Các cách bảo quản bánh mì sandwich một cách hiệu quả nhất

1 Bánh mì sandwich để được bao lâu?

Thông thường chúng ta mua bánh mì với số lượng vừa phải và ăn liền trong ngày. Tuy nhiên với trường hợp chưa sử dụng hết ngay hạn sử dụng bánh dài hay ngắn thì phụ thuộc vào chất lượng bánh, nơi mua và phương pháp bảo quản.

Sandwich hoặc bánh mì có sẵn tại cửa hàng thường sẽ chứa chất bảo quản để ngăn ngừa nấm mốc xuất hiện, từ đó làm tăng thời hạn sử dụng của bánh. Những loại bánh tự làm tại nhà, không dùng chất bảo quản thường chỉ sử dụng được trong 3 - 4 ngày ở nhiệt độ phòng.

Các cách bảo quản bánh mì sandwich một cách hiệu quả nhất

2 Cách bảo quản bánh mì qua đêm

Bánh mì sandwich do có độ mềm dai nhất định nên muốn giữ bánh thơm ngon thì cách bảo quản có điểm khác so với loại bánh mì cần giữ độ giòn.

Cùng tham khảo những mẹo hay dưới đây để giữ bánh mì được tươi lâu nhé!

Sử dụng giấy báo

Để giữ được độ mềm dai của bánh mì, khi mới mua về bạn dùng giấy báo bọc kín quanh bánh mì và để ngoài ở nhiệt độ thường. Cách này chỉ giữ cho bánh ngon được trong ngày thôi bạn nhé.

Các cách bảo quản bánh mì sandwich một cách hiệu quả nhất

Dùng nước và than hồng

Đối với những chiếc bánh mì cũ đã bị mềm ỉu, đầu tiên bạn hãy sử dụng bình xịt nước xịt 1 chút nước sạch lên bánh mì sau đó đặt bánh lên bếp than hồng để nướng lại bánh cho nóng giòn.

Hoặc bạn cũng có thể cho bánh vào lò nướng trong vài phút để bánh được nóng. Những chiếc bánh mì này sẽ nhanh chóng giòn thơm trở lại nhanh chóng.

Các cách bảo quản bánh mì sandwich một cách hiệu quả nhất

Bọc kín trong tủ lạnh

Để bảo quản lâu, bạn cần cho bánh mì vào túi nilon rồi bọc lại thật kín, nếu có thể hút chân không thì càng tốt. Tiếp theo bạn cho túi bánh mì sandwich vào ngăn đá tủ lạnh.

Điều này sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, cách này có thể giúp thời gian bảo quản tăng lên tới vài tháng. Khi nào bạn muốn dùng bánh chỉ cần lấy ra khỏi ngăn đá và rã đông hoàn toàn trước khi lấy ra khỏi túi nilon là được.

Không nên bảo quản bánh mì trong ngăn mát tủ lạnh vì sẽ làm bánh mất đi độ ẩm và nhanh hỏng hơn so với để ở nhiệt độ phòng.

Các cách bảo quản bánh mì sandwich một cách hiệu quả nhất

Sử dụng vài cọng rau cần tây

Muốn giữ được độ mềm dai và mùi thơm của bánh thì sau khi mua về từ lò bánh thì bạn hãy cho bánh mì vào túi nilon rồi cho thêm vài cọng rau cần tây vào rồi buộc chặt miệng túi lại. Rau cần sẽ giữ cho bánh mì của bạn mềm và giữ hương vị trong ít nhất 1 ngày.

Lưu ý, bạn phải đảm bảo rau cần tây sau khi rửa sạch đã ráo nước trước khi bỏ vào túi nếu không sẽ làm mốc bánh mì.

Các cách bảo quản bánh mì sandwich một cách hiệu quả nhất

Vài lát khoai tây hoặc vài lát táo

Hãy bỏ bánh mì vào trong 1 chiếc túi kín, sau đó cho vào vài lát khoai tây hoặc táo tươi rồi đóng miệng túi lại. Cách này được dùng để chống mốc cho bánh mì, có thể đảm bảo bánh mì ngon như lúc mới mua trong 1 - 2 ngày.

Lưu ý, bạn nên dùng khăn giấy thấm khô miếng khoai tây hoặc táo trước khi bỏ vào túi để tránh bánh mì bị dính nước nhé.

Các cách bảo quản bánh mì sandwich một cách hiệu quả nhất

Gói hút oxy

Sau khi bỏ bánh mì sandwich vào túi kín hãy bỏ thêm 1 - 2 gói hút oxy vào và cột chặt miệng túi lại. Oxy trong túi bánh sẽ được hút đến trạng thái không có oxy, làm mất đi điều kiện phát triển của các loại vi khuẩn và nấm mốc, giúp bánh bảo quản được lâu hơn.

Cần đóng kín bao bì khi sử dụng gói hút oxy, không để không khí bên ngoài tràn vào. Bạn cũng cần lưu ý tránh nhầm lẫn gói hút ẩm và gói hút oxy, nếu dùng nhầm gói hút ẩm sẽ làm bánh mì bị khô, không có tác dụng ngăn vi khuẩn và nấm mốc phát triển.

Các cách bảo quản bánh mì sandwich một cách hiệu quả nhất

3 Làm thế nào để biết bánh mì đã bị hỏng

Một số dấu hiệu nhận biết bánh mì đã quá hạn sử dụng như sau:

Nấm mốc: Nấm mốc là một loại nấm hấp thụ chất dinh dưỡng trong bánh mì và phát triển bào tử tạo ra những đốm mờ màu xanh lá cây, đen, trắng hoặc hồng. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) khuyến cáo bạn nên bỏ toàn bộ ổ bánh mì nếu thấy nấm mốc trên bất kì khu vực nào của bánh.

Mùi hôi: Nếu những đốm mốc có thể nhìn thấy bằng mắt thường, người sử dụng không nên ngửi vì bào tử nấm mốc có thể gây hại nếu lỡ hít phải. Nếu không nhìn thấy nấm mốc nhưng vẫn ngửi thấy mùi lạ bạn cũng không nên sử dụng.

Vị lạ: Khi nếm nếu bánh mì không còn giữ được hương vị thường có của chúng thì khả năng lớn là chúng đã hết hạn sử dụng.

Kết cấu cứng: Bánh mì không được đóng gói và bảo quản đúng cách có thể trở nên cũ hoặc khô. Khi chưa xuất hiện nấm mốc hoặc mùi lạ chúng vẫn có thể ăn được nhưng mùi vị sẽ không được ngon như bánh mì tươi.

Các cách bảo quản bánh mì sandwich một cách hiệu quả nhất

CLICK xem ngay máy nướng bánh mì đang giảm giá CỰC SỐC

Vậy là Điện máy XANH đã giới thiệu đến các bạn những mẹo cực kì hữu dụng trong cách bảo quản bánh mì sandwich để bánh luôn được tươi ngon như mới rồi. Bạn có thấy những thông tin này hữu ích khi vào bếp không? Hãy nhớ thường xuyên truy cập chuyên mục Mẹo vào bếp để bỏ túi thêm nhiều mẹo hay khác trong bếp nhé!

Link nội dung: https://blog24hvn.com/bao-quan-banh-mi-sandwich-a37870.html