Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình là một bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập vào năm 1962. Đây là đơn vị chuyên khoa chỉnh hình hàng đầu khu vực miền Nam nói riêng và cả nước nói chung. Bệnh viện với đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao cùng với trang thiết bị hiện đại, đây đã trở thành nơi thăm khám cũng như chữa bệnh đáng tin cậy của nhiều người dân.
Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM được chính thức đi vào hoạt động vào năm 2002, với tiền thân là Khoa Chấn thương Chỉnh hình của Bệnh viện Bình Dân sáp nhập với Bệnh viện Trần Hưng Đạo, sau đó trở thành Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM.
Đây là bệnh viện chuyên khoa hạng I, là bệnh viện tuyến cuối về chấn thương chỉnh hình ở các tỉnh miền Nam. Bệnh viện có các chuyên khoa sâu về chấn thương chỉnh hình như Chỉnh hình nhi, Cột sống, Chi trên, Chi dưới, Bệnh học cơ xương khớp, Vi phẫu tạo hình, Khớp, Vệ tinh chấn thương chỉnh hình. Bệnh viện sở hữu một đội ngũ y bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại đã góp phần lớn vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân ở các tỉnh miền Nam nói riêng và trên cả nước nói chung.
Đến nay, bệnh viện luôn chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ, đa dạng hóa dịch vụ giúp mang đến sự chăm sóc y tế chất lượng cao. Bệnh viện cũng nỗ lực phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân trên địa bàn thành phố cũng như từ khắp miền Nam và trên cả nước.
Địa chỉ: 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP. HCM.
Điện thoại liên hệ: 028.39235791 - 39235821 - 39237007.
Thời gian thăm khám tại Bệnh viện như sau:
Giờ hành chính:
Khám ngoài giờ
Ngoài ra, bạn có thể đăng ký hẹn trước khám ngoài giờ qua hệ thống tổng đài 028 1080.
Dịch vụ khám theo yêu cầu
Bệnh viện có phòng cấp cứu làm việc 24/7.
Đến thời điểm hiện tại, bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh có 16 khoa, bao gồm:
1. Khoa phẫu thuật chi trên: Đảm nhiệm điều trị các trường hợp chấn thương và dị tật ở chi trên. Ngoài ra, khoa còn đào tạo học sinh, sinh viên y khoa các trường.
2. Khoa phẫu thuật chi dưới: Khoa thực hiện cấp cứu và khám chữa bệnh lý thuộc về chi dưới. Khoa cũng chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật cho các bệnh viện ở tuyến dưới và nghiên cứu khoa học.
3. Khoa cột sống A: Chuyên khám và điều trị các bệnh lý về cột sống, có nhiệm vụ nghiên cứu cũng như phát triển các phương pháp điều trị cột sống.
4. Khoa cột sống B: Khoa có 3 nhiệm vụ chính là đào tạo, giảng dạy sinh viên, quan hệ hợp tác với bệnh viện, nghiên cứu sinh y khoa và tổ chức y tế trong và ngoài nước cũng như nghiên cứu khoa học.
5. Khoa bệnh học cơ xương khớp: Khoa liên kết với các trường đại học để hoạt động khoa học cũng như tham gia vào các đào tạo, giảng dạy sinh viên y khoa.
6. Khoa vi phẫu tạo hình: Khoa có kỹ thuật cao về vi phẫu thuật, có thể nối các chi, tái tạo ngón tay và xử lý các vấn đề về dây thần kinh tay.
7. Khoa khớp: Chuyên điều trị các bệnh về khớp bằng các kỹ thuật cao và thuốc sinh học. Ngoài ra, khoa có tư vấn loãng xương, thoái hóa khớp và khám chữa bệnh từ thiện.
8. Khoa cấp cứu: Nhận cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm họa cũng như các ca cấp cứu từ những bệnh viện khác chuyển đến.
9. Khoa chỉnh hình nhi: Ứng dụng kỹ thuật cao để điều trị các bệnh lý và các dị tật bẩm sinh ở trẻ như dính ngón, thừa ngón, vẹo cột sống…
10. Khoa khám chuyên khoa: Tiếp nhận, khám cũng như điều trị các bệnh về chi trên, chi dưới, khớp, cột sống, nhi và đảm nhận đào tạo y khoa cho các trường đại học.
11. Khoa dược: Có nhiệm vụ quản lý, cung ứng, cấp phát thuốc phục vụ cho việc điều trị. Ngoài ra, khoa cũng phối hợp nghiên cứu và đào tạo với các trường đại học, cao đẳng, trung học về dược.
12. Khoa xét nghiệm: Thực hiện các xét nghiệm từ đơn giản cho đến chuyên sâu. Khoa còn chịu trách nhiệm quản lý ngân hàng máu và kiểm tra chất lượng xét nghiệm.
13. Khoa phục hồi chức năng: Gồm 3 bộ phận chính là Tập vật lý trị liệu, Điện trị liệu và Đo điện cơ hỗ trợ bác sĩ và người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh, phẫu thuật và sau phẫu thuật.
14. Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn: Khoa xây dựng và kiểm tra giám sát quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn. Khoa cũng giúp trong việc hỗ trợ các khoa khác tiệt khuẩn dụng cụ phẫu thuật, các dụng cụ khác cũng như tham gia nghiên cứu khoa học.
15. Khoa dinh dưỡng: Xây dựng, kiểm tra chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân cũng như tham gia khám và điều trị dinh dưỡng.
16. Khoa vệ tinh an bình: Điều trị phẫu thuật trước và sau mổ cho bệnh nhân cũng như tham gia các huấn luyện cán bộ y tế.
Tính đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình có 500 giường nội trú và 1100 giường ngoại trú. Bệnh viện còn có một số thiết bị phục vụ nhu cầu khám và điều trị như:
Quy trình khám và chữa bệnh đối với bệnh nhân có bảo hiểm y tế
Lưu ý: Đối với trường hợp bệnh nhân nhập viện, nhân viên tư vấn hoặc chuyên viên y tá sẽ hướng dẫn cụ thể hơn.
Quy trình thăm khám đối với bệnh nhân không có bảo hiểm y tế
Nhà thuốc bệnh viện chấn thương chỉnh hình
Ngày nay, bệnh viện có một số dịch vụ không được bảo hiểm chi trả, tuy nhiên cũng có một số được bảo hiểm cho trả. Như sau:
Đối với dịch vụ được bảo hiểm chi trả
Đối với dịch vụ không được bảo hiểm chi trả
Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn, kết hợp với trang thiết bị y tế hiện đại, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của bệnh nhân cùng với sự tận tâm và chuyên nghiệp nhất. Đến với bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, bệnh nhân sẽ được đảm bảo về chất lượng dịch vụ, sự an toàn và sự thoải mái trong quá trình điều trị.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/bv-chan-thuong-chinh-hinh-tphcm-a40264.html