Niacin là vitamin B có vai trò giữ cho hệ thống thần kinh, hệ tiêu hóa và làn da khỏe mạnh. Niacin (vitamin B3) thường là một phần của vitamin tổng hợp hàng ngày. Thực phẩm giàu niacin bao gồm men, sữa, thịt, bánh ngô và ngũ cốc.
Niacin hay Axit nicotinic, thường được gọi là niacin (vitamin B3), là một loại vitamin mọi người đều cần. Khi được dùng với liều lượng lớn, vitamin B3 có tác dụng cải thiện mức cholesterol bằng cách giảm triglyceride và cholesterol xấu (LDL), tăng cholesterol tốt (HDL).
Bổ sung Niacin (vitamin B3) là một phương pháp tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL), có nhiều nghiên cứu tốt cho thấy niacin có thể tăng mức cholesterol HDL tốt và giảm triglyceride. Niacin cũng có tác dụng làm giảm cholesterol LDL xấu. Nó thường được kê đơn kết hợp với statin để kiểm soát cholesterol, chẳng hạn như Crestor, Lescol hoặc Lipitor.
Tuy nhiên, niacin chỉ hiệu quả khi điều trị cholesterol với liều lượng khá cao. Những liều này có thể gây ra rủi ro, chẳng hạn như tổn thương gan, các vấn đề về đường tiêu hóa hoặc không dung nạp glucose. Vì vậy, không tự điều trị bằng các chất bổ sung niacin không kê đơn.
Niacin còn mang lại nhiều lợi ích khác. Có nhiều nghiên cứu cho thấy nó giúp giảm xơ vữa động mạch, hoặc xơ cứng động mạch ở một số người. Đối với những người đã bị đau tim, niacin dường như làm giảm nguy cơ mắc bệnh thứ hai. Ngoài ra, niacin được coi là phương pháp điều trị cho bệnh nấm, một tình trạng hiếm gặp phát triển do thiếu niacin.
Thiếu Niacin (vitamin B3): Niacin và một chất dinh dưỡng có liên quan được gọi là niacinamide được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa thiếu niacin. Tình trạng này không phổ biến.
Vì niacin có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung niacin với liều lượng tối ưu nhất đối với cơ thể bạn.
Mọi người đều cần một lượng niacin nhất định từ thực phẩm hoặc chất bổ sung để cơ thể hoạt động bình thường. Đối với niacin, việc bổ sung niacin thay đổi theo tuổi và các yếu tố khác:
Hầu hết mọi người có thể nhận được lượng niacin họ cần bằng cách thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu bác sĩ kê toa để bổ sung niacin, bạn có thể dùng nó với thức ăn. Điều này có thể giúp bạn ngăn ngừa tình trạng đau dạ dày.
Niacin thường an toàn cho hầu hết mọi người khi uống. Một tác dụng phụ nhỏ phổ biến của niacin là phản ứng bốc hỏa. Điều này có thể gây bỏng, ngứa ran, ngứa và đỏ mặt, cánh tay và ngực, cũng như đau đầu. Bắt đầu với liều nhỏ niacin và uống 325 mg aspirin trước mỗi liều niacin sẽ giúp giảm phản ứng bốc hỏa. Thông thường, phản ứng này biến mất khi cơ thể quen với thuốc. Rượu có thể làm cho phản ứng đỏ bừng tồi tệ hơn. Do đó cần tránh uống một lượng lớn rượu trong khi dùng niacin.
Thuốc niacin kê đơn có thể có lợi cho những người bị cholesterol cao, những người không thể dùng statin hoặc không thể kiểm soát mức cholesterol thông qua việc sử dụng statin, chế độ ăn uống và tập thể dục. Không dùng niacin theo toa vì cholesterol cao nếu bạn đang mang thai.
Các tác dụng phụ khác của niacin là khó chịu ở dạ dày, khí đường ruột, chóng mặt, đau miệng và các vấn đề khác.
Sử dụng niacin liều cao có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
Khi dùng liều hơn 3 gram mỗi ngày của niacin, tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể xảy ra. Chúng bao gồm các vấn đề về gan, bệnh gút, loét đường tiêu hóa, mất thị lực, lượng đường trong máu cao, nhịp tim không đều và các vấn đề nghiêm trọng khác. Khi được sử dụng hàng ngày trong nhiều năm, niacin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Đột quỵ: Một số lo ngại đã được đưa ra về nguy cơ đột quỵ ở những người dùng niacin. Trong một nghiên cứu lớn, những người dùng niacin liều cao có nguy cơ đột quỵ cao gấp hai lần so với những người không dùng niacin. Tuy nhiên, không chắc là kết quả này là do niacin. Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng niacin không có tác dụng đối với nguy cơ đột quỵ.
Niacin an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú khi dùng với lượng khuyến cáo. Lượng niacin được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú là 30 mg mỗi ngày cho phụ nữ dưới 18 tuổi và 35 mg cho phụ nữ trên 18 tuổi.
Dị ứng: Niacin có thể làm trầm trọng thêm tình trạng dị ứng bằng cách khiến histamine, hóa chất chịu trách nhiệm cho các triệu chứng dị ứng, được giải phóng.
Bệnh tim/ đau thắt ngực không ổn định: Một lượng lớn niacin có thể làm tăng nguy cơ nhịp tim không đều. Sử dụng cẩn thận.
Bệnh Crohn: Những người mắc bệnh Crohn có thể có nồng độ niacin thấp và cần bổ sung trong thời gian bùng phát.
Bệnh tiểu đường: Niacin có thể làm tăng lượng đường trong máu. Những người mắc bệnh tiểu đường dùng niacin nên kiểm tra lượng đường trong máu một cách cẩn thận.
Phẫu thuật: Niacin có thể can thiệp vào kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau phẫu thuật. Ngừng dùng niacin ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật. Ngoài ra, Niacin có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Rối loạn tuyến giáp: Thyroxine là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến giáp. Niacin có thể làm giảm nồng độ thyroxine trong máu. Điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn tuyến giáp.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org; Webmd.com
Link nội dung: https://blog24hvn.com/vitamin-b3-co-tac-dung-gi-a38964.html