Bướu máu có nguy hiểm không? Theo BS Nguyễn Đỗ Trọng, bướu máu được đánh giá lành tính nhưng nếu bướu máu xuất hiện tại các vị trí nguy hiểm như mắt, tai, cổ họng, nội tạng,… có thể gây tác động xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Để biết được bệnh bướu máu có nguy hiểm không, trước tiên cần tìm hiểu thông tin tổng quan về bệnh lý này. Bướu máu (U máu - Hemangioma) là hiện tượng tăng trưởng quá mức của các tế bào nội mạch mạch máu ở da. Sự tăng sinh này thường sẽ ngừng lại sau một khoảng thời gian, tự giới hạn, mờ dần và biến mất khi trẻ lớn hơn. Bướu máu có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, thậm chí là nội tạng.
Theo thống kê, có đến 60% trường hợp bướu máu xuất hiện ở mặt, cổ, 25% xuất hiện ở thân và 15% ở tay, chân. Bướu máu có thể được phát hiện khi vừa mới sinh, trong tuần đầu sau sinh, ở giai đoạn sơ sinh hoặc muộn hơn sau đó. (1)
Hiện nay, nguyên nhân gây bướu máu chưa được xác định cụ thể. Chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh sự hình thành của bướu máu có tính di truyền. Trẻ trai có nguy cơ xuất hiện bướu máu cao hơn trẻ gái từ 3 - 6 lần. Tỷ lệ xuất hiện bướu máu ở trẻ sơ sinh khoảng 1 - 3%, ở trẻ dưới 1 tuổi khoảng 10 - 20%, ở trẻ nhỏ có nhiều sang thương 15 - 30%. Nguy cơ xuất hiện bướu máu cao hơn ở trẻ sinh non, cân nặng khi sinh thấp, thuộc chủng tộc da trắng.
Bướu máu phát triển theo 4 giai đoạn:
Bướu máu có thể xuất hiện trên bề mặt da, dưới bề mặt da hoặc ở cả dưới và trên bề mặt da. Do đó, bề mặt bướu có thể bằng phẳng hoặc gồ ghề, có màu đỏ tươi hoặc xanh tím. Vị trí xuất hiện bướu máu không có triệu chứng sưng, đau.
Ở giai đoạn tăng sinh, sự phát triển của bướu máu được chia làm ba cấp độ, tương ứng với mức độ nguy hiểm từ nhẹ đến nặng:
Vậy bệnh bướu máu có nguy hiểm không? Thông thường, bướu máu không gây nguy hiểm cho trẻ bởi đặc tính tăng sinh và thoái triển. Nhưng nếu bướu máu xuất hiện ở các vị trí quan trọng như mi mắt, mũi miệng, tai, họng, hậu môn,… hoặc nằm sâu trong nội tạng, phụ huynh cần đưa trẻ thăm khám định kỳ và theo dõi sự tăng sinh của bướu máu.
Sự tăng nhanh về kích thước của bướu máu có thể gây chèn ép các cơ quan, nội tạng xung quanh, tác động đến sự phát triển cũng như chức năng của các cơ quan này như tắc mạch, suy tim. Một số khác, bướu máu khi không được chăm sóc đúng cách, bị chấn thương, viêm loét có thể dẫn đến bội nhiễm nguy hiểm.
Biến chứng của bướu máu phần lớn liên quan đến vị trí bướu máu xuất hiện và việc chăm sóc không đúng cách. Các biến chứng này có thể là:
Chẩn đoán và theo dõi sự phát triển của bướu máu được thực hiện thông qua thăm khám lâm sàng và dựa vào kết quả của một số cận lâm sàng như:
Dựa vào độ tuổi, vị trí xuất hiện cũng như mức độ phát triển, ảnh hưởng của bướu máu, bác sĩ sẽ tư vấn điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị bướu máu ở trẻ hiện có:
Lưu ý: Đối với các phương pháp dùng thuốc điều trị (bao gồm cả thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống), bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ngưng thuốc, thay đổi liều lượng hay loại thuốc khi không có sự đồng ý của bác sĩ.
Trong quá trình điều trị, đặc biệt sau khi dùng thuốc, phụ huynh cần theo dõi các biểu hiện của trẻ và thông báo ngay cho bác sĩ khi có dấu hiệu dị ứng thuốc, có tác dụng phụ. Trẻ sau khi điều trị bướu máu thành công cần tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
>>>Tham khảo thêm: Bướu máu có chữa được không?
Sau khi biết được “Bướu máu có nguy hiểm không?” thì Một số giả thuyết cho rằng bướu máu có thể đã được hình thành từ giai đoạn phôi thai, do di tích của trung bì phôi thai hoặc do virus gây u nhú trên người (Human Papillomavirus - HPV) hoặc do sự mất cân bằng nội tiết (nồng độ 17 - Beta Estradiol cao) hoặc do tác động của heparin khiến các tế bào sợi và nội mạch tăng nhanh.
Do đó, để phòng ngừa bướu máu ở trẻ em, phụ huynh có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:
>>>Có thể bạn chưa biết: Thăm khám bướu máu cho trẻ em ở đâu TP.HCM đáng tin cậy?
Trẻ cần được chăm sóc đúng cách, theo dõi chặt chẽ sự phát triển của bướu máu nhằm can thiệp kịp thời khi bướu máu có triệu chứng nguy hiểm, nguy cơ gây biến chứng cao. Nếu trẻ có các triệu chứng dưới đây, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, hướng dẫn điều trị phù hợp:
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện theo địa chỉ:
Bướu máu có nguy hiểm không? Hy vọng với những thông tin trên, quý phụ huynh đã hiểu rõ hơn về bướu máu ở trẻ em cũng như các biến chứng có thể xảy ra do bướu máu. Trẻ có bướu máu cần được theo dõi và thăm khám định kỳ nhằm can thiệp phù hợp, giảm thiểu các rủi ro, ảnh hưởng của bướu máu đối với sự phát triển, tâm lý trẻ.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/buou-mau-la-gi-a37509.html