Thực tế cụm từ “da vẽ nổi” không quá phổ biến, vẫn có khá nhiều người chưa biết đến khái niệm này. Vậy da vẽ nổi là gì? Liệu đây có phải là một tình trạng nguy hiểm hay đáng để lưu tâm hay không?
Da vẽ nổi (hay còn gọi là vết trên da) là từ dùng để chỉ tình trạng da bị nổi các vết hằn lên bất thường, quá mức khi bị cọ xát. Cụ thể, nếu một người bị da vẽ nổi thì chỉ cần bị xước da nhẹ thì các vết trầy xước ấy sẽ đỏ tấy và sưng lên thành một vết hằn lớn bất thường, gần giống như là bị phát ban.
Các triệu chứng nêu trên cũng không có khả năng lây nhiễm từ người sang người do đó nếu gặp phải bạn cũng không nên quá hoảng loạn. Theo các nghiên cứu thì có khoảng 5% dân số gặp phải vấn đề da vẽ nổi và chúng có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, ở người lớn thì triệu chứng này phổ biến hơn so với trẻ nhỏ.
Người ta chưa đưa ra được nguyên nhân chính xác gây ra da vẽ nổi. Tuy nhiên một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu da bị cọ xát, chất hóa học chính yếu histamine sẽ được giải phóng từ tế bào mast. Ngoài ra, liên quan đến quá trình này cũng có sự tham gia của một số chất trung gian hóa học khác.
Dưới đây là một số tác động được cho là nguyên nhân hàng đầu gây ra da vẽ nổi:
Có thể kể đến một vài triệu chứng điển hình của da vẽ nổi như: Viêm da, ngứa da, sưng đỏ,... Các đặc điểm này tương đối giống với mề đay, do đó bạn sẽ phải thật chú ý xem mình đã mắc phải triệu chứng nào.
Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng vì đây không phải tình trạng đặc biệt nguy hiểm bởi thông thường, các tình trạng nêu trên sẽ lặn mất sau khoảng nửa tiếng hoặc lâu hơn, có thể là vài giờ, thậm chí là vài ngày. Và tình trạng da vẽ nổi có khả năng lặp đi lặp lại trong vài tháng hoặc vài năm, tùy theo môi trường và cơ địa của người bị mà tái phát.
Như đã nêu ở trên, da vẽ nổi không phải một vấn đề quá nguy hiểm hay đáng báo động bởi thông thường chúng sẽ tự lặn trong một thời gian ngắn. Tuy vậy, điều không thể chối cãi là các triệu chứng của da vẽ nổi rất khó chịu. Dưới đây là một vài gợi ý điều trị da vẽ nổi mà bạn có thể tham khảo:
Phương pháp dân gian chỉ phù hợp với các trường hợp bị nhẹ, ngắn ngày. Còn nếu cơ địa của bạn gặp phải tình kéo dài hoặc khiến bạn quá khó chịu thì bạn nên đến các bệnh viện, trung tâm da liễu đáng tin cậy để thăm khám cho an toàn và chắc chắn.
Trong trường hợp bắt buộc cần can thiệp, các bác sĩ sẽ thường đưa ra quyết định cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh để làm giảm và tiêu dần các triệu chứng của da vẽ nổi. Liều lượng và phân loại thuốc cụ thể sẽ được căn cứ vào các yếu tố như mức độ nặng nhẹ của triệu chứng, độ tuổi, giới tính, cơ địa,... của người bệnh.
Kháng sinh thường được dùng để trị da vẽ nổi là kháng sinh histamin không gây nghiện có thể kể tên như: Diphenhydramine (Benadryl), Cetirizine (Zyrtec), Fexofenadine (Allegra),...
Trong dân gian có vô số mẹo giúp khắc phục các vấn đề ngoài da như ngứa, nổi mẩn, phát ban,... Đối với da vẽ nổi, bạn có thể thử một trong hai cách sau để giúp giảm và tiêu trừ các triệu chứng khó chịu do nó gây ra:
Tuy nhiên, các bạn hãy lưu ý rằng, chỉ nên thử trên một vùng da nhỏ và quan sát trong 24 giờ xem có phản ứng dị ứng hay không trước khi thực hiện trên vùng da lớn. Ngoài ra, khi áp dụng các phương pháp dân gian nêu trên, bạn phải luôn đảm bảo về mặt vệ sinh. Bởi các loại lá được chọn sử dụng tuy có ưu điểm là dễ tìm, dễ sử dụng nhưng nếu chọn phải lá không sạch, tệ hơn là lá chứa vi khuẩn thì tình trạng da của bạn có thể sẽ trở nên trầm trọng và mất kiểm soát hơn. Do đó, nếu không thật sự chắc chắn bạn vẫn nên ưu tiên cách chữa trị chính thống là đến cơ sở y tế uy tín.
Để hạn chế tối đa, giúp cơ thể không phải gặp phiền toái về da vẽ nổi, bạn có thể thay đổi một vài thói quen sinh hoạt hằng ngày như:
Da là bộ phận bao bọc toàn bộ lớp bên ngoài của cơ thể. Tình trạng da dẻ được rất nhiều người quan tâm bởi da có chức năng to lớn đó bảo vệ cơ thể và là vẻ ngoài, mặt thẩm mỹ khi người khác nhìn vào. Do đó, bất cứ ai khi có các triệu chứng của da vẽ nổi cũng không khỏi bất an và lo lắng, điều đó là hoàn toàn phù hợp với tâm lý của con người. Mong rằng bài viết trên đem đến cho các bạn thông tin hữu ích.
Xem thêm:
Mề đay ở cổ phải điều trị như thế nào?
Mề đay vật lý hay còn được gọi là mề đay giả là gì?
Link nội dung: https://blog24hvn.com/vet-lan-do-tren-da-a37757.html