Đột quỵ não là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và phòng ngừa

Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới. Sự hiểu biết về đột quỵ não là gì cũng như nguyên nhân, dấu hiệu cảnh báo bệnh đột quỵ não và cách phòng ngừa bệnh đột quỵ não không chỉ giúp cứu sống người bệnh kịp thời mà còn tăng tỷ lệ phục hồi sau cơn đột quỵ.

đột quỵ não

Đột quỵ não được các chuyên gia đánh giá là một bệnh lý thần kinh này vô cùng nguy hiểm. Vì thế, không nên chủ quan trước những triệu chứng, dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não.

Đột quỵ não là gì?

Đột quỵ não (hay còn được gọi là tai biến mạch máu não) là tình trạng dòng máu cung cấp cho não bị chặn hoặc giảm đột ngột, khiến các tế bào não mất đi nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng tổn thương và làm chết tế bào não. (1)

Đột quỵ não là một tình trạng y tế khẩn cấp, đòi hỏi người bệnh phải được điều trị ngay lập tức để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguyên nhân đột quỵ não ở người trưởng thành

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ não là:

1. Đột quỵ não do tắc nghẽn mạch máu não (ischemic stroke)

Đây là loại đột quỵ não phổ biến nhất, chiếm khoảng 87% trong tổng số các trường hợp đột quỵ trên thế giới. Tình trạng đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu não xảy ra khi cục máu đông nằm trong mạch máu và gây tắc nghẽn.

Một trong những dạng phổ biến của đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu não chính là có máu đông hình thành trong một mạch máu không sâu trong não, chặn dòng máu đến một phần của não. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do xơ vữa động mạch từ các mảng mỡ tích tụ trong máu.

Ngoài ra còn có trường hợp các cục máu đông hoặc các mảnh vụn từ một mảng mỡ ở một bộ phận khác của cơ thể, thường là từ tim, chảy theo dòng máu và bị mắc kẹt trong một mạch máu nhỏ trong não.

2. Đột quỵ do xuất huyết não (hemorrhagic stroke)

Đây là tình trạng đột quỵ xuất huyết não do mạch máu trong não bị vỡ hoặc rò rỉ, làm cho máu chảy trong não và tăng áp lực bên trong não, gây tổn thương cho các tế bào não. (2)

Có hai loại đột quỵ do xuất huyết não:

nguyên nhân dấu hiệu đột quỵ não
Có 2 nguyên nhân đột quỵ não là do tắc nghẽn mạch máu não và xuất huyết não

3. Các yếu tố nguy cơ

Theo American Stroke Association (Hiệp hội Đột quỵ Mỹ), một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát được là tuổi tác và di truyền. Còn nhiều nguy cơ khác bao gồm hút thuốc lá, chế độ ăn uống kém lành mạnh, mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, uống rượu quá mức,… đều có thể kiểm soát được và dự phòng được.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ não mà bạn cần chú ý bao gồm: (3)

Dấu hiệu đột quỵ não ở người lớn

Việc nhận biết các dấu hiệu khởi phát đột quỵ não có thể giúp cứu sống người bệnh và hạn chế những biến chứng, tổn thương nghiêm trọng. Dưới đây là các dấu hiệu đột quỵ não mà bạn nên biết:

dấu hiệu đột quỵ não
Đau đầu dữ dội, mất thăng bằng là những dấu hiệu thường gặp ở người bị đột quỵ não

Cách xử trí khi thấy người có biểu hiện đột quỵ não

Nếu bạn nghi ngờ ai đó đang trải qua cơn đột quỵ não, bạn có thể xử trí theo các bước sau đây: (4)

Hãy nhớ rằng mỗi giây đều quan trọng khi xử lý đột quỵ não. Sự can thiệp nhanh chóng có thể cứu sống và cải thiện khả năng phục hồi của người bệnh. Do đó, nên lưu ý không để người bệnh nghỉ ngơi hay ngủ cho đỡ mệt rồi mới đưa vào bệnh viện mà cần khẩn trương đưa người bị đột quỵ não đi cấp cứu càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, không được tự ý điều trị cho người bị đột quỵ bằng cách sử dụng thuốc, dùng kim đâm vào đầu ngón tay,… hay bất kỳ phương pháp điều trị nào khác. Điều này dễ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng hay huyết áp tăng vọt do đau, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn.

Biến chứng bệnh đột quỵ não

Đột quỵ não có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh. Các biến chứng này có thể nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào thời gian người bệnh được đưa đến bệnh viện, biện pháp can thiệp,… và nhiều yếu tố khác. Các biến chứng đột quỵ não bao gồm: (5)

Ngoài ra, một số trường hợp người bị đột quỵ não không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong hoặc sống đời sống thực vật vĩnh viễn.

biến chứng đột quỵ não
Đột quỵ não để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

Việc phục hồi sau đột quỵ tương đối khó khăn, đòi hỏi phải có sự hướng dẫn từ chuyên viên y tế vững chuyên môn và sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè của người bệnh. Sự can thiệp sớm và điều trị chăm sóc sau đột quỵ có thể giúp giảm bớt mức độ các biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh sau đột quỵ.

Cách chẩn đoán bệnh đột quỵ não

Để chẩn đoán đột quỵ não, bác sĩ có thể tiến hành thăm khám lâm sàng, kiểm tra sinh hiệu của người bệnh. Bác sĩ cũng có thể hỏi thêm người thân về các dấu hiệu đột quỵ, thời gian đột quỵ, bệnh sử của người bệnh,…

Sau đó, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các kiểm tra cận lâm sàng bao gồm: chụp CT Scan; siêu âm động mạch cảnh; đo điện tâm đồ; chụp X-quang ngực thẳng; chụp MRI; xét nghiệm công thức máu, đông máu toàn bộ, đường huyết, điện giải đồ máu, chức năng thận, men gan, men tim, bilan Lipid máu,…

Dựa vào kết quả của các xét nghiệm này, bác sĩ có thể xác định nguyên nhân đột quỵ não và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Cách điều trị đột quỵ não ở người lớn

1. Thuốc

Để điều trị đột quỵ não do thiếu máu cục bộ, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch (TPA). Loại thuốc này có vai trò hoạt hóa plasmin giúp làm tiêu huyết khối.

Cần lưu ý thuốc điều trị đột quỵ chỉ hiệu quả tốt nhất trong 3-4,5 giờ đầu tiên kể từ khi người bệnh có dấu hiệu đột quỵ đầu tiên. Với các trường hợp người bệnh được cấp cứu sau 4,5 giờ hoặc không chắc chắn về thời gian đột quỵ, trường hợp người bệnh dưới 18 tuổi thì sẽ không điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết.

2. Các thủ thuật can thiệp nội mạch

Để điều trị đột quỵ não, bác sĩ có thể tiến hành lấy huyết khối trực tiếp bằng ống thông hút huyết khối, stent kéo huyết khối. Từ đó các cục huyết khối sẽ được lấy ra và tái thông mạch máu não cho người bệnh. Trường hợp huyết khối đã nhỏ lại, người bệnh có thể được tiêm thuốc TPA để làm tan cục máu đông.

Với trường hợp mạch máu não bị xơ vữa và hẹp nhiều, trong quá trình can thiệp, bác sĩ có thể tiến hành đặt stent động mạch não để tạo sự lưu thông mạch máu và giúp ngăn ngừa tình trạng cục máu đông mới hình thành ở vị trí này.

Xem thêm: Can thiệp mạch máu não là gì? Điều trị những bệnh lý nào?

3. Phẫu thuật

Với các trường hợp người bệnh xuất huyết nặng, có thể cần can thiệp phẫu thuật để lấy đi các khối máu tụ, từ đó giải áp vùng mô não bị tổn thương và giải quyết nguyên nhân vỡ mạch máu.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị đột quỵ não bao gồm kẹp mạch máu đang chảy, phẫu thuật cắt dị dạng động tĩnh mạch, bóc tách động mạch cảnh,…

4. Coiling (thuyên tắc nội mạch)

Phương pháp coiling sử dụng các vòng xoắn kim loại (Coil) giúp bít túi phình - nguyên nhân gây đột quỵ não. Với phương pháp thuyên tắc nội mạch, dòng máu sẽ không chảy ra ngoài não.

5. Xạ phẫu lập thể

Phương pháp xạ phẫu lập thể được đánh giá là một trong những phương pháp điều trị đột quỵ não hiện đại nhất hiện nay, đưa các dòng tia xạ năng lượng cao để sửa chữa dị dạng mạch máu não.

Phương pháp này giúp can thiệp các mạch máu não nằm gần vùng não có chức năng quan trọng hoặc nằm sâu trong mô não, khó điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Cách phòng ngừa đột quỵ não

Làm sao để có thể phòng ngừa đột quỵ não? Liệu đột quỵ não có thể phòng ngừa được hay không? Theo đó, việc kiểm soát các yếu tố rủi ro và thực hiện lối sống lành mạnh có thể giúp bạn phòng ngừa đột quỵ não hiệu quả.

phòng ngừa đột quỵ não
Chủ động thăm khám sức khỏe phòng ngừa đột quỵ não

Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sở hữu robot mổ não hiện đại bậc nhất và lần đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam Modus V Synaptive. Đây là dòng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng hòa hình MRI, DTI, CT, CTA, DSA… giúp bác sĩ phẫu thuật có thể quan sát toàn bộ cấu trúc, không gian não, hỗ trợ điều trị đột quỵ não. Ngoài ra, Bệnh viện còn đầu tư nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại cho việc chẩn đoán và điều trị đột quỵ não như máy CT 768 lát cắt, MRI 1,5 - 3 Tesla, hệ thống chụp DSA,… Bạn cũng có thể đến bệnh viện để được tầm soát các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, sớm phát hiện và kịp thời phòng ngừa.

Để đặt lịch khám, kiểm tra, tư vấn điều trị đột quỵ não, phẫu thuật các bệnh lý thần kinh - sọ não tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Đột quỵ não vô cùng nguy hiểm, có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, nếu thấy người có dấu hiệu đột quỵ, bạn nên liên hệ cấp cứu càng sớm càng tốt để người bệnh có thể được cấp cứu đột quỵ trong thời gian vàng.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/nguyen-nhan-cua-benh-dot-quy-a38474.html