Những khi muốn làm hoành thánh chiên hay hoành thánh nước và các mẹ nội trợ hay ra ngoài mua vỏ hoành thánh đã được làm sẵn. Vậy thì tại sau chúng ta không thử tự làm vỏ hoành thánh tại nhà với lớp vỏ mềm dai cùng màu vàng đẹp mắt để gói thành chiếc hoành thánh xinh xinh, ngon ngon cho lũ trẻ thưởng thức.
Vỏ hoành thánh với nguyên liệu chính là bột mì và có nguồn gốc xuất xứ từ đất nước bạn láng giềng Trung Hoa. Hiện nay, vỏ hoành thánh được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng thực phẩm hay trong các siêu thị lớn, nhỏ. Bạn càng dễ dàng tìm thấy chúng tại các sạp hàng trong chợ nữa đấy.
Thực ra, lớp vỏ bánh hoành thánh khá giống vỏ bánh gối với cách làm tương tự và thành phần chính cũng là bột mì. Duy chỉ có một sự khác biệt là vỏ hoành thánh mỏng hơn khá nhiều so với vỏ bánh gối, chủ yếu thường là dạng hình vuông. Khi được nấu chín, vỏ hoành thánh sẽ có độ trong nhất định, đôi khi bạn còn nhìn thấy được phần nhân bên trong nhưng chúng vẫn chắc chắn, không bị nát.
]
Thường khi mua vỏ hoành thánh bên ngoài về, bạn sẽ luôn có cảm giác không nắn được các hình khác nhau hoặc không thể làm cho vỏ dính lại với nhau hay khi bọc nhân lại dễ dàng bị rách, tét. Đó là vì những miếng bột vỏ này đã được làm ra và để bán khá lâu nên chúng dầu bị khô, vậy nên rất khó để bạn có thể làm được những chiếc hoành thánh nhiều kiểu dáng xinh xinh khác nhau.
Đó là lý do chị em nội trợ đều muốn tự làm vỏ hoành thánh ngay tại nhà mà không phải tìm mua bên ngoài, cũng như để dễ dàng hơn trong chế biến những món ăn khác nhau từ hoành thánh. Ngoài ra, khi tự làm còn có thể điều chỉnh liều lượng cho phù hợp cũng như tùy vào sở thích mà có thể cáng bột dày mỏng khác nhau. Với cách làm vỏ hoành thánh cực kì đơn giàn này, các mẹ nội trợ có thể làm cho con em mình thưởng thức rồi đó.
Đầu tiên, đập trứng ra một tô lớn, cho vào khoảng 40ml nước (chừa lại một phần để cho từ từ vào sau nếu không bột sẽ bị nhão và rất khó điều chỉnh) cùng 1/2 muỗng cà phê muối. Trộn thật đều hỗn hợp.
Dùng vợt lưới mỏng, rây bột mì vào một tô lớn khác, rồi cho 1/4 muỗng bột nghệ vào (để tạo màu vàng đẹp mắt). Sau đó, tạo lỗ sâu như cái giếng, chế trứng vừa đánh vào. Nên rót từ từ trứng vào, vừa rót vừa dùng muỗng trộn đều và nhẹ nhàng.
Nếu thấy bột khô thì cho thêm nước vào, một lần cho một ít đến khi thấy bột đạt độ ẩm, mềm thích hợp thì ngưng để tránh khiến bột bị nhão quá mức. Nhồi bột thật đều, thật mạnh và chắc tay đến khi tạo thành khối bột mềm mịn và phải thật dẻo để bột có độ đàn hồi tốt. Như vậy, khi tạo hình sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Để bột thành một khối tròn trong tô, dùng màng bọc thực phẩm bọc lại phía trên. Để ủ bột từ 30 phút đến 1 tiếng, có thể ủ lâu hơn. Vì bột nghỉ càng lâu càng nở và dẻo, dễ cán mỏng.
Sau khi đã để bột nghỉ đủ, rây một lớp bột năng (hoặc bột bắp) lên mặt phẳng rộng, lấy bột đã ủ ra, chia thành 2 hoặc 3 phần để dễ cán hơn. Lấy ra 1 phần bột (những phần còn lại nên bọc màng bọc thực phẩm để không bị khô), dùng chày cán thật mỏng cục bột, nên thực hiện vài lần để đảm bảo bột mỏng. Nếu nhà bạn có máy cán bột thì cho từng viên bột vào cán vài lần cho bột đạt độ mỏng vừa phải theo ý thích là được.
Lần lượt cắt bột thành từng miếng vuông hay tròn, kích thước lớn nhỏ tùy theo ý thích. Xếp thành từng lớp vỏ lên nhau, mỗi lớp rắc một lớp bột áo để không bị dính vào nhau và cũng là để giữ được độ ẩm mềm bên trong của vỏ.
Vỏ hoành thánh sau khi làm xong cho vào trong hộp đậy kín hoặc túi nilon rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được 1 tuần. Còn nếu bạn để trong ngăn đá có thể lên đến 2 - 3 tháng đấy.
Vậy là đã hoàn thành xong vỏ hoành thánh rồi, các mẹ nội trợ có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như hoành thánh chiên, mì hoành thánh…
Xem và lưu lại cách làm chi tiết Hoành thánh nhân thịt chiên
Xem và lưu lại cách làm chi tiết Mì hoành thánh
Chúc các bạn thành công!
>>> Xem thêm cách làm chi tiết món ngon từ hoành thánhtại đây
Xem thêm:
Link nội dung: https://blog24hvn.com/cach-lam-vo-hoanh-thanh-a39404.html