Bệnh trĩ (tên khoa học là Hemorrhoids) hay còn gọi là lòi dom là bệnh lý thuộc vùng hậu môn trực tràng trong hệ tiêu hóa. Tình trạng bệnh xảy ra do tĩnh mạch bị giãn, sưng phồng tạo thành các búi trĩ.
Bệnh phổ biến ở mọi đối tượng và hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Theo thống kê, ở Việt Nam khoảng 55% dân số mắc bệnh này, trong đó khoảng 60-70% người bệnh ở độ tuổi 40 trở nên.
Hiện nay bệnh lòi dom được chia thành 3 loại dựa vào vị trí cần phẫu thuật là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Bệnh trĩ nội: Búi trĩ nằm ở trên đường lược, bao phủ lớp niêm mạc trực tràng. Bệnh phát triển ở sâu bên trong trực tràng, người bệnh thường khó nhận biết dấu hiệu của bệnh ở những giai đoạn đầu.
Bệnh trĩ ngoại: Khi tĩnh mạch bị giãn hình thành búi trĩ nằm dưới đường lược, nằm bên dưới lớp da bao bao quanh hậu môn. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết một số dấu hiệu gặp khó khăn khi ngồi và thấy cộm cộm.
Trĩ hỗn hợp: Tình trạng có búi trĩ nằm ở trên và dưới đường lược, đồng thời xuất hiện dấu hiệu của trĩ nội và trĩ ngoại
Dựa vào mức độ sa của búi trĩ, bệnh phát triển qua các cấp độ:
Bệnh trĩ cấp độ 1: Đây là giai đoạn đầu, khi búi trĩ chưa lòi ra hậu môn mà nằm gọn trong ống trực tràng. Người bệnh trĩ cấp 1 xuất hiện triệu chứng như chảy máu khi đại tiện, trĩ bị lòi khi lao động nặng hoặc người bệnh rặn khi đi đại tiện.
Bệnh trĩ cấp độ 2: Ở cấp độ này, búi trĩ đã phát triển và lòi ra bên ngoài hậu môn đặc biệt khi rặn đại tiện, tuy nhiên búi trĩ có thể tự co lại.
Bệnh trĩ cấp độ 3: Búi trĩ lòi ra bên ngoài, kích thước búi trĩ lớn hơn so với cấp độ 2 và 1. Người bệnh đi đại tiện kèm chảy máu, búi trĩ không tự động co lại, thay vào đó người bệnh cần dùng tay đẩy. Ở một số trường hợp người bệnh bị thiếu máu ở cấp độ này.
Bệnh trĩ cấp độ 4: Búi trĩ tăng kích thước lớn, không thể co vào và phát triển búi trĩ phụ. Đi đại tiện đau rát, khó khăn, cơ thể mệt mỏi suy như: