Ung thư vòm họng giai đoạn đầu: Dấu hiệu, chẩn đoán, điều trị

Ung thư vòm họng thường gặp hơn ở những người có thói quen sống không lành mạnh và tiền sử gia đình. Khi có các triệu chứng cảm cúm, sổ mũi dài ngày không chữa khỏi, người bệnh nên đi khám kiểm tra tai mũi họng để được loại trừ ung thư vòm họng.

1. Tổng quan về ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là một bệnh lý ác tính nguy hiểm. Bệnh thường biểu hiện với các triệu chứng vùng mũi họng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp nên thường khiến người bệnh chủ quan, chậm trễ đi khám. Ở Việt Nam, ung thư vòm họng tương đối thường gặp, chiếm khoảng 3% tổng số bệnh nhân ung thư được chẩn đoán hàng năm. Trong số đó có tới 70% bệnh nhân mắc ung thư vòm họng phát hiện bệnh ở giai đoạn tiến triển, khiến việc điều trị trở nên khó khăn.

Nguyên nhân gây bệnh cụ thể của ung thư vòm họng chưa được làm rõ, nhưng đã xác định được nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các yếu tố này bao gồm: nhiễm virus EBV hoặc HPV, môi trường sống bị ô nhiễm (thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, chất độc hại), thói quen ăn uống (ăn nhiều thực phẩm muối như trứng muối, cá muối, dưa cà muối), uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, yếu tố di truyền (người có người thân trong gia đình bị ung thư vòm họng thì có nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường) và tuổi tác (càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao).

2. Dấu hiệu của ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu hay còn gọi là giai đoạn ủ bệnh, trong giai đoạn này,khối u bắt đầu hình thành một cách âm thầm, sau đó xuất hiện các triệu chứng giống các bệnh đ ường hô hấp như ngạt mũi, ù tai, đau đầu thoáng qua làm người bệnh chủ quan.

2.1 Đau rát họng, khản tiếng

Biểu hiện này chứng tỏ khối u đang phát triển gây tổn thương niêm mạc và các cấu trúc vùng hầu-họng, kết quả là gây cảm giác đau khi nói hoặc nuốt.Tiếp sau đó, cổ họng bắt đầu đau rát nặng hơn dẫn tới hiện tượng khản tiếng. Các triệu chứng trên tuy dễ nhầm lẫn nhưng có thể phân biệt với các bệnh hô hấp khác bằng 1 đặc điểm chung đó là thường đau ở cùng 1 bên cổ họng, tăng dần và dùng thuốc điều trị không đỡ.

Do đó, người có các triệu chứng trên về đường hô hấp thì nên chú ý thêm các triệu chứng phân biệt. Nếu đã tự dùng thuốc điều trị các bệnh như cảm cúm, đau họng,... mà không khỏi, thời gian kéo dài 3 tuần trở nên thì nên đến cơ sở chuyên khoa để tầm soát bệnh ung thư vòm họng.

2.2 Ngạt mũi

Triệu chứng điển hình ung thư vòm họng là ngạt mũi một bên, lúc đầu ngạt từng lúc, có thể kèm theo chảy máu mũi. Có biểu hiện này là khối u phát triển ra phía trước, tực tiếp chèn ép vào lỗ mũi sau, hoặc phối hợp làm nặng thêm các bệnh hô hấp như nhiễm trùng hay viêm mũi.

2.3 Ho có đờm

Biểu hiện ho trong ung thư vòm họng là ho có đờm và dai dẳng. Các loại thuốc chữa ho, cảm cúm chỉ làm giảm triệu chứng nhất thời.

2.4 Đau đầu

Cơn đau đầu mang tính chất âm ỉ và xuất hiện từng cơn. Vì cơn đau chỉ mang tính chất thoáng qua, mức độ nhẹ nên ít làm người bệnh bận tâm đến.

2.5 Ù tai

Biểu hiện là ù một bên tai, lúc tại bị ù cảm giác như nghe tiếng ve kêu bên tai.

2.6 Nổi hạch

Người bị ung thư vòm họng có nổi hạch ở vùng cổ, dùng tay sờ vào 2 vị trí hạch dưới cằm có thể phát hiện dễ dàng

Nổi hạch Người bị ung thư vòm họng có nổi hạch ở vùng cổ, dùng tay sờ vào 2 vị trí hạch dưới cằm có thể phát hiện dễ dàng. Những hạch này không nhỏ đi như đối với bệnh lý viêm nhiễm thông thường mà phát triển to lên và gây cảm giác đau nhức.Nhìn chung, các triệu chứng này tương tự với các bệnh hô hấp thông thường.

Tuy nhiên, nếu để ý kỹ sẽ phát hiện trong ung thư vòm họng việc sổ mũi hay đau rát họng thường chỉ tập trung ở 1 bên cổ họng, có biểu hiện lâu dài nên uống thuốc thường không có tác dụng. Người có nguy cơ mắc bệnh cần chú ý theo dõi bệnh và đi khám ngay nếu các triệu chứng diễn ra dai dẳng không khỏi.

3. Chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Khi theo dõi bệnh phát hiện các triệu chứng với tính chất đặc trưng được nêu ở trên thì nên đi khám và tầm soát ung thư vòm họng. Khi đi khám cần nói rõ các triệu chứng đặc biệt là các triệu chứng phân biệt liên quan đến ung thư vòm họng để bác sĩ dễ dàng hơn trong việc phát hiện và đưa ra chỉ định điều trị.

3.1 Thăm khám

Bác sĩ sẽ tiến hành quan sát từ đầu tới cổ để kiểm tra xem các hạch. Sau đó, người khám được đề nghị há miệng ra để thăm khám các cơ quan trong miệng như lưỡi, vòm họng.

3.2 Nội soi họng

Sử dụng các dụng cụ nội soi chuyên dụng để phát hiện các bất thường trong vòm họng. Thông thường khối u vòm có thể được nhìn thấy trên nội soi ở cả giai đoạn sớm. Nội soi đồng thời cũng cho phép đánh giá mức độ lan rộng của khối u cũng như các nguy cơ như võ u, chảy máu.

3.3 Chẩn đoán hình ảnh

Từ hình ảnh Xquang, cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ có thể xác định các chi tiết liên quan đến khối u như kích thước, hình dạng và mức độ tác động tới các mô mềm.

4. Điều trị ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Giống như các phương pháp điều trị ung thư khác, phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị ung thư vòm họng là xạ trị và hóa trị. Ngoài ra, ở giai đoạn đầu việc phẫu thuật có thể hiệu quả vì ung thư chưa di căn, tuy nhiên phẫu thuật là ở vòm họng gần các cơ quan quan trọng như mắt, tai, hệ thần kinh, nên mức độ nguy hiểm cũng cao hơn.

4.1 Xạ trị

Xạ trị sử dụng các tia năng lượng cao để phá hủy tế bào ung thư. Đối với những khối u vòm họng nhỏ, xạ trị bằng chiếu tia ngoài có thể là liệu pháp duy nhất cần phải thực hiện. Trong những trường hợp khác, việc điều trị có thể kết hợp xạ trị với hóa trị.

Một loại xạ trị khác, là chiếu tia bên trong (liệu pháp tia phóng xạ để gần) thường được sử dụng trong ung thư vòm họng tái phát nhằm tiếp cận và tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả hơn.

4.2 Hóa trị

Hóa trị là sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa trị có thể là thuốc viên, tiêm tĩnh mạch hoặc cả hai. Hóa trị có thể được sử dụng để điều trị ung thư vòm họng bằng ba phương pháp:

Hóa trị là sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư

4.3 Phẫu thuật

Vì tính nguy hiểm của phẫu thuật tại vòm họng nên nó thường không được sử dụng trong ung thư vòm họng. Đa số, phẫu thuật được chỉ định để cắt bỏ các hạch bạch huyết ung thư ở cổ, một số trường hợp được sử dụng để cắt bỏ một khối u ở vòm họng.

Điều trị ung thư là tốn kém, người bệnh cần kiên nhẫn và nỗ lực rất nhiều để vượt qua các trở ngại tâm lý trong quá trình điều trị. Việc điều trị kết hợp với chế độ ăn nhiều dưỡng chất có thể giúp hồi phục sức khỏe tốt hơn. Người bệnh cũng cần tuân thủ các lưu ý mà bác sĩ đã căn dặn sau các đợt hóa trị và xạ trị để làm chậm quá trình tái phát bệnh trở lại.

5. Các phương pháp cải thiện sức khỏe cho người mắc bệnh ung thư vòm họng

Kiêng hoàn toàn thuốc lá, rượu bia và các đồ uống có cồn, có gas

Đối với ung thư, cách tốt để cải thiện bệnh là giữ tâm thế bình tĩnh, điều chỉnh thái độ tâm lý lạc quan. Ngoài ra, một lối sống sinh hoạt và ăn uống lành mạnh có thể giúp làm chậm quá trình phát triển của bệnh.

Hiện nay, sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng Sàng lọc ung thư sớm tại Vinmec - An tâm sống khỏe giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ thị sinh học phát hiện khối u sớm. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có nhiều gói sàng lọc ung thư sớm.

Với trang bị cơ sở vật chất, thiết bị y tế tiên tiến và hiện đại và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn sâu và kinh nghiệm dày dặn. Tại Vinmec, quá trình thăm khám trở nên nhanh chóng với kết quả chính xác, tiết kiệm chi phí và thời gian cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/nhung-bieu-hien-cua-ung-thu-vom-hong-a38507.html