Chăm sóc và dinh dưỡng cho người bị ung thư amidan
Ung thư amidan là căn bệnh còn khá xa lạ với người Việt Nam. Đây là căn bệnh hiếm gặp tuy nhiên không phải không xảy ra. Nguyên nhân gây ung thư amidan do người bệnh hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia trong thời gian dài, do virus HPV... dấu hiệu ung thư amidan ở giai đoạn đầu không rõ ràng vì vậy khi phát hiện cũng là lúc bệnh đã tiến triển ở giai đoạn nặng. Vậy ung thư amidan là gì, chế độ chăm sóc và dinh dưỡng cho người bị ung thư amidan ra sao, bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin.
1. Ung thư amidan là gì?
Amidan là 1 khối mô, hình bầu dục, kích thước to bằng khoảng đầu ngón tay cái, nằm ở hai bên cổ họng, phía sau lưỡi còn được gọi là amidan khẩu cái. Có thể nhìn thấy amidan khi há miệng to, soi gương. Amidan khẩu cái và amidan vòm nguy cơ ung thư cao nhất.
Amidan có nhiệm vụ sản sinh ra các tế bào miễn dịch, diệt các vi sinh vì vậy có khả năng gây hại trước khi chúng “tấn công”, xâm nhập vào hệ hô hấp. Khi các vi sinh vật gây hại xuất hiện với số lượng lớn và độc tính mạnh tấn công vào sẽ khiến amidan có thể bị viêm nhiễm. khi tình trạng viêm amidan diễn ra nhiều lần cùng thói quen hút thuốc lá, uống bia rượu nhiều sẽ khi các tế bào amidan bị biến đổi, dần trở thành ác tính gây ung thư amidan.
Ung thư amidan là bệnh rất hiếm gặp. Đây là loại ung thư thuộc trong vùng tai mũi họng. Ung thư amidan xảy ra khi các tế bào amidan biến đổi dần chuyển thành thể ác tính bất thường.
2. Nguyên nhân gây ung thư amidan
Có nhiều nguyên nhân gây ung thư amidan, trong đó có liên quan tới lối sống sinh hoạt của người bệnh như:
Hút thuốc: Cùng với ung thư phổi, ung thư vòm họng, thuốc là cũng là thủ phạm hàng đầu gây ra ung thư amidan. Người thường xuyên hít phải khói thuốc cũng có nguy cơ mắc ung thư amidan ngang người hút trực tiếp
Uống nhiều bia rượu: Khi uống nhiều rượu bia, ảnh hưởng tới niêm mạc và bề mặt bao phủ niêm mạc, dần dần sẽ làm biến đổi lớp bề mặt và sẽ bị ung thư amidan.
Virus HPV: Có 3 chủng virus HPV gây ung thư amidan cao là virus HPV type 2, 11, 16, trong đó type 16 thường gặp nhất. Virus HPV lây qua đường tình dục.
Người từng cắt amidan có nguy cơ bị ung thư amidan. Sau khi phẫu thuật cắt amidan nhưng còn sót mô còn lại.
3. Triệu chứng ung thư amidan
Giai đoạn đầu biểu hiện bệnh rất nhẹ hoặc không rõ ràng, vì vậy để phát hiện giai đoạn sớm là rất khó nếu không đi khám. Một số triệu chứng báo hiệu sớm khi bị ung thư amidan có thể xuất hiện như:
Đau khi nuốt nước bọt: Nguyên nhân gây đau là do amidan bị sưng lên và khi nhai với thức ăn sẽ gây đau. Lúc này cổ họng luôn cảm thấy vướng víu bởi đã có sự xuất hiện của các khối u nhỏ. Ở thời gian đầu các khối u còn nhỏ nhưng cũng khiến đau, khó chịu cho người bệnh.
Đau: biểu hiện rõ nhất khi đang ăn, nhai thức ăn, thậm chí khi nuốt nước bọt. Tình trạng đau sẽ tăng dần lên theo thời gian cũng như tiến triển dần của bệnh. Đau có thể lan tới mang tai và khu vực đỉnh đầu.
Khó phát âm, thay đổi giọng: cảm giá khó chịu như khi đau họng nên nhiều người lầm tưởng chỉ bị đau họng thông thường.
Chảy máu: Khi khạc nhẹ hoặc khi ho có thể xuất hiện ra máu. Đây có thể là dấu hiệu ban đầu bị ung thư amidan giai đoạn đầu. Tình trạng này sẽ diễn ra với tần suất thường xuyên hơn.
Sút cân nhanh không rõ lý do
Khi nặng sẽ thấy xuất hiện khối u trong cổ. u sẽ to dần lên
4. Chăm sóc và dinh dưỡng cho người bị ung thư amidan
Khi bị ung thư amidan cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh để việc điều trị hiệu quả hơn. Chú ý:
4.1 Ung thư amidan ăn gì?
Nên ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt sẽ giúp người bệnh tránh đau đớn trong có trình nhai, nuốt thức ăn;
Ăn thanh đạm;
Có thể cho người bệnh uống nước la hán giúp mát cơ thể, ăn rau chân vịt,...;
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có trong rau xanh, trái cây để tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể.
4.2 Ung thư amidan không nên ăn gì?
Không được hút thuốc, uống rượu;
Không ăn đồ cứng, khô ráp như các loại hạt, đồ khô như mực, bò khô để tránh gây tổn thương amidan;
Kiêng ăn đồ cay nóng: đồ cay nóng sẽ khiến tình trạng viêm, nóng họng gây đau đớn cho người bệnh. Vì vậy cần kiêng đồ cay nóng như ớt, tiêu,....;
Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ vì những thực phẩm nhiều dầu mỡ có chứa nhiều thành phần arginine không tốt cho cơ thể;
Kiêng ăn đồ quá lạnh. Đồ lạnh sẽ gây amidan bị sưng to, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi. Vì vậy khi bị ung thư amidan không ăn hay uống đồ lạnh như kem, đá,...;
Không ăn đồ sống bởi trong thực phẩm sống có thể gây ra bội nhiễm, làm bất lợi trong quá trình điều trị bệnh.
5. Làm thế nào để phòng tránh mắc ung thư amidan?
Không hút thuốc, hạn chế uống bia rượu;
Để tránh nhiễm virus HPV, nên quan hệ tình dục an toàn, quan hê 1 người, không quan hệ tình dục qua miệng;
Tiêm chủng vắc-xin để phòng ngừa virus HPV;
Đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.