Du lịch Campuchia sở hữu vô số những công trình kiến trúc đồ sộ khiến du khách không khỏi bất ngờ. Trong đó, không thể không kể đến Cung điện Hoàng gia Campuchia - nơi mang đậm bản sắc văn hóa và tinh thần của dân tộc Khmer. Mỗi góc tường, mái ngói đều như kể cho du khách nghe về một giai thoại lịch sử hào hùng của quốc gia này. Sau đây, hãy cùng Vietourist khám phá địa điểm này nhé!
Cung điện Hoàng gia Campuchia sở hữu phong cách kiến trúc hoàng gia, đầy uy nghiêm và tráng lệ. Nằm ngay giữa lòng thủ đô Phnôm Pênh, nơi đây được sử dụng để phục vụ cho việc ăn uống, sinh hoạt của Quốc Vương và các quan khách nước ngoài. Cũng là nơi diễn ra các buổi thiết triều, các nghi thức ngoại giao và lễ hội hoàng gia.
Lịch sử hình thành
Cung điện Hoàng Gia Campuchia được khởi công xây dựng vào năm 1866 sau khi vua Norodom I dời kinh đô từ Oudong về Phnom Penh. Nó được xem là minh chứng cho một thời kỳ vàng son của đế chế Khmer. Công trình tráng lệ này được hoàn thiện từng phần, bắt đầu từ năm 1871 với những kiến trúc chính. Bức tường thành kiên cố bao quanh cung điện được xây dựng sau đó hai năm, tạo nên một quần thể hoàn chỉnh vào năm 1873. Trải qua gần 200 năm lịch sử, Cung điện Hoàng Gia vẫn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp tráng lệ, ẩn chứa những câu chuyện huyền bí và giá trị văn hóa độc đáo
Kiến trúc của Cung điện Hoàng gia Campuchia là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách Pháp thanh lịch và nét Á Đông truyền thống, tạo nên một tổng thể đầy ấn tượng. Điểm nổi bật của Cung điện là những tòa tháp cao vút, mái ngói cong cùng các chi tiết trang trí cầu kỳ, tỉ mỉ. Chất liệu chủ đạo được sử dụng là gạch, đá vàng và gạch nung, mang đến vẻ đẹp tráng lệ mà vẫn giữ được nét truyền thống của văn hóa Campuchia. Bên trong Cung điện là vô số tác phẩm điêu khắc tinh xảo, các bức phù điêu sống động và những bức tranh tường đầy màu sắc. Tất cả tạo nên một không gian nghệ thuật đặc sắc, khiến du khách không khỏi trầm trồ. Cung điện không chỉ là biểu tượng cho quyền lực và sự uy nghiêm của hoàng gia mà còn là di sản văn hóa vô giá của Campuchia. Vẻ đẹp tinh tế cùng giá trị lịch sử to lớn của nó chính là điều luôn thu hút sự chú ý của du khách gần xa.
Chùa Vàng - Chùa Bạc
Preah Keo Morakat (theo tiếng Campuchia) - ngôi chùa nổi tiếng mang trong mình giá trị kiến trúc và nghệ thuật sâu sắc. Sở dĩ, nó có tên là Chùa Vàng - Chùa Bạc bởi vì ngôi chùa có đến hơn 5000 miếng bạc lát trên nền nhà, mỗi miếng bạc đều được làm thủ công và có trọng lượng 1,125g. Ngoài ra ngôi chùa này còn sở hữu pho tượng Phật đúc bằng vàng ròng có độ cao 2 mét, nặng 90kg và được đính 2086 viên kim cương (trong đó có viên kim cương 25 carat trên vương miện và viên kim cương 20 carat gắn ở ngực).
Sân khấu Chanchhaya
"Chanchhaya" có nghĩa là "ánh sáng mặt trời" - biểu tượng của sự rạng rỡ và hy vọng. Sân khấu được xây dựng với phong cách truyền thống Campuchia, nhưng vẫn mang một chút ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây. Sân khấu Chanchhaya thường là nơi diễn ra các lễ kỷ niệm, những buổi phát biểu của nhà vua,…và các sự kiện ngoài trời.
Phòng Khánh Tiết
Phòng Khánh Tiết được xem là trái tim của cung điện bởi nó là nơi diễn ra các buổi lễ trọng đại của hoàng gia như lễ đăng quang, lễ kết hôn, tiếp đón những vị khách quý,…Đến với Phòng Khánh Tiết, du khách như lạc bước vào một thế giới khác với sự xa hoa và lộng lẫy bao trùm mọi ngóc ngách. Trần nhà cao vút được chạm khắc tinh xảo, những bức tường dát vàng rực rỡ, cùng những dải lụa mềm mại rủ xuống từ mái vòm, nổi bật là ngai vàng vô cùng uy nghi ở trung tâm. Nơi đây còn trưng bày các tác phẩm nghệ thuật độc đáo với những bức tượng Phật, bức tranh miêu tả lịch sử và văn hóa Khmer. Từng món đồ nội thất đều được lựa chọn cẩn thận, thể hiện đẳng cấp và sự tinh tế của Hoàng gia.
Hy vọng bài viết trên đã mang đến bạn những thông tin hữu ích về Cung điện Hoàng gia Campuchia. Chúc bạn sẽ có thật nhiều trải nghiệm thú vị trong hành trình này.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/hoang-cung-campuchia-a38795.html