Các biện pháp khắc phục, điều trị sỏi thận tại nhà

Bệnh sỏi thận là tình trạng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại và hình thành những viên sỏi. Ngoài việc áp dụng và tuân theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh có thể sử dụng một số biện pháp khắc phục và điều trị sỏi thận tại nhà như uống đủ nước và các loại nước ép tốt cho sức khỏe.

1. Uống đủ nước

Nước là một phần rất quan trọng để loại bỏ sỏi thận và ngăn ngừa hình thành sỏi mới. Nước không chỉ thải độc tố ra ngoài mà còn giúp di chuyển sỏi và sạn trong đường tiết niệu. Vì vậy, hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là những bệnh nhân đang mắc sỏi thận và trong quá trình điều trị sỏi thận tại nhà.

Khi tình trạng sỏi thận đã hết, bạn vẫn nên duy trì uống nước mỗi ngày. Bởi vì mất nước sẽ là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra sỏi thận tái phát và hình thành nhiều hơn. Bên cạnh đó, hãy chú ý đến màu sắc của nước tiểu, nếu nước tiểu có màu vàng nhạt là bình thường, nếu nước tiểu sẫm màu là dấu hiệu của tình trạng mất nước.

2. Nước chanh

Thành phần của quả chanh có chứa citrate, đây là một chất hóa học có tác dụng ngăn hình thành sỏi canxi. Citrate cũng có thể phá vỡ các viên sỏi nhỏ, cho phép chúng đi qua niệu quản dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nước chanh có nhiều lợi ích sức khỏe khác như giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn và cung cấp vitamin C. Vì vậy, hãy sử dụng chanh trong các thực đơn hàng ngày đối với quá trình chăm sóc bệnh sỏi thận tại nhà.

XEM THÊM: Bị sỏi thận: Uống nhiều nước có hiệu quả?

3. Nước ép húng quế

Húng quế có chứa axit axetic, giúp phá vỡ sỏi thận và giảm đau hiệu quả. Nó cũng chứa đầy đủ chất dinh dưỡng được sử dụng điều trị rối loạn tiêu hóa và viêm. Nước ép húng quế có chứa chất chống oxy hóa và chống viêm, đồng thời giúp duy trì sức khỏe của thận

Người bệnh đang thực hiện các phương pháp điều trị sỏi thận tại nhà có thể sử dụng lá húng quế tươi hoặc khô để pha trà và uống đều đặn mỗi ngày. Bạn cũng có thể ép húng quế tươi trong máy ép trái cây hoặc thêm vào sinh tố để chăm sóc bệnh nhân sỏi thận. Cần lưu ý không nên sử dụng nước ép húng quế thuốc trong hơn 6 tuần cùng một lúc khi mắc những tình trạng sau:

Nước ép húng quế giúp chữa bệnh sỏi thận tại nhà hiệu quả

4. Giấm táo

Giấm táo có chứa axit axetic giúp làm tan sỏi thận. Ngoài việc thải độc cho thận, giấm táo có thể giúp làm dịu cơn đau do sỏi gây ra. Theo một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy giấm táo có hiệu quả trong việc giúp giảm sự hình thành sỏi thận, mặc dù vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để chứng minh tính hiệu quả mà nó đem lại.

Để đạt được những lợi ích này, bạn hãy thêm 2 muỗng canh giấm táo vào 6 đến 8 ounce nước tinh khiết và uống hỗn hợp này trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, bạn không nên tiêu thụ nhiều hơn một ly 8 ounce hỗn hợp giấm táo mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng nó trên món salad hoặc pha chế nước sốt salad yêu thích.

Nếu ăn một lượng lớn hơn, giấm táo có thể dẫn đến tình trạng kali thấp và gây loãng xương. Theo đó, những người bị bệnh tiểu đường nên thận trọng khi uống hỗn hợp này. Ngoài ra, cần theo dõi lượng đường trong máu và không nên uống hỗn hợp này nếu bạn đang dùng:

Thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như spironolactone (Aldactone)

5. Nước ép cần tây

Nước ép cần tây được cho là có tác dụng loại bỏ các độc tố góp phần hình thành sỏi thận và từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền. Thực phẩm này cũng giúp thải độc ra ngoài cơ thể. Bạn có thể sử bằng cách xay một hoặc nhiều cọng cần tây với nước và uống cả ngày. Tuy nhiên, bạn không nên uống hỗn hợp này nếu bạn có:

Ngoài ra, bạn cũng không nên uống hỗn hợp này nếu bạn đang dùng những loại thuốc sau:

XEM THÊM: Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận

Nước ép cần tây giúp người bệnh tự điều trị sỏi thận tại nhà

6. Nước ép lựu

Nước ép lựu đã được sử dụng để giúp cải thiện chức năng thận tổng thể. Theo đó, loại nước ép này sẽ đẩy sỏi và các chất độc khác ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, nước ép lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giữ cho thận khỏe mạnh và có thể có vai trò trong việc ngăn ngừa sỏi thận phát triển. Bên cạnh đó, nước ép lựu cũng làm giảm nồng độ axit trong nước tiểu. Mức độ axit thấp hơn làm giảm nguy cơ bị sỏi thận trong tương lai.

Tuy nhiên, tác dụng của nước ép lựu trong việc ngăn ngừa sỏi thận cần được nghiên cứu kỹ hơn. Theo đó, bạn không nên uống nước ép lựu nếu đang sử dụng:

7. Nước luộc đậu

Nước luộc từ đậu tây nấu chín là một món ăn truyền thống, thường được sử dụng ở Ấn Độ, để cải thiện sức khỏe tổng thể của thận và tiết niệu. Nước luộc từ đậu cũng giúp làm tan và đào thải sỏi ra ngoài. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lọc chất lỏng từ đậu nấu chín và uống một vài ly trong ngày.

8. Nước ép rễ cây bồ công anh

Rễ cây bồ công anh là một trong những loại thuốc bổ thận và kích thích sản xuất mật. Điều này được cho là giúp loại bỏ chất thải, cải thiện tiêu hóa và tăng lượng nước tiểu. Bồ công anh có vitamin (A, B, C, D) và các khoáng chất như kali, sắt và kẽm cho thấy bồ công anh có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.

Bạn có thể làm nước ép bồ công anh tươi và thêm vỏ cam, gừng và táo để tạo hương vị. Hãy uống 3 đến 4 cốc nước ép rễ cây bồ công anh trong ngày. Tuy nhiên, bạn không nên uống hỗn hợp này nếu bạn đang dùng.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng chiết xuất rễ cây bồ công anh, vì nó có thể tương tác với nhiều loại thuốc.

Người bệnh có thể điều trị sỏi thận tại nhà bằng nước ép rễ cây bồ công anh

9. Nước ép cỏ lúa mì

Cỏ lúa mì chứa nhiều chất dinh dưỡng và từ lâu đã được sử dụng để tăng cường sức khỏe. Cỏ lúa mì làm tăng lưu lượng nước tiểu để giúp đào thải sỏi, đồng thời chứa các chất dinh dưỡng quan trọng giúp làm sạch thận và được sử dụng để điều trị sỏi tại nhà. Để khắc phục tình trạng sỏi thận, bạn có thể uống từ 2 đến 8 ounce nước ép cỏ lúa mì mỗi ngày. Hãy bắt đầu với lượng nhỏ nhất có thể và dần dần theo cách của bạn lên đến 8 ounce để phòng ngừa tác dụng phụ.

Nếu không có sẵn nước ép cỏ lúa mì tươi, bạn có thể uống bổ sung cỏ lúa mì dạng bột theo chỉ dẫn. Dùng cỏ lúa mì khi bụng đói có thể giảm nguy cơ buồn nôn. Trong một số trường hợp, nó có thể gây chán ăn và táo bón.

10. Nước ép cỏ đuôi ngựa

Cỏ đuôi ngựa đã được sử dụng để tăng lưu lượng nước tiểu, giúp tống sỏi thận ra ngoài và có thể làm dịu sưng, viêm. Nó cũng có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa giúp hỗ trợ sức khỏe tổng thể của đường tiết niệu. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng cỏ đuôi ngựa quá 6 tuần mỗi lần, bởi vì việc lạm dụng làm tăng nguy cơ co giật, giảm mức vitamin B và mất kali. Ngoài ra, không sử dụng cỏ đuôi ngựa nếu bạn dùng lithium, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc tim như digoxin.

Cỏ đuôi ngựa không được khuyến khích cho trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, ởi vì nó có chứa chất nicotine. Bạn cũng không nên uống nếu đang sử dụng miếng dán nicotine hoặc đang cố gắng bỏ hút thuốc. Ngoài ra, bạn cũng không nên uống nước ép cỏ đuôi ngựa nếu bạn có:

Điều trị sỏi thận tại nhà đối với những trường hợp tình trạng viên sỏi nhỏ và đã được kiểm soát bởi bác sĩ. Các biện pháp khắc phục, điều trị sỏi thận tại nhà khá đơn giản, bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như sốt, đái máu, buồn nôn, nước tiểu sẫm màu,... bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị sỏi thận kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Link nội dung: https://blog24hvn.com/cach-dieu-tri-benh-soi-than-a40286.html