Ngứa khắp người càng gãi càng ngứa là một hiện tượng khá phổ biến nhưng lại gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, đặc biệt vào buổi tối, chúng không chỉ làm gián đoạn giấc ngủ mà còn gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe tổng thể của người bệnh. Do đó việc tìm hiểu rõ nguyên nhân là cách tốt nhất để điều trị và phòng ngừa tình trạng này.
Các nhà khoa học cho biết việc gãi ngứa chỉ can thiệp tạm thời vào cảm giác ngứa. Trong khi gãi, các tế bào da và các dây thần kinh dưới da đều bị tổn thương. Tuy nhiên làn da là bộ phận duy nhất của cơ thể bạn có thể cảm nhận được các cơn ngứa và đau.
Một cơn ngứa có thể được kích hoạt bởi một tác nhân nào đó bên ngoài cơ thể, chẳng hạn như dị ứng phấn hoa, dị ứng lông động vật… hoặc bởi một bệnh lý bên trong cơ thể như bệnh vẩy nến, viêm da dị ứng…
Mặc dù gãi sẽ làm giảm cảm giác ngứa ngay lập tức, tuy nhiên, đôi khi việc gãi ngứa làm cho cơ thể giải phóng Serotonin chống đau và gây ra các tổn thương trên da, điều này sẽ làm cho cảm giác ngứa tồi tệ hơn.
Đó là lý do khiến bạn bị ngứa toàn thân càng gãi càng ngứa. Tệ hơn, điều này có thể tạo ra một chu kỳ ngứa - gãi - ngứa không thể kết thúc.
Không phải tất cả các triệu chứng ngứa đều giống nhau, ngứa có thể xảy ra khi cơ thể bị dị ứng hoặc là báo hiệu cho các bệnh lý khác trong cơ thể. Một số nguyên nhân và bệnh lý phổ biến gây ngứa khắp người bao gồm:
Dị ứng là tình trạng gây ngứa da phổ biến nhất. Cơ thể bạn có thể bị dị ứng với phấn hoa, hóa chất hoặc các chất gây dị ứng khác có trong môi trường sống.
Khi bị dị ứng, cơ thể tiết ra Histamine là một chất hoạt động để chống lại các tác nhân gây dị ứng. Histamines đẩy những chất gây dị ứng ra khỏi cơ thể hoặc da của bạn, vô tình khiến bạn hắt hơi, chảy nước mắt hoặc bị ngứa trên da.
Dị ứng da gây ngứa sẽ được cải thiện khi bạn tránh khỏi các tác nhân gây dị ứng. Các bác sĩ da liễu thường khuyên người bệnh nên chườm lạnh hoặc thoa kem dưỡng ẩm thay vì gãi, bởi vì việc cố gắng gãi ngứa chỉ làm tình trạng thêm tồi tệ và gây tổn thương da.
Tham khảo thêm: Bị ngứa và nổi mẩn đỏ trên da có phải bệnh viêm da cơ địa không?
Các triệu chứng chung của bệnh viêm da bao gồm ngứa, đỏ và khô da. Ngứa do viêm da có thể phát triển theo nhiều cấp độ từ nhẹ đến nặng tùy theo cơ địa, mức độ và loại bệnh viêm da.
Việc điều trị các bệnh viêm da thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và độ tuổi của người bệnh. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng lưu ý là người bệnh nên hạn chế tối đa việc gãi khi ngứa. Gãi sẽ làm tình trạng ngứa bùng phát và làm tăng nguy cơ để lại sẹo hoặc vết thâm.
Hệ thống thần kinh trung ương được tạo thành từ bộ não, tủy sống và dây thần kinh. Hệ thống thần kinh trung ương truyền thông tin khắp cơ thể thông qua một mạng lưới tế bào thần kinh.
Các nhà khoa học cho rằng những người bị rối loạn hệ thống thần kinh trung ương có thể gây ra một số bất thường về việc xử lý các thông tin đau và ngứa của cơ thể. Một số bệnh rối loạn thần kinh gây ngứa bao gồm: Zona thần kinh, tiểu đường, stress, bệnh đa xơ cứng, thần kinh bị chèn ép,…
Các bệnh lý liên quan đến rối loạn thần kinh cần được tiến hành điều trị y tế để tránh các biến chứng nguy hiểm. Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng không nên gãi ngứa, bởi vì điều này không thể làm thuyên giảm cơn ngứa và có thể làm tổn thương các tế bào da.
Thận và gan là hai cơ quan thải độc quan trong cơ thể. Khi hai cơ quan này không được khỏe mạnh, không thể thực hiện nhiệm vụ thải độc sẽ khiến độc tích tụ trong cơ thể và được đào thải qua da. Nhiều nghiên cứu cho biết, dù bệnh nặng hay nhẹ thì các rối chức năng gan, thận đều có thể gây ngứa da, nổi mẩn đỏ, mụn trứng cá,…
Ngứa da do rối loạn chức năng gan thận cần được điều trị y tế, người bệnh không thể tự khắc phục bệnh tại nhà. Bên cạnh đó, việc gãi ngứa là hoàn toàn vô nghĩa, bởi vì gãi chỉ làm cơn ngứa lây lan ra toàn thân và gây nên hiện tượng càng gãi càng ngứa.
Việc ngứa khắp người càng gãi càng ngứa có thể liên quan đến các vấn đề của tuyến giáp. Bệnh tuyến giáp bao gồm suy nhược tuyến giáp do tuyến giáp hoạt động kém và bệnh cường giáp do tuyến giáp hoạt động quá mức. Bệnh tuyến giáp là bệnh nội tiết gây ra các cơn ngứa mãn tính và cần điều trị lâu dài.
Tham khảo thêm: Ngứa dưới da, trong da là do bệnh gì? Điều trị bằng cách nào?
Serotonin là một chất hóa học được cơ thể sản xuất để tế bào não và hệ thống thần kinh liên lạc với nhau. Do đó, rối loạn hoặc mất cân bằng nồng độ Serotonin có thể khiến cơ thể bị đau hoặc khiến một số thụ thể bị kích thích gây ra ngứa.
Hành động gãi ngứa dẫn đến việc giải phóng Serotonin như một loại thuốc giảm đau tự nhiên, vô tình kích hoạt các thụ thể một lần nữa và gây ngứa nhiều hơn. Điều này giải thích cho hiện tượng người bệnh bị ngứa khắp người càng gãi càng ngứa.
Một số loại thuốc đặc trị điển hình là thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh… đôi khi có thể gây ngứa ở một số trường hợp. Ngứa do dị ứng thuốc cần được kiểm tra bởi bác sĩ chuyên môn để đảm bảo rằng các triệu chứng không trở nên nghiêm trọng hoặc vượt quá tầm kiểm soát.
Trong một số trường hợp người bệnh cần thay đổi loại thuốc để cắt giảm các cơn ngứa. Điều quan trọng là người bệnh không nên gãi quá nhiều khi bị ngứa, nó có thể dẫn đến tổn thương da, nhiễm trùng và để lại sẹo.
Nói tóm lại, dù là nguyên nhân gì thì việc gãi ngứa đều không mang lại hiệu quả điều trị. Thay vào đó, chà xát, vỗ nhẹ hoặc ấn giữ lên vùng da ngứa có thể cắt giảm cơn ngứa tốt hơn.
Việc điều trị ngứa da cần phải phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của cơn ngứa. Tuy nhiên, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp chăm sóc da ngay tại nhà để cải thiện các triệu chứng trước khi tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn.
Một số biện pháp điều trị ngứa da tại nhà bao gồm:
Tham khảo thêm: Bị ngứa da vào ban đêm là bệnh gì? Cách chữa dứt điểm từ thảo dược
Để giảm các triệu chứng ngứa toàn thân, bác sĩ có thể kê một toa thuốc bao gồm:
Việc tìm đến bác sĩ cần được thực hiện ngay lập tức nếu:
Ngứa khắp người càng gãi càng ngứa có thể là một phản ứng bình thường của cơ thể, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngứa mà người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, cần hạn chế tối đa việc gãi để tránh làm tổn thương bề mặt da, nếu tình trạng vẫn không thuyên giảm và ngày càng nghiêm trọng, cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm:
- Da bị mẩn ngứa thành từng mảng và các bệnh có thể liên quan
- Ngứa như kim châm khắp người là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Link nội dung: https://blog24hvn.com/ngua-toan-than-cang-gai-cang-ngua-a40061.html