Cúng giỗ trước hay sau ngày mất

Việc cúng giỗ nên thực hiện đúng ngày mất của người thân thì sẽ đúng nghĩa ngày giỗ theo phong tục truyền thống của người việt nam ta cũng là phù hợp hơn với trong vấn đề tâm linh. Tuy nhiên để thuận tiện cho các con cháu tổ chức thì có thể làm giỗ trước hoặc sau một ngày và phải có bài khấn xin giỗ trước.

lễ cúng giỗ của gia đình việt

Lễ cúng giỗ của gia đình việt

Nên cúng giỗ vào thời điểm nào là hợp lý nhất

Sau khi người thân mất, vào ngày nào thì đúng ngày đó vào năm sau sẽ là ngày giỗ của họ và chúng ta phải tính theo âm lịch. Theo quan niệm dân gian, vào ngày mất của người quá cố hàng năm thì chân linh của họ được các quan thần linh cho phép về với gia đình các con các cháu để nhận đồ dâng cúng.

Thông thường thì mọi người sẽ làm giỗ cho người quá cố đúng ngày là chuẩn nhất, tuy nhiên có rất nhiều lý do khiến việc giỗ lại phải thực hiện trước hoặc sau một ngày hoặc lệch vài ngày, khi đó ta phải có lễ xin các quan thần linh ở ngoài nghĩa trang, xin các quan thần linh ở ban thờ trong nhà, phải báo cáo để giỗ trước hoặc sau, xin để bề trên cho chân linh người quá cố được về để nhận đồ lễ con cháu dâng cúng.

mâm cơm cúng giỗ của các gia đình

Mâm cơm cúng giỗ của các gia đình

Bài Văn Khấn Xin Làm Giỗ Trước Hoặc Sau Ngày Của Người Mất

Con Cúi Đầu Kính lạy:

Đức Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm, chư vị Thánh Hiền.

Chư vị Thần Linh, Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch tại gia.

Tổ tiên nội ngoại, ông bà cha mẹ họ... (nêu họ của gia chủ) cùng chư vị Hương Linh.

Hôm nay là ngày... tháng... năm...

Con, Chúng Con tên là:...

Tuổi:...

Ngụ tại:.......................................nêu lên địa chỉ nhà mình sắp làm lễ cúng giỗ.

Vì lý do... (nêu lý do cụ thể, ví dụ như gia đình có công việc bận rộn, đi xa, hoặc các lý do khác), gia đình con không thể tổ chức lễ giỗ cho ông/bà/cha/mẹ/người thân (tên người mất) vào đúng ngày... tháng... năm... như thường lệ.

Nay gia đình con xin thành tâm khấn nguyện, xin phép làm lễ giỗ cho người mất vào ngày... tháng... năm... trước/sau ngày giỗ chính để tỏ lòng hiếu kính, nhớ ơn và tưởng nhớ đến công lao của ông/bà/cha/mẹ/người thân đã khuất.

Cúi xin chư vị Thần Linh, chư vị Hương Linh chứng giám lòng thành của gia đình con, chấp thuận cho chúng con được thực hiện nghi lễ giỗ trước/sau ngày như đã trình bày. Nguyện cầu chư vị Thần Linh, tổ tiên, ông bà cha mẹ luôn phù hộ, độ trì cho gia đình chúng con được bình an, mạnh khỏe, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

Chúng con xin cúi đầu thành tâm cảm tạ!

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Các bạn phải nhớ thành tâm cầu xin nhé:

Chuẩn bị bàn thờ sạch sẽ, trang nghiêm.

Bày biện lễ vật gồm hoa, quả, nước, hương, nến và các món ăn theo truyền thống.

Thắp hương và đọc bài văn khấn trên. Khi Khấn xong bạn có thể dùng hai đồng tiền đài gieo xem có được chấp thuận hay không nhé, nếu được chấp thuận thì sẽ xuất hiện đồng xấp và đồng kia ngửa, trường hợp hai đồng xấp là không được chấp thuận, hai đồng ngửa là cũng chưa được, ta cần phải đọc lại bài văn khấn trên và xin lại, nếu vẫn chưa được thì đọc đến lần thứ 3, lần này xin không được hãy chờ hết hương và mang thêm lễ vật lên ban thờ, dâng thêm đồ và thắp hương đọc lại bài khấn 3 lần, lần này thì đa phần là các ngài đã cho phép rồi đấy. Các bạn chỉ đợi đến ngày làm giỗ bình thường là được.

Chú ý: Khi làm lễ giỗ trước hoặc sau ngày, nên giải thích rõ lý do để chư vị Thần Linh, tổ tiên, ông bà cha mẹ và người thân đã khuất có thể thấu hiểu và chấp thuận.

Văn khấn xin làm giỗ trước hoặc sau ngày mất

Văn khấn xin làm giỗ trước hoặc sau ngày mất

Việc cúng giỗ là dịp để tưởng nhớ và tri ân người đã khuất

Vào ngày giỗ các con cháu trong gia đình cùng nhau chuẩn bị lễ vật, mâm cơm, hương hoa trà quả để dâng cúng, đây cũng chính là dịp để con cháu trong gia đình được xum vầy tụ họp kể cả những người đi xa họ cũng về để dâng lễ tiên tổ. trong ngày này hội đồng gia tiên tiền tổ cũng được về dự lễ giỗ của người thân mình, nếu chúng ta sắm vàng mã cho những người khác thì họ cũng sẽ nhận được và trước khi chúng ta hóa phải ghi tên tuổi của chân linh đó lên đồ lễ rồi khấn theo bài khấn xin hóa vàng mã.

các con cháu sum họp trong ngày cúng giỗ gia tiên

Các con cháu sum họp trong ngày cúng giỗ gia tiên

Tiền vàng dâng cúng thì người đã khuất có nhận được không?

Việc thực hư không biết chân linh người quá cố có nhận được tiền vàng dâng cúng hay không thì thực sự ta cũng chưa thấy có một chứng minh khoa học nào nói đến, tuy nhiên chúng ta vẫn phải sống theo phong tục từ xưa đến nay là dâng cúng tiền vàng để các cụ có tiền đi lại và cũng một phần để tỏ lòng hiếu thảo, với mong muốn người mất nhận được đồ lễ này để có cuộc sống đầy đủ ở thế giới âm bên kia. Theo quan niệm của các cụ từ xưa khi ta đốt vàng mã thành tro thì chân linh người mất mới nhận được, trước khi hóa ta phải đọc văn khấn xin hóa vàng mới được đem đi hóa.

hóa vàng mã cho các cụ

Hóa vàng mã cho các cụ

Chung lại khi chúng ta làm lễ dâng cúng cho người quá cố vào ngày giỗ thì chúng ta cần làm một cách thành kính nhất không nhất thiết phải thật nhiều vàng mã, nếu chúng ta có điều kiện thì dâng cúng càng nhiều càng tốt, càng linh thiêng. Hãy nhớ các cụ chỉ cần con cháu hiếu thuận và nếu có sai sót thì các cụ sẽ soi đường chỉ lối cho con cháu làm tốt lên chứ không có chuyện trách móc và hại con cháu.

Trên đây đá Minh Lập đã giúp các bạn phần nào hiểu hơn về việc làm giỗ các cụ gia tiên trong nhà. Các bạn có nhu cầu tôn tạo và xây dựng khu lăng mộ, lăng mộ đá, mộ đá, cuốn thư đá, lăng thờ đá, cổng đá, nghê đá, hạc đá, lan can đá, hãy liên hệ ngay cho đá Minh Lập số điện thoại : 0775.207.035 gặp Lập để được tư vận tân tình nhất.

Hoặc truy cập website: https://damyngheninhvanninhbinh.com để xem tham khảo thêm rất nhiều các sản phẩm đá đỉnh cao, cao cấp khác.

Địa chỉ làng nghề đá Ninh Vân Hoa Lư Ninh Bình

Link nội dung: https://blog24hvn.com/cung-gio-sau-1-ngay-co-duoc-khong-a38560.html