Tế bào mạch gỗ chứa các tế bào chết, bao gồm 2 loại là: quản bào và mạch ống. Chúng không có các bào quan và màng.
- Hình thái cấu tạo các loại tế bào:
Quản bào là các tế bào dài hình con chỉ suốt, xếp theo từng hàng thẳng đứng và có đầu chồng gối lên nhau.
Mạch ống: chỉ xuất hiện ở loài thực vật hạt kín và đôi khi cũng có ở một số thực vật hạt trần, các tế bào này ngắn, có vách đục lỗ ở 2 đầu.
- Một số đặc điểm cấu tạo của các loại tế bào:
Các tế bào này không có bào quan và màng nên tạo thành các tế bào rỗng → làm lực cản lên dòng chất thấp.
Vách thứ cấp thì được linhin hóa một cách bền vững, chắc chắn và chịu nước → giúp nó chịu được áp suất của nước.
Vách sơ cấp lại mỏng hơn và thủng lỗ → điều này giúp dòng chất được vận chuyển đi từ tế bào này qua tế bào khác.
Các tế bào cùng loại sẽ nối với nhau hình thành nên những ống dài bắt đầu từ rễ lên lá để dòng mạch gỗ di chuyển được bên trong.
- Cách sắp xếp của tế bào quản bào và mạch ống:
Các tế bào cùng loại sẽ nối với nhau theo cách như sau: Đầu của tế bào này sẽ gắn vào đầu của tế bào kia hình thành nên những ống dài kéo từ rễ lên lá để dòng mạch gỗ di chuyển được bên trong.
Còn các tế bào khác loại thì nối với nhau như sau: lỗ bên của tế bào này sẽ ghép sát vào lỗ bên của tế bào kia hình thành nên các cặp lỗ, và đây được xem là con đường vận chuyển chất ngang.
Thành phần chủ yếu bao gồm nước và các ion khoáng. Ngoài ra còn chứa các chất hữu cơ được tạo thành từ rễ ví dụ như axit amin, vitamin, amit,…)
Động lực đẩy trong dòng mạch gỗ là sự kết hợp giữa 3 lực:
Lực đẩy hay còn gọi là áp suất rễ: Áp lực này sinh ra do các hoạt động trao đổi chất bên trong rễ giúp đẩy nước lên phía trên. Ví dụ như hiện tượng ứ giọt trên các mép lá (không phải giọt sương,…)
Lực hút do quá trình thoát hơi nước ở lá: Tế bào khí khổng thoát hơi nước, hơi nước đó đi vào không khí dẫn đến các tế bào này có hiện tượng bị mất nước. Do đó chúng sẽ hút nước từ các tế bào lân cận để bù vào phần nước bị mất đi, dần dần hình thành nên lực hút nước từ lá đến tận rễ.
Lực liên kết của các phân tử nước với nhau và lực bám của chúng với thành mạch gỗ: Khi kết hợp hai lực này với nhau sẽ thắng được trọng lực của cột nước và giúp giữ cho cột nước theo chiều liên tục và không bị tụt xuống phía dưới. Do tồn lại 1 lực liên kết hiđro yếu giữa các phân tử nước → tạo nên 1 chuỗi liên tiếp các phân tử nước kéo theo nhau đi lên trên.
Mạch rây chứa các tế bào sống được chia thành 2 loại là ống rây và tế bào kèm.
- Hình thái cấu tạo của các loại tế bào:
Tế bào ống rây: là các tế bào có độ chuyên hóa cao đáp ứng sự vận chuyển các chất. Chúng có các đặc điểm như: không có nhân, bào quan ít, chất nguyên sinh còn lại chính là các sợi mảnh. Nhiệm vụ của tế bào ống rây là tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển dịch mạch rây.
Tế bào kèm: các tế bào nằm cạnh tế bào ống rây gọi là tế bào kèm. Chúng có các đặc điểm như sau: có nhân lớn, ti thể nhiều, chất nguyên sinh đặc và có không bào nhỏ. Nhiệm vụ của tế bào kèm là cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào ống rây.
- Cách sắp xếp vị trí của các tế bào ống rây và tế bào kèm:
Các tế bào ống rây sẽ nối với nhau thông qua các bản rây để tạo thành ống xuyên từ các tế bào có xảy ra quang hợp tới cơ quan có chức năng dự trữ.
Các tế bào kèm nằm sát với các tế bào ống rây.
Dịch mạch rây có chứa:
Đường saccarozơ (95%), vitamin, axit amin, hoocmôn thực vật hoặc ATP,…
Một số ion khoáng được tái sử dụng, do mạch rây có chứa nhiều K+ làm cho pH trong khoảng 8.0 - 8.5.
Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch ASTT giữa cơ quan nguồn là lá và cơ quan chứa bao gồm rễ, củ, quả,…Mạch rây liên kết các tế bào cơ quan nguồn với các tế bào cơ quan chứa đảm bảo cho dòng mạch rây chảy từ nơi có ASTT cao đến nơi có ASTT thấp.
Mối liên hệ giữa 2 dòng vận chuyển các chất trong cây được mô tả như sau:
- Dòng mạch gỗ hay dòng mạch rây đều là con đường dẫn truyền các chất tuy nhiên không hoàn toàn độc lập ở trong cây.
- Nước có thể đi từ mạch gỗ, sau đó sang mạch rây và từ mạch rây quay trở lại mạch gỗ theo con đường vận chuyển ngang.
Như đã trình bày ở trên, vận chuyển các chất trong cây sinh 11 là một chủ đề rất hay gặp trong các kỳ thi học kỳ, thi học sinh giỏi,... Bởi vậy việc so sánh 2 dòng vận chuyển đó sẽ góp phần giúp các em học nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Dưới đây là bảng so sánh 2 dòng vận chuyển này:
Dòng mạch gỗ
Dòng mạch rây
- Dòng vận chuyển: vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào trong mạch gỗ của rễ và tiếp tục đưa lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa chất đó đến lá và các bộ phận khác của cây
- Thành phần: chủ yếu bao gồm nước và các ion khoáng. Ngoài ra còn chứa các chất hữu cơ được tạo thành từ rễ ví dụ như axit amin, vitamin, amit,…)
- Động lực: sự kết hợp của 3 lực:
+ Lực đẩy của rễ
+ Lực hút do hiện tượng thoát hơi nước ở lá
+ Lực các phân tử nước liên kết với nhau và liên kết giữa chúng với thành mạch gỗ
- Dòng vận chuyển: vận chuyển các chất hữu cơ là sản phẩm của quá trình quang hợp đưa từ lá vào nơi cần sử dụng chất đó hoặc dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả,…
- Thành phần: Chủ yếu là đường saccarozơ (95%), vitamin, axit amin, hoocmôn thực vật hoặc ATP,… Ngoài ra mạch rây còn có nhiều K+
- Động lực: Là sự chênh lệch ASTT giữa cơ quan nguồn là lá và cơ quan chứa là rễ, củ, quả,…
Câu 1. Thành phần chính có ở dịch mạch gỗ là:
A. H2O và các ion khoáng
B. Amit và hoocmôn
C. Axit amin và vitamin
D. Xitôkimin và ancaloit
Câu 2. Đặc điểm của ống rây:
A. Tế bào có thành thứ cấp, nhân bị thoái hóa, chứa nhiều tấm rây
B. Tế bào có thành sơ cấp, chứa lỗ viền, có một nhân duy nhất
C. Tế bào có thành sơ cấp, không bào nằm ở vị trí trung tâm, có một nhân duy nhất
D. Tế bào có thành sơ cấp, chứa nhiều tấm rây, thoái hóa nhân và không bào
Câu 3. Tế bào mạch gỗ của cây bao gồm quản bảo và…
A. TB nội bì
B. TB lông hút
C. Mạch ống
D. TB biểu bì
Câu 4. Động lực giúp dịch mạch gỗ đi lên được từ rễ đến lá:
A. Lực đẩy hay còn gọi là áp suất rễ
B. Lực hút do quá trình thoát hơi nước ở lá
C. Lực các phân tử nước liên kết với nhau và liên kết giữ chúng với thành của mạch gỗ
D. Do sự phối hợp đồng đều của cả 3 lực bao gồm lực đẩy, lực hút, lực liên kết
Câu 5. Trong dịch mạch rây bao gồm một chất hòa tan chỉ chiếm khoảng 10 - 20% hàm lượng, chất được nói đến là?
A. Tinh bột
B. Protein
C. Saccarozo
D. ATP
Câu 6. Động lực của dòng mạch rây được biết là sự chênh lệch ASTT giữa 2 bộ phận nào dưới đây?
A. Rễ và lá cây
B. Cành và lá cây
C. Rễ và thân cây
D. Thân và lá cây
Câu 7. Thành phần chính trong dịch mạch gỗ chứa các chất nào sau đây?
A. Nước và HCHC được tổng hợp từ lá
B. Nước, các ion khoáng và chất hữu cơ được tổng hợp từ lá
C. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ dự trữ được tổng hợp ở củ, quả
D. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ
Câu 8. Nước chủ yếu được vận chuyển ở thân cây theo con đường nào?
A. Qua mạch rây, các chất theo chiều từ trên xuống dưới
B. từ mạch gỗ sang mạch rây
C. từ mạch rây sang mạch gỗ
D. qua mạch gỗ
Câu 9. Tế bào mạch gỗ của cây bao gồm những loại nào:
A. Quản bào và TB nội bì
B. Quản bào và TB lông hút
C. Quản bào và mạch ống
D. Quản bào và TB biểu bì
Câu 10. Khi vận chuyển các chất trong mạch gỗ của thân cây, các phân tử nước liên kết với nhau và tạo thành một dòng liên tục là do:
A. lực đẩy của rễ cây
B. nước có tính chất phân cực
C. lực hút của lá cây
D. nước bám vào nhau và bám vào thành mạch dẫn
Câu 11. Khi ta nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vận chuyển các chất trong mạch rây là bị động, trong khi mạch gỗ thì chủ động
B. Dòng mạch gỗ vận chuyển được các chất vô cơ, dòng mạch rây thì luôn vận chuyển các chất hữu cơ
C. Mạch gỗ thì vận chuyển glucozo, còn mạch rây lại vận chuyển các chất hữu cơ khác
D. Mạch gỗ vận chuyển được các chất từ rễ lên tận lá, còn mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ cây
Câu 12. Trong các đặc điểm sau :
- Các tế bào thuộc mạch này sẽ nối đầu lại với nhau để hình thành nên ống dài đi được từ lá xuống rễ cây.
- Chứa toàn là những tế bào chết.
- Thành tế bào được linhin hóa.
- Đầu của tế bào này chồng lên với đầu của tế bào kia hình thành những ống dài từ rễ lên lá.
- Gồm toàn những tế bào sống.
Mạch gỗ có bao nhiêu đặc điểm đã trình bày ở trên?
А. 2
В. 3
С. 4
D. 5
Câu 13. Nước đi vào mạch gỗ qua con đường gian bào rồi đến nội bì thì chuyển sang con đường TBC vì:
A. Tế bào nội bì chứa vị trí đặc điểm là đai caspari thấm nước nên nước mới vận chuyển ra được
B. Tế bào nội bì không thấm nước đồng nghĩa với nước không vận chuyển qua được
C. Nội bì chứa đai caspari có tính chất không thấm nước nên khi có nước vào thì sẽ không thấm qua được
D. ASTT của tế bào nội bì thấp nên nước phải chuyển sang con đường khác
Câu 14. Khi nói đến quá trình hút và vận chuyển nước ở rễ cây, số phát biểu dưới đây sai là?
(i) Nước chỉ được vận chuyển theo chiều từ TB lông hút vào mạch dẫn của rễ con theo thành TB - gian bào
(ii) Nước được cây hút vào chủ yếu dựa trên cơ chế vận chuyển chủ động, hoạt động này tiêu tốn nhiều năng lượng
(iii) Sự vận chuyển nước trong cây thường thực hiện đồng thời với sự vận chuyển chất tan trong cây
(iiii) Trước khi đi vào mạch dẫn của rễ, tất cả các phân tử nước đều phải đi qua đai caspari của tế bào nội bì
А. 2
В. З
С. 1
D. 4
Câu 15. Trong một TN chứng minh về sự vận chuyển các chất của dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta tiêm vào mạch rây ở phần thân giữa của cây đang trong quá trình phát triển mạnh một dung dịch có màu đỏ; đồng thời, tiêm vào thân một dung dịch màu vàng vào mạch gỗ ở vị trí cùng độ cao. Hiện tượng vận chuyển các chất trong cây phát biểu nào sau đây đúng về xu hướng xảy ra sau khoảng một ngày?
A. Ngọn cây hay là phần xa mặt đất nhất chỉ chứa thuốc màu đỏ, còn chóp rễ hay là phần sâu nhất dưới mặt đất chỉ chứa thuốc màu vàng
B. Ngọn cây chỉ chứa thuốc màu vàng; chóp rễ chỉ chứa thuốc màu đỏ
C. Ngọn cây có chứa cả thuốc màu đỏ và vàng; còn chóp chỉ có thuốc màu đỏ
D. Ngọn cây chỉ chứa thuốc màu đỏ; chóp rễ chứa cả thuốc màu đỏ và vàng
Câu 16. Mạch gỗ được hình thành từ các TB chết thì có bao nhiêu vai trò dưới đây là đúng?
1. Giảm hàm lượng dinh dưỡng và H2O để nuôi các TB này
2. Giảm lực cản khi dòng mạch gỗ vận chuyển các chất ngược chiều với trọng lực
3. Các TB này sẽ không hút nước và ion khoáng từ các tế bào bên xung quanh
4. Thành của các TB này dày giúp bảo vệ được ống dẫn trước các áp lực sinh ra từ lực hút và sự thoát hơi nước ở lá
А. 4
В. З
С. 2
D. 1
>>> Đáp án:
1A
2D
3C
4D
5C
6A
7D
8D
9C
10B
11D
12B
13D
14B
15C
16C
Quá trình vận chuyển các chất trong cây là quá trình rất quan trọng đối với thực vật. Đây cũng là một phần kiến thức Sinh học khá hay nên được đưa vào các đề thi rất nhiều. Để ôn thi hiệu quả, các em có thể truy cập vào Vuihoc.vn để đăng ký tài khoản hoặc liên hệ ngay trung tâm hỗ trợ để ôn tập được thật nhiều kiến thức nhé!
Link nội dung: https://blog24hvn.com/thanh-phan-dich-mach-ray-gom-a40071.html