Nổi hạch ở vú, sờ thấy đau có phải dấu hiệu ung thư vú không? - Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh

Sờ thấy hạch ở vú không phải là tình trạng hiếm gặp ở chị em phụ nữ. Vấn đề này thường khiến chị em vô cùng lo lắng nhất là khi các hạch này cộm, gây khó chịu. Vậy đây có phải là dấu hiệu của ung thư vú hay không, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

noi-hach-o-vu-so-thay-dau

Nguyên nhân xuất hiện các hạch ở vú

Khối u vú hay còn được gọi là hạch ở vú là các khối u bất thường xuất hiện trong vú hình dạng đa dạng, nhẵn, có viền.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các khối u ở vú mà bạn có thể sờ thấy được như: Chấn thương, viêm nhiễm, xâm nhập của vi khuẩn, vi rút, bướu sợi tuyến, xơ nang tuyến vú,… Các khối u ở vú có thể chia thành: Khối u do viêm nhiễm, U lành tính và ung thư vú.

Một số bệnh lý tuyến vú thường gây nổi hạch ở vú gồm:

Khối u lành tính ở vú

Gần một nửa các khối u ở ngực là lành tính. Một số khối u vú lành tính thường gặp như:

Nang vú

Nang vú là một túi chứa nước ở trong vú, là một khối chắc, trơn láng, dễ di động dưới da và thường không gây đau. Một số trường hợp nang vú phát triển lớn gây đau và căng tức khó chịu do chèn ép.

Bướu sợi tuyến

Bướu sợi tuyến là một khối tăng sinh bất thường của tế bào tuyến trong mô vú khi sờ thấy khối tròn, láng với bờ trơn láng, khối u này là loại thường gặp nhất, chiếm hơn 50% mẫu sinh thiết khối ở vú. Chúng có thể được tìm thấy ở mọi độ tuổi, và thường xảy ra ở những phụ nữ dưới 30 tuổi.

Thay đổi sợi bọc tuyến vú

Đây là các khối thường được sờ thấy ở hai bên vú, sẽ to ra hoặc căng trước ngày hành kinh, các khối này thường chắc và trơn láng, có thể gây tiết dịch núm vú.

Bản chất của các khối này là tuyến ống, các mô xung quanh phát triển và dãn ra thành dạng nang, đây là đáp ứng của mô tuyến vú trước sự thay đổi nội tiết trước ngày đèn đỏ.

Những khối này thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 40 và cũng là nguyên nhân thường gặp nhất của các khối u trong độ tuổi 35 - 50.

Bướu nhú trong ống dẫn sữa

Là một khối u đơn độc mọc trên ống dẫn sữa lớn, được sờ thấy như một khối u nhỏ ở gần núm vú, có thể gây tình trạng chảy dịch hoặc chảy máu ở núm vú. Các khối u này được tạo từ các tuyến và mô xơ tương tự như mạch máu, có nguồn gốc từ khối u trong tuyến dẫn sữa của vú.

Thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 35 - 55.

Thoái hóa mỡ (U mỡ)

Khối u mỡ là một khối mềm, di động tốt và không gây đau.

Nếu mô mỡ ở vú bị tổn thương hay bị phá hủy sẽ hình thành các u mỡ, thường không gây đau. Đôi khi chúng gây tiết dịch núm vú, làm lõm bề mặt da xung quanh chỗ thoái hóa.

Khối u ác tính ở vú

Khối u vú ác tính thường là một khối cứng chắc và dính, chúng thường không có hình dạng rõ ràng, khi sờ bằng tay cảm nhận là một khối dính chắc và không di động.

Các khối u ung thư vú thường không gây đau, đặc biệt là các khối u ở giai đoạn sớm, chúng có thể phát triển ở bất cứ phần nào của vú và số lượng không cố định.

Thỉnh thoảng các khối u ác tính gây đau do phát triển to và chèn ép các cấu trúc xung quanh.

Nổi hạch ở vú có nguy hiểm không?

Mặc dù có hơn một nửa các hạch ở vú là lành tính, nhưng vẫn có khoảng 20% là ác tính, vì thế khi có các dấu hiệu bất thường ở khối u vú người bệnh cũng không nên chủ quan mà hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.

noi hach o vu

Các khối u vú có thể là dấu hiệu của ung thư vú vì vậy không được chủ quan khi bạn có khối u ở vú đi có kèm những triệu chứng sau:

Phương pháp chẩn đoán ung thư vú

Chụp X-quang cắt lớp tuyến vú

Chụp tuyến vú kỹ thuật số cho kết quả tăng tỷ lệ phát hiện ung thư và giảm tỷ lệ hình ảnh nhiễu, xét nghiệm này rất hữu ích cho phụ nữ có mô vú dày đặc và giúp hiển thị tốt hơn các khu vực nghi ngờ.

Chẩn đoán này được sử dụng để:

MRI

Xét nghiệm này thường được dùng để:

chup-mri-kiem-tra-hach-vu

Siêu âm

Siêu âm vú là phương pháp chẩn đoán có hiệu quả cao, chi phí thấp, an toàn, không đau. Siêu âm có thể phát hiện được các tổn thương khá nhỏ có đường kính dưới 5mm.

Sinh thiết vú

Sử dụng khi các phương pháp siêu âm, chụp nhũ ảnh,.. cho ra kết quả nghi ngờ ung thư vú, kỹ thuật này sẽ lấy mô tế bào vú và kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện tế bào ung thư.

Để chủ động bảo vệ sức khỏe của mình, phụ nữ trên 20 tuổi nên thường xuyên tự kiểm tra vú bằng cách soi gương kiểm tra tình trạng vú ở tư thế bình thường, sau đó giơ hai tay lên và chống hai tay vào hông để xem tình trạng vú khi thay đổi tư thế. Bên cạnh đó nên sờ, ấn vào vú để kiểm tra các u cục, sưng đau. Nếu thấy vú có hiện tượng bất thường thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Đối với, phụ nữ trên 35 tuổi nên đi khám vú định kỳ 3-6 tháng/lần.

(theo Ths.Bs. Ngô Thị Phương Mai Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh)

📥 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết” ⏱⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe: 📞 Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣ 🌐 Website benhvienvanhanh.vn 🏫 Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh

Link nội dung: https://blog24hvn.com/hach-o-nguc-a38342.html