Giảm triệu chứng chóng mặt khi mang thai

Chóng mặt là triệu chứng rất thường gặp phải khi mang thai. Chóng mặt có thể khiến bạn cảm thấy căn phòng đang quay cuồng, đi đứng mất thăng bằng. Chóng mặt kèm theo buồn nôn khiến những ngày thai nghén trở nên vô cùng nặng nề. Hiểu về những lý do có thể gây chóng mặt khi mang thai sẽ giúp bạn kiểm soát triệu chứng này tốt hơn.

1. Nguyên nhân chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu

1.1. Thay đổi hormone và hạ huyết áp

Ngay khi bạn bắt đầu mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể người mẹ thay đổi để giúp tăng lưu lượng máu trong cơ thể. Điều này nhằm giúp em bé phát triển trong tử cung.

Lúc này, lưu lượng máu tăng lên, chuyển sang tập trung bên bào thai, bánh nhaudây rốn có thể khiến huyết áp của bạn thay đổi. Theo đó, huyết áp của bạn sẽ giảm trong khi mang thai, còn được gọi là hạ huyết áp hoặc huyết áp thấp. Tình trạng này có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, xây xẩm, choáng váng, đặc biệt là khi chuyển từ nằm sang ngồi hoặc ngồi sang đứng.

Bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp của bạn tại các cuộc hẹn khám thai. Nhìn chung, huyết áp thấp không phải là một nguyên nhân đáng gây lo ngại hay có ảnh hưởng xấu đến thai kỳ. Huyết áp sẽ có khuynh hướng chuyển dần về mức bình thường sau khi mang thai.

Chóng mặt có thể là hệ quả nếu thai phụ bị buồn nôn và ói mửa dữ dội trong thời gian đầu thai kỳ

1.2. Chứng nôn nghén

Chóng mặt có thể là hệ quả nếu bạn buồn nôn và ói mửa dữ dội trong thời gian đầu thai kỳ. Điều này thường xảy ra rất sớm, được xem là một trong các dấu hiệu của mang thai do sự thay đổi của nồng độ các hormone trong cơ thể bạn.Ngoài ra, nếu bạn nôn ói quá nhiều và không thể ăn hay uống gì, cơ thể mất nước và chất điện giải có thể làm chóng mặt càng trở nên nặng nề hơn. Tuy nhiên, phần lớn các sản phụ sẽ thuyên giảm khi bước sang tam cá nguyệt thứ hai.

1.3. Mang thai ngoài tử cung

Chóng mặt có thể là một biểu hiện của thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng khi trứng được thụ tinh và làm tổ ở một vị trí khác thay vì buồng tử cung. Trong đa số các trường hợp, vị trí thai ngoài tử cung thường làm tổ là ống dẫn trứng.Nếu tình trạng này thực sự xảy ra, bạn có thể bị chóng mặt kèm với đau bụng và chảy máu âm đạo. Chóng mặt sẽ dữ dội hơn nếu khối thai ngoài bị vỡ ra, sản phụ mất máu nhiều. Đây là một cấp cứu phụ khoa và cần can thiệp phẫu thuật khẩn cấp.

2. Nguyên nhân chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa

Những lý do khiến bạn bị chóng mặt trong ba tháng đầu tiên vẫn có thể kéo dài sang tam cá nguyệt thứ hai, như tình trạng huyết áp thấp. Ngoài ra, nguyên nhân của chóng mặt cũng có thể bắt đầu phát sinh khi bào thai đang dần tiến triển.

2.1. Áp lực của tử cung

Bạn có thể bị chóng mặt nếu áp lực từ tử cung chứa bào thai đang phát triển đè lên các mạch máu. Tình trạng này bắt đầu xảy ra từ tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba và nhiều hơn khi em bé lớn dần lên.

Lúc này, ngay cả việc nằm ngửa cũng có thể khiến cho bạn bị chóng mặt. Do tĩnh mạch chủ dưới đưa máu trở về tim bị chèn ép. Cung lượng tim sẽ giảm, máu đến não bị hạn chế và bạn bị chóng mặt hay thậm chí là xây xẩm, hoa mắt nếu cố gắng ngồi dậy, đi lại.

2.2. Tiểu đường thai kỳ

Đôi khi triệu chứng chóng mặt lại là dấu hiệu cho bệnh tiểu đường thai kỳ khi lượng đường trong máu của bạn tăng quá cao, khiến các tế bào sống trong môi trường ưu trương, bị mất nước nghiêm trọng.

Nhằm tầm soát tiểu đường, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thử nghiệm đường máu lúc đói trong lần khám thai giữa tuần 24 và 28 của thai kỳ. Nếu được chẩn đoán mắc phải bệnh lý này, bạn sẽ cần theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và tuân thủ kế hoạch tập luyện, kiêng cữ chuẩn mực hơn.

2.3. Hạ đường huyết

Trái ngược với tình trạng tiểu đường thai kỳ nêu trên, hạ đường huyết do lượng đường trong máu của bạn thấp cũng gây ra chóng mặt đồng thời với các triệu chứng khác như đổ mồ hôi, run rẩy và đau đầu.

Do bào thai đang phát triển nhanh, nhu cầu năng lượng là rất lớn. Để tăng cường, bạn bổ sung thêm các bữa ăn nhẹ trong ngày như một miếng trái cây, ly sữa, miếng bánh ngọt hoặc các hạt ngũ cốc.... xen kẽ với các bữa ăn chính.

Đôi khi triệu chứng chóng mặt lại là dấu hiệu cho bệnh tiểu đường thai kỳ khi lượng đường trong máu tăng quá cao

3. Nguyên nhân chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa

So với các nguyên nhân gây chóng mặt trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, đặc điểm chóng mặt trong tam cá nguyệt thứ ba có thể vẫn tương tự. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mọi biểu hiện bất thường đều không nên chủ quan. Bạn nên gặp bác sĩ thường xuyên hơn để theo dõi các tình trạng nguy hiểm tiềm ẩn có thể gây ra chóng mặt.

Quan trọng nhất là việc đi đứng cần cẩn trọng, tránh để té ngã, tuyệt đối không mang giày cao gót. Khi đứng hay ngồi dậy cần từ từ và tìm kiếm sự hỗ trợ để tránh bị chóng mặt, lâng lâng làm xây xẩm, dễ ngã.

Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:

4. Nguyên nhân chóng mặt trong suốt thai kỳ

Có một số nguyên nhân có thể gây chóng mặt toàn thời gian trong thai kỳ mà không gắn liền với một tam cá nguyệt nào cụ thể.

4.1. Thiếu máu

Do nhu cầu máu tăng lên để nuôi dưỡng bào thai, người mẹ có thể bị giảm số lượng cũng như chất lượng các tế bào hồng cầu, gây ra tình trạng thiếu máu ở thai phụ. Điều này càng dễ xảy ra hơn khi chế độ ăn của bạn không đầy đủ dinh dưỡng, không có đủ chất sắt và axit folic trong cơ thể.

Ngoài cảm giác chóng mặt, thiếu máu còn khiến sản phụ cảm thấy mệt mỏi liên tục, xanh xao, khó thở, tim đập nhanh. Nếu thiếu máu quá nặng, sự phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng.

4.2. Thiếu nước

Nhu cầu nước rất lớn trong suốt thai kỳ, nhất là trong ba tháng đầu nếu bạn bị ốm nghén nhiều, buồn nôn hoặc nôn ói liên tục. Đây là nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng mất nước và cả rối loạn điện giải.

Đến các tam cá nguyệt sau, do kích thước bào thai lớn, dễ chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới, thể tích tuần hoàn rất dễ bị ảnh hưởng thêm nếu bạn uống nước không đủ. Máu tưới đến các cơ quan, nhất là não không đủ sẽ khiến bạn bị chóng mặt.

Nhu cầu nước rất lớn trong suốt thai kỳ

5. Giảm chóng mặt khi mang thai như thế nào?

Nếu tình trạng chóng mặt xảy ra liên tục nhiều ngày trong thời gian mang thai và không có khuynh hướng thuyên giảm, không được tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Không những thế, nếu chóng mặt xảy ra một cách đột ngột hoặc với mức độ nghiêm trọng ngay từ đầu hoặc chóng mặt có kèm theo các triệu chứng khác như chảy máu âm đạo, đau bụng, đau ngực, đau đầu, nhìn mờ, tim đập nhanh, khó thở, ngất xỉu... thì nên đưa sản phụ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được can thiệp kịp thời.

3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh,giảm các triệu chứng nghén, chóng măcác bậc cha mẹ cần lưu ý:

Vinmec hiện có nhiều gói thai sản (12-27-36 tuần), trong đó chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycentre.co.uk; healthline.com

Link nội dung: https://blog24hvn.com/ba-bau-bi-dau-dau-chong-mat-buon-non-a40010.html