Nếu như khi đi xin việc, người lao động phải nộp hồ sơ xin việc với các giầy tờ như đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, bằng cấp,… thì khi nghỉ họ cũng phải viết đơn xin nghỉ việc.
Với một lá đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp và thuyết phục sẽ giúp người lao động để lại ấn tượng tốt đối với công ty cũng như đồng nghiệp, góp phần giúp cho việc chấm dứt hợp đồng diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Đơn xin nghỉ việc sẽ thay cho lời thông báo của người lao động tới người sử dụng lao động về mong muốn chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu được chấp thuận, thì người lao động được coi là chấm dứt hợp đồng hợp pháp, được nhận đủ lương và các chế độ trợ cấp theo đúng quy định.
Đơn xin nghỉ việc có nên viết tay?
Không có quy định nào bắt buộc đơn xin nghỉ việc phải viết tay hay đánh máy. Mỗi hình thức này lại có những ưu điểm riêng mà người lao động có thể lựa chọn sao cho phù hợp.
Đơn nghỉ xin việc đánh máy sẽ nhanh gọn, tiết kiệm công sức và thời gian cho người lao động nên được nhiều người ưa chuộng hơn.Tuy nhiên cũng có nhiều người lựa chọn viết đơn xin nghỉ việc viết tay để thể hiện được sự nghiêm túc của người viết và sự quan trọng của lá đơn. Điều này cũng góp phấn thuyết phục được người sử dụng lao động dễ dàng gật đầu đồng ý cho người lao động nghỉ việc hơn.
Chú ý hình thức trình bày của đơn viết tay
Với đơn xin nghỉ việc đánh máy, người lao động chỉ cần điền vào form mẫu nhưng khi viết tay, cần chú ý những điểm sau:
- Sử dụng loại giấy A4 chất lượng tốt để viết đơn;
- Chỉ sử dụng duy nhất một loại mực trong xuyên suốt quá trình viết nội dung cho đơn;
- Cố gắng phân chia bố cục cho nội dung một cách khoa học và rõ ràng;
- Không sai chính tả, không viết tắt các từ ngữ, không cẩu thả, không gạch và tẩy xóa;
- Nguyên tắc trước khi viết;
- Nghiên cứu và đọc thật kỹ những yêu cầu ứng tuyển cụ thể trong bản mô tả công việc của nhà tuyển dụng.
Để tránh tẩy xóa, người lao động nên phác thảo dàn ý, sườn bài, các nội dung cần trình bày trước khi viết.
Lý do thuyết phục người sử dụng lao động
Có nhiều lý do chính đáng để người lao động có thể xin nghỉ việc. Ví dụ như:
- Thay đổi chỗ ở, chuyển nhà xa nơi làm việc hiện tại;
- Ốm đau, bệnh tật: bản thân hoặc người nhà bị bệnh phải nghỉ việc để chăm sóc thời gian dài;
- Không được bố trí công việc đúng chuyên môn, nghiệp vụ;
- Áp lực công việc, năng lực không đáp ứng công việc được giao;
- Chế độ đãi ngộ không thỏa đáng, không có cơ hội phát triển, thăng tiến;
- Không được trả lương đủ và đúng hạn trong thời gian dài;
- Có cơ hội làm việc tốt hơn, phù hợp với chuyên môn và khả năng làm việc;
- Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp: dự định mới trong nghề nghiệp hoặc muốn làm việc ở môi trường khác;
- Cần tập trung vào việc học, nâng cao kiến thức, trình độ.
Lưu ý về thời gian gửi đơn xin nghỉ việc
Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, từ năm 2021, người lao động nghỉ việc phải báo trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn, còn hợp đồng từ 12 - 36 tháng phải báo trước ít nhất 30 ngày, hợp đồng dưới 12 tháng chỉ cần báo trước ít nhất 03 ngày; trừ trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước.
Theo đó, tùy thuộc và loại hợp đồng ký kết và thời gian dự định nghỉ, người lao động phải chuẩn bị đơn xin việc và gửi cho người sử dụng lao động theo đúng quy định.
Xem thêm: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động từ 2021
https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/11/26/don_xin_nghi_viec_viet_tay_mau_2_2611121744.docx
Trên đây là một số mẫu đơn xin nghỉ việc viết tay và những lưu ý dành cho người lao động khi viết đơn xin nghỉ việc. Với những chia sẻ trên, hy vọng người lao động có được những thông tin hữu ích. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.
>> Top 5 mẫu Đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp nhất
Link nội dung: https://blog24hvn.com/don-xin-nghi-viec-cong-ty-viet-tay-a40053.html