Nếu có dịp ghé thăm Hà Nội thì nhất định phải thử món bánh giò trứ danh. Không biết loại bánh này có tự bao giờ nhưng độ thơm ngon của nó thì ai cũng phải nức nở. Cách làm bánh giò không quá khó thế nhưng để có được một chiếc bánh chuẩn vị thì không phải ai cũng làm được.
Bánh giò là món quà vặt ngon nức tiếng Hà Thành
Hãy cùng với Bếp Eva khám phá công thức làm món bánh giò huyền thoại của ẩm thực Hà Thành chỉ với vài bước đơn giản nhé.
Món bánh giò được làm từ 2 loại bột chính là bột gạo và bột năng. Sự kết hợp của 2 loại bột này làm nên vỏ bánh mềm thơm, trắng, trong cực kỳ đẹp mắt.
+ Bột gạo 400g
+ Bột năng 100g
+ Xương cục 1kg
+ 2-3 thìa bột canh
+ 2 muỗng canh dầu ăn
Các nguyên liệu cần có để làm bánh
+ 500 gam thịt nạc xay
+ 200 gam hành khô, bóc vỏ, băm nhỏ
+ 100 gam mộc nhĩ, nấm hương khô băm nhỏ
+ 3 thìa bột canh + 1 thìa súp nước mắm + 1 thìa cafe tiêu + 1 xíu đường
- Lá chuối gói bánh
- Trong cách làm bánh giò thì tỷ lệ pha bột bánh là cực kỳ quan trọng. Theo kinh nghiệm, muốn bánh ngon thì phải có đủ bột gạo, bột năng, muối và nước hầm xương.
- Cứ 2 lít nước xương hầm thì bạn dùng 400g bột gạo tẻ, 100g bột năng, 2 muỗng canh dầu ăn, khuấy tan bột. Nếu bột đặc có thể thêm 200ml nước. Ngâm bột 4 giờ.
Pha bột gạo với nước xương để bánh giò ngon hơn
- Rửa sạch 1kg xương cục, chần qua nước sôi. Sau đó thêm 3 lít nước, hai muỗng cà phê muối hầm xương trong 2 giờ. Sau đó lọc bỏ cặn, lấy 2 lít nước xương hầm để pha bột bánh. Sử dụng nước xương để nhào bột sẽ làm bánh giò ngon hơn.
Ninh xương lấy nước làm bánh giò
- Cho bột vào phần nước xương hầm rồi trộn thật đều lên. Bạn cần dùng muỗng gỗ để khuấy đều bột trước khi nấu bột.
Khuấy bột thật đều trước khi nấu
- Nấu bột trên lửa vừa, khuấy bột liên tục đến khi thấy hỗn hợp bột sôi lục bục và bắt đầu đặc lại, mịn bạn tắt bếp. Nếu phần bột đặc quá, bạn nhớ thêm vào 1 chút nước lọc.
- Phần bột đạt có màu trắng đục, không bị cháy và vón cục.
Nấu bột bánh giò
Cho nấm hương + mộc nhĩ + hành khô + thịt nạc xay + các gia vị đã chuẩn bị cho phần nhân bánh vào tô. Trộn đều tất cả lên. Viên phần nhân thành từng viên tròn, cỡ bằng quả quýt nhỏ rồi đem hấp chín.
Phần nhân bánh giò làm từ thịt xay, mộc nhĩ băm nhỏ
Có 2 cách để gói bánh giò. Đa phần người ta sử dụng lá chuối để gói bánh. Một số nơi lại cho vào chén (bát).
- Lá chuối bạn đem rửa sạch, để ráo. Nếu dùng là chuối tươi thì đem trụng qua nước sôi cho mềm, còn nếu dùng lá chuối héo thì lấy khăn ẩm lau lại là được.
- Xếp 2 lớp lá chuối, lớp ngoài để phần mặt xanh của lá xuống dưới, lớp bên trong để phần mặt xanh của lá chuối lên trên.
Lá chuối để gói bánh giò
- Cuộn lá chuối thành hình tam giác, xúc 1 thìa bột đổ vào phễu lá rồi cho phần nhân bánh vào. Xúc 1 thìa bột nữa đổ lên trên, dàn đều phần bột này lấp kín nhân bánh. Gói kín bánh bằng cách gập lá từ bốn phía. Dùng lạt buộc chặt bánh.
Khéo léo gói bánh thành hình tam giác
- Trước tiên, bạn dùng thìa quét 1 lớp dầu mỏng vào bên trong chén (bát) rồi múc bột bánh vào.
- Dùng muỗng dàn cho bột đều khắp bát.
Cho bột và nhân bánh vào chén
- Thêm nhân bánh đã chuẩn bị vào và tiếp tục múc thêm một lớp bột bánh lên trên.
- Đổ 1,5 lít nước vào nồi hấp đun sôi, làm nóng xửng hấp. Sau đó cho bánh giò vào, đun sôi nồi hấp từ 20 - 30 phút, lửa lớn, nước sôi đều.
Hấp bánh giò
Cách làm bánh giò này cho ra thành phẩm cực kỳ thơm ngon và đẹp mắt.
Bánh giò dù gói bằng lá chuối hay cho vào chén mà làm theo cách này thì đều rất ngon. Vỏ bánh mềm, mịn khi ăn tan ngay trong miệng. Phần nhân thịt và mộc nhĩ đậm đà, giòn ngon cực kỳ hấp dẫn.
- Sau khi khuấy bột với nước xương xong, bạn nên để bột nghỉ tối thiểu 1 tiếng đồng hồ. Việc làm này sẽ giúp bột nở đều và bánh sẽ ngon hơn.
- Nấu chín bột với ngọn lửa nhỏ. Dùng tay khuấy bột thật đều để tránh bột lắng xuống dưới làm bén đáy, cháy khét. Ngoài ra, khuấy đều tay cũng giúp bột mềm mịn, không bị vón cục.
- Hơ lá chuối trên bếp hoặc đem chần qua nước sôi để lá mềm, dễ gói hơn.
Khuấy bột liên tục để không bị bén đáy
- Trong cách làm bánh giò của người Hà Nội, khâu chuẩn bị nước hấp bánh cực kỳ quan trọng. Bạn phải đun nước thật sôi rồi mới cho bánh vào hấp. Đây là bí kíp giúp cho bánh không bị chín quá kỹ hoặc bị nhão đấy.
- Bột bánh giò sau khi nấu xong là phải đem đi gói bánh ngay. Tuyệt đối không để bột nguội.
- Thời gian hấp (luộc) bánh là khoảng 20 phút. Khi bánh chín, bạn lấy bánh ra rồi đem ủ nóng ngay như thế bánh mới ngon.
Món bánh giò này bạn có thể ăn trực tiếp vì bản thân nhân bánh đã rất đậm đà. Tuy nhiên, món bánh sẽ ngon hơn gấp bội nếu ăn cùng nước mắm hoặc tương ớt.
Bánh giò ăn kèm với xúc xích, dưa góp thêm chút tương ớt đậm đà
Đối với nước mắm thì bạn nên pha thêm cùng với các gia vị khác. Tỷ lệ pha là: 1 nước mắm - 1 đường - 1 tương ớt - ½ nước cốt chanh - 3 nước lọc. Khuấy đều để gia vị tan rồi chan lên bánh và thưởng thức.
Với đồ ăn kèm, bạn có thể chuẩn bị thêm chả cốm, thịt nướng, xúc xích, giò tai và dưa góp chua chua để giảm bớt vị ngấy của bánh.
Có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa bánh giò và bánh tẻ vì chúng đều làm từ nhân mộc nhĩ cùng thịt băm. Trên thực tế, đây là 2 loại bánh hoàn toàn khác nhau, cách làm bánh giò và bánh tẻ cũng rất khác biệt.
Bánh giò và bánh tẻ
- Bột bánh: Bánh giò làm từ bột gạo tẻ và bột năng trong khi đó bánh tẻ chỉ làm từ bột gạo tẻ mà thôi.
- Cách ăn: Bánh tẻ thường ăn khi nguội còn bánh giò ăn nóng sẽ ngon hơn.
Ngoài ra, bánh giò vì có bột năng nên vỏ bánh khá trắng và trong còn vỏ bánh tẻ thì ngược lại.
- Kích thước: Tùy vào từng vùng miền, địa phương mà bánh tẻ sẽ được gói to hay nhỏ. Tuy nhiên, đa phần người ta sẽ gói bánh này dài và nhỏ khoảng 2 lóng tay. Còn bánh giò thì khá to, nhìn tựa như hình quả núi.
Theo tính toán, một chiếc bánh giò 150g có thể chứa tới 440 calo. Đây là lượng calo khá lớn, vì thế bạn cần cân nhắc khi ăn.
Bánh giò ăn kèm với dưa món và tương ớt quá là ngon cho một bữa sáng thịnh soạn. Còn chờ gì mà không vào bếp cùng công thức cách làm bánh giò chi tiết trên.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/cach-lam-banh-gio-a38747.html