Ung thư tuyến giáp thể nhú kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như hiệu quả điều trị ung thư tuyến giáp. Người bệnh cần tư vấn bác sĩ về những thực phẩm nên và không nên tiêu thụ trong giai đoạn này.
Ung thư tuyến giáp thể nhú là một dạng ung thư tuyến giáp phổ biến, gây ra sự rối loạn trong việc tạo hormone và kiểm soát trao đổi chất của tuyến giáp. Để hỗ trợ điều trị và phục hồi, người bệnh cần duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với phương pháp điều trị tối ưu.
Để nâng cao hiệu quả điều trị, giúp vết mổ nhanh lành và tránh gia tăng áp lực lên tuyến giáp, gan, hệ tiêu hóa và một số chức năng khác của cơ thể, người bệnh ung thư tuyến giáp cũng cần kiêng một số nhóm thực phẩm nhất định như bia rượu, cafe, đậu nành, nội tạng động vật…
Để tránh làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh lý, các tác dụng phụ sau trị liệu cũng như tốt cho sức khỏe, người bệnh cần kiêng một số nhóm thực phẩm dưới đây:
Iốt được coi là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là người bị ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên quá lạm dụng i ốt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tùy theo giai đoạn điều trị mà lượng iốt cần tiêu thụ sẽ khác nhau, nên kiêng thực phẩm chứa nhiều iốt khoảng 2 tuần trước các đợt điều trị bằng liệu pháp iod phóng xạ để nâng cao hiệu quả điều trị. Một số thực phẩm chứa nhiều iốt người bệnh nên hạn chế là cá, tôm, sò điệp, rong biển, tảo biển hải sản, muối iốt…
Một số thực phẩm cứng có thể làm trầm trọng hơn các tác dụng phụ như khó nuốt, khó tiêu, mệt mỏi… Do đó trong giai đoạn này, người bệnh nên hạn chế ăn những thực phẩm cứng như bò khô, vịt nướng, cóc, ổi, các loại hạt cứng…
Các loại rau họ cải thường chứa một lượng lớn chất vitamin, khoáng chất và chất xơ; chúng có khả năng hỗ trợ cơ thể chống lại các tế bào ung thư. Tuy nhiên ăn quá nhiều chất xơ có thể gây ức chế sự hấp thụ của thuốc tuyến giáp. Theo khuyến cáo, lượng chất xơ phụ nữ nên nạp mỗi ngày 25g và nam giới là 38g. Một số loại rau họ cải người bệnh cần lưu ý khi ăn là bông cải xanh, cải bó xôi, bắp cải, cải xoăn, cải thảo, cải ngồng…
Rượu bia là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả làm trầm trọng hơn bệnh lý ung thư tuyến giáp thể nhú. Lạm dụng rượu bia gây suy giảm chức năng gan, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, suy yếu hệ thống miễn dịch… Đặc biệt, vấn đề suy giảm chức năng gan có thể kéo theo việc sản xuất quá mức hormone tuyến giáp, dẫn đến sự mất cân bằng và làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ.
Nếu người bệnh thắc mắc ung thư tuyến giáp thể nhú kiêng ăn gì thì đậu nành là một trong những thực phẩm cần hạn chế. Đậu nành chứa các hợp chất Goitrogens, có khả năng can thiệp đến chức năng của tuyến giáp. Sử dụng đậu nành và các thực phẩm giàu đậu nành có thể làm ức chế hoạt động của một loại enzyme tạo ra hormone tuyến giáp.
Theo một nghiên cứu cho thấy, những người phụ nữ tiêu thụ đậu nành hoặc những thực phẩm từ đậu nành có nguy cơ mắc các bệnh lý về tuyến giáp cao gấp 3 lần người bình thường. Một số thực phẩm liên quan đến đậu nành có thể kể đến như sữa đậu nành, tào phớ, đậu phụ, canh đậu hũ…
Ăn quá nhiều thực phẩm chua, cay có thể làm tăng sản xuất acid trong dạ dày, gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể. Người bệnh cần hạn chế những thực phẩm chua và cay như củ cải muối, dưa muối, mì cay, lẩu cá sốt cay, lẩu thái chua cay…
Dầu mỡ và đường có thể gây tăng cân, viêm nhiễm, đồng thời tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý khác như tiểu đường và bệnh tim mạch; điều này đặc biệt gây nguy hiểm cho người bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú. Việc thừa cân có thể tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn, do đó người bệnh cần tránh những thực phẩm như gà chiên, humberger, xúc xích chiên, khoai tây chiên, bánh kem…
Ung thư tuyến giáp thể nhú kiêng ăn gì, nên kiêng nội tạng động vật không? Các món có nội tạng động vật như lòng, gan, thận, dạ dày… thường chứa nhiều chất béo và cholesterol, những chất này có khả năng gây ra các vấn đề về sức khỏe bao gồm tăng huyết áp, ảnh hưởng hệ tim mạch và nguy cơ phát triển các tế bào ung thư.
Người bị ung thư tuyến giáp tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nội tạng có thể gặp tình trạng tăng cân không kiểm soát, mệt mỏi, khó tiêu, táo bón… Một số món được chế biến từ nội tạng động vật cần lưu ý là phá lấu, cháo lòng, tiết canh, lẩu cháo gan heo, dồi hấp…
Thức ăn đã qua chế biến có thể gây hại cho người bị ung thư tuyến giáp bởi chúng thường chứa các chất sau:
Ngoài ra, các thực phẩm đã qua chế biến thường có hàm lượng dưỡng chất thấp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch. Người bệnh nếu thường xuyên tiêu thụ các loại thức ăn này sẽ bị suy giảm sức đề kháng và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả điều trị bệnh.
Trong một số trường hợp gluten có thể gây tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu cho người bị ung thư tuyến giáp. Ngoài ra gluten còn có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, gây viêm nhiễm, béo phì và tăng nguy cơ ung thư. Do đó người bệnh cần tránh các thực phẩm chứa nhiều gluten như bia, bánh mì, bánh ngọt, mạch nha, khoai tây chiên…
Nhằm hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sau trị liệu, người bệnh nên tiêu thụ các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe như:
Hoa quả và rau là nhóm thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất; giúp người bệnh ung thư tuyến giáp tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời giảm các tác dụng phụ của liệu pháp điều trị như khó tiêu, buồn nôn, mệt mỏi… Một số loại hoa quả và rau phù hợp cho người bệnh là atiso, măng tây, cà rốt, nấm, táo, đào, lê, cam, quýt…
Người bệnh ung thư tuyến giáp thường cần một lượng lớn Protein nạc để để tái tạo và sửa chữa tế bào bị tổn thương do bệnh lý và các liệu pháp. Protein rất quan trọng trong xây dựng và phát triển cơ bắp, sửa chữa các mô, giúp ngăn ngừa tình trạng suy nhược. Ngoài ra, Protein cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn. Người bệnh nên nạp protein nạc từ các thực phẩm như thịt gà bỏ da, cá (cần lưu ý hàm lượng iốt), sữa tách béo, sữa chua hy lạp nguyên chất, đậu lăng, hạt hướng dương, hạt chia…
Ngũ cốc là thực phẩm quan trọng cho người ung thư tuyến giáp. Các loại ngũ cốc không chứa gluten rất giàu vitamin B, chất xơ, đạm, vitamin và khoáng chất. Những dưỡng chất này rất tốt nếu được sử dụng với lượng phù hợp. Người bệnh có thể thêm các thực phẩm như gạo lứt, yến mạch cán, mì ống gạo lứt… vào thực đơn dinh dưỡng của mình.
Nhóm thực phẩm giàu omega 3 đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và kiểm soát ung thư tuyến giáp thể nhú. Omega 3 là một loại axit béo có tác dụng giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Những thực phẩm giàu Omega 3 tốt cho người bệnh ung thư tuyến giáp bao gồm cá hồi, cá thu, cá mòi, bơ, hạt lanh, hạt chia… Người bệnh cần cẩn trọng với hàm lượng i ốt có trong các cá để đảm bảo sức khỏe.
Ung thư tuyến giáp thể nhú kiêng ăn gì, nên ăn gì đã phần nào được giải đáp. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý thêm các vấn đề dưới đây:
Người bệnh ung thư tuyến giáp cần được chăm sóc đặc biệt về dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý. Dưới đây là một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh:
Để đặt lịch thăm khám, tư vấn về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp qua:
Ung thư tuyến giáp thể nhú kiêng ăn gì là vấn đề cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể cho từng trường hợp dựa trên tình trạng sức khỏe cá nhân. Những thông tin về chế độ dinh dưỡng nói chung là để tham khảo, người bệnh nên đi khám và tuân thủ theo tư vấn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/ung-thu-tuyen-giap-co-an-duoc-sua-chua-khong-a37972.html