dạng bệnh dị ứng da, đặc trưng bởi sự xuất hiện đột ngột của những vết sưng đỏ, nổi gồ, ngứa ngáy trên da. Các vết này có thể có kích thước khác nhau, từ vài mm đến vài cm, đồng thời có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường thấy ở mặt, cổ, ngực, lưng và cánh tay.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mề đay, bao gồm: dị ứng thực phẩm, thuốc, nọc độc của côn trùng, kim loại, hóa chất, nhiễm trùng,...
Các triệu chứng của bệnh mề đay thường xuất hiện đột ngột và tự khỏi trong vài giờ hoặc vài ngày. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
Mề đay (mày đay) là một dạng bệnh dị ứng da
Mụn cóc (mụn cơm) là một loại u lành tính trên da do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Virus này xâm nhập vào cơ thể qua các vết xước hoặc vết rách trên da và gây nhiễm trùng. Mụn cóc rất dễ lây lan, có thể lây từ người này sang người khác hoặc từ các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Các triệu chứng của mụn cóc bao gồm:
Mụn cóc là một loại u lành tính trên da do virus HPV gây ra
Ghẻ là một bệnh ngoài da do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis gây ra. Ký sinh trùng này có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 0,3 - 0,5 mm nên rất khó nhìn thấy bằng mắt thường.
Ghẻ dễ lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp với người bị ghẻ. Ký sinh trùng ghẻ sẽ chui vào da người lành và đào hang, đẻ trứng, gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu cho người nhiễm.
Các triệu chứng của ghẻ thường xuất hiện sau 1 - 4 tuần kể từ khi tiếp xúc với ký sinh trùng. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
Ghẻ là một bệnh ngoài da do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis gây ra
Mụn trứng cá là một bệnh da liễu phổ biến, xảy ra khi các nang lông ở dưới da bị bít tắc làm xuất hiện của các nốt mụn hay nhọt trên da. Mụn trứng cá thường xuất hiện ở mặt, ngực, lưng và vai, thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
Các nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá, bao gồm: sự tăng tiết bã nhờn, tắc nghẽn lỗ chân lông và vi khuẩn Propionibacterium acnes có thể sống trong lỗ chân lông.
Các triệu chứng của mụn trứng cá bao gồm:
Mụn trứng cá xảy ra khi các nang lông ở dưới da bị bít tắc
Khi gặp các triệu chứng như trên, người bệnh cần nhanh chóng đến bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời. Điều trị các bệnh da liễu phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số cách điều trị phổ biến cho các bệnh da liễu thường gặp:
Thuốc bôi ngoài da điều trị các bệnh như mụn trứng cá, viêm da cơ địa
Bất kỳ ai cũng có thể mắc các bệnh da liễu, nhưng một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, bao gồm:
Trẻ em có hệ miễn dịch yếu nên thường dễ mắc các bệnh da liễu
Bạn có thể phòng ngừa các bệnh da liễu bằng các phương pháp sau:
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để phòng ngừa các bệnh da liễu
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về các bệnh da liễu thường gặp. Hãy kịp thời nhận biết các dấu hiệu bệnh da liễu để có phương pháp điều trị kịp thời. Nếu bạn gặp các triệu chứng của bệnh da liễu, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Link nội dung: https://blog24hvn.com/benhdalieu-a37449.html