Thóp Trẻ Sơ Sinh Phồng Lên Có Sao Không, Cần Lưu Ý Gì?

Thóp - bộ phận đặc biệt chỉ có ở trẻ nhỏ

Trong thời gian đầu sau khi chào đời, xương sọ của bé sơ sinh chưa nối liền với nhau và ở giữa chúng thường tồn tại khoảng trống gọi là thóp. Nhiều người thường nhầm lẫn bé chỉ có phần thóp trước tuy nhiên trên thực tế bé có cả thóp sau. Nếu như thóp trước tồn tại trong 1 khoảng thời gian khá lâu trước khi đóng kín thì thóp sau thường sẽ đóng kín ngay sau khi chào đời hoặc tối đa sau khoảng 4 tháng.

Thóp có chức năng chính là bảo vệ não của bé trong quá trình chui ra khỏi bụng mẹ. Bên cạnh đó bộ phận này còn có vai trò như 1 cái đệm bảo vệ đầu bé khi bị ngã.

Thóp trẻ sơ sinh phồng lên có sao không?

Thóp là bộ phận chỉ có ở trẻ em

Thóp trẻ sơ sinh phồng lên có sao không?

Thóp là 1 trong những bộ phận phản ánh 1 phần sức khỏe của trẻ sơ sinh do vậy mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu bất thường. Một trẻ sơ sinh phát triển bình thường, khỏe mạnh thì phần thóp cần bằng phẳng, không quá lõm xuống hoặc phồng lên, thóp nhẹ nhàng phập phồng theo nhịp đập của mạch. Khi sờ vào phần này bố mẹ sẽ thấy thóp mềm.

Thóp trẻ sơ sinh bị phồng lên bất thường là 1 trong những vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng phồng lên quá mức là dấu hiệu cho thấy bé bị tăng áp suất trong não hay còn gọi là tăng áp lực nội sọ. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do các vấn đề bệnh lý nguy hiểm như viêm màng não, não úng thủy… có thể đe dọa sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp điển hình như khi khóc thóp của bé cũng có thể phồng lên. Do vậy để chắc chắn bố mẹ hãy kiểm tra thóp bé khi bé đang ở trạng thái bình thường, thư giãn. Nếu thực sự thóp của bé có hiện tượng phồng lên bất thường thì cần đưa bé đến bệnh viện ngay để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Cùng với dấu hiệu thóp của trẻ bị phồng, bố mẹ cũng nên để ý đến 1 số dấu hiệu bất thường kết hợp như kích thước vòng đầu, tình trạng sức khỏe… của bé để nhận biết tình trạng bệnh lý của bé.

Thóp trẻ sơ sinh phồng lên bất thường là dấu hiệu cần lưu ý

Thóp trẻ sơ sinh phồng lên bất thường là dấu hiệu cần lưu ý

Các bất thường khác ở thóp trẻ sơ sinh bố mẹ cần lưu ý

Ngoài tình trạng thóp trẻ sơ sinh phồng lên thì cũng có 1 số vấn đề bất thường khác mà bố mẹ không nên bỏ qua. Cụ thể:

Thóp của trẻ sơ sinh bị lõm sâu

Nếu tình trạng thóp phồng quá mức là biểu hiện của các bệnh lý thì thóp lõm sâu cũng cảnh báo các vấn đề sức khỏe. Bé sơ sinh có thóp lõm có thể đang gặp phải tình trạng mất nước do tiêu chảy, sốt cao hoặc bé bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Việc này cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe do đó bố mẹ cần nhận biết để đưa bé đi khám.

Thóp trẻ sơ sinh quá rộng hoặc quá hẹp so với bình thường

Đây là hiện tượng xảy ra khi bé bị còi xương do thiếu canxi, vitamin D. Những bé sơ sinh có thóp lớn hơn quá nhiều so với bình thường có thể gây ảnh hưởng đến não bộ và đe dọa sức khỏe.

Ngược lại với tình trạng thóp quá rộng là 1 số trẻ sơ sinh có thóp quá nhỏ. Điều này sẽ khiến đầu bé bị thu hẹp vùng chỏm đầu và dẫn đến sự ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của não bộ của bé trong những năm tiếp theo.

Ngoài dấu hiệu thóp trẻ sơ sinh phồng lên mẹ cần chú ý các bất thường khác

Ngoài dấu hiệu thóp trẻ sơ sinh phồng lên mẹ cần chú ý các bất thường khác

Thóp trẻ sơ sinh đóng kín quá sớm hoặc quá muộn

Thông thường thóp trước của trẻ sơ sinh thường đóng trong khoảng thời gian từ 14 - 18 tháng, và muộn nhất là từ 24 - 26 tháng. Việc thóp của bé đóng lại quá sớm hoặc quá muộn đều là biểu hiện bất thường cần chú ý.

Với trẻ sơ sinh có thóp đóng sớm có thể do các nguyên nhân như xương cốt hóa sớm, bị phơi nhiễm tia X trong thời gian dài khi mẹ mang thai... Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não và làm giảm trí tuệ của bé.

Trái với tình trạng thóp đóng sớm, thóp đóng muộn cho thấy xương của bé chậm cốt hóa. Nguyên nhân có thể do trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, chức năng tuyến giáp kém hoặc do não to lên bất thường.

Thóp trẻ sơ sinh phồng lên bất thường hoặc gặp phải 1 số vấn đề khác có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy cha mẹ cần nắm bắt thông tin để kịp thời nhận biết, đưa bé đi khám và điều trị. Tuy nhiên lưu ý khi kiểm tra thóp của bé cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm bé sợ hoặc tổn thương đến vùng thóp. Nếu có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hoặc cần được giải đáp hãy liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo số 19001806 để được hỗ trợ.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/thop-tre-phong-len-co-sao-khong-a39999.html