Tình trạng ù tai có thể phòng tránh cũng như điều trị bằng các phương pháp hiện đại hoặc dân gian. Nếu điều trị sớm, chứng ù tai có thể hồi phục hoàn toàn, không phát sinh biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu cách chữa ù tai an toàn và hiệu quả trong bài viết dưới đây.
1Ù tai là gì? Triệu chứng ù tai
Ù tai là tình trạng nghe thấy tiếng ồn ở 1 hoặc 2 bên tai. Các tiếng ồn này không phải do âm thanh bên ngoài phát ra và người khác không thể nghe thấy những âm thanh này. Đây là tình trạng phổ biến có ảnh hưởng tới khoảng 15 - 20% dân số, đặc biệt là ở người cao tuổi.[1]
Chứng ù tai làm xuất hiện một số tiếng động trong tai như:
- Tiếng rít.
- Tiếng gầm.
- Tiếng vo ve.
- Tiếng huýt sáo.
- Tiếng xèo xèo.
Ù tai là tình trạng nghe thấy tiếng ồn ở 1 hoặc 2 bên tai
2Nguyên nhân gây ù tai
Một số nguyên nhân gây ù tai thường gặp bao gồm:
- Mất thính lực: Nếu lông tai bị uốn cong, đứt gãy do tuổi già hoặc tiếp xúc thường xuyên với âm thanh lớn, nó có thể gây ra chứng ù tai do các xung điện ngẫu nhiên "rò rỉ" đến não.
- Nhiễm trùng tai hoặc tắc ống tai: Nhiễm trùng tai hoặc tắc ống tai có thể gây chứng ù tai do sự tích tụ chất lỏng, ráy tai, bụi bẩn hoặc các vật lạ trong ống tai. Việc ống tai bị tắc làm thay đổi áp suất trong tai, dẫn đến chứng ù tai.
- Chấn thương đầu hoặc cổ: Tình trạng này có thể tác động đến tai trong, dây thần kinh thính giác hoặc các chức năng não liên quan đến thính giác. Những chấn thương như vậy thường dẫn đến chứng ù tai ở một bên tai.
- Thuốc: Một số loại thuốc có thể làm chứng ù tai trở nên nặng hơn. Các loại thuốc gây chứng ù tai bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAID), một số loại thuốc kháng sinh, thuốc trị ung thư, thuốc lợi tiểu, thuốc chống sốt rét và thuốc chống trầm cảm.
- Bệnh Meniere: Là một rối loạn tai trong xuất phát từ áp suất chất lỏng trong tai bất thường.
- Rối loạn chức năng ống Eustachian: Ống tai nối tai giữa với cổ họng luôn mở rộng, gây cảm giác ù trong tai.
- Xơ cứng tai: Sự phát triển xương bất thường trong tai giữa ảnh hưởng đến thính giác và gây ra chứng ù tai, có thể do di truyền.
- Co thắt cơ ở tai trong: Các cơ ở tai trong căng lên, gây ù tai và giảm thính lực. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do bệnh thần kinh, bao gồm cả bệnh đa xơ cứng.
- Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ): Vấn đề với khớp TMJ có thể gây ra chứng ù tai.
- U thần kinh thính giác hoặc các khối u ở đầu và cổ: Đây là những khối lành u tính xuất hiện trên dây thần kinh sọ chạy từ não đến tai trong, có vai trò trong việc kiểm soát cân bằng và thính giác.
- Rối loạn mạch máu: Thay đổi về lưu lượng máu do các tình trạng ảnh hưởng đến mạch máu có thể gây ra chứng ù tai hoặc làm nó trở nên rõ ràng hơn.
- Các bệnh mãn tính khác: Bệnh tiểu đường, tuyến giáp, chứng đau nửa đầu, thiếu máu và các rối loạn tự miễn dịch có liên quan đến chứng ù tai. [2]
Nhiễm trùng tai có thể gây ù tai do sự tích tụ chất lỏng, ráy tai
3Mẹo chữa ù tai
Tránh tiếp xúc với âm thanh lớn
Các âm thanh lớn là nguyên nhân chính gây chứng ù tai và cũng khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Để bảo vệ thính giác, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:
- Giữ âm lượng tai nghe ở mức 60% hoặc thấp hơn và không nghe quá 1 tiếng.
- Hạn chế tham gia các hoạt động có âm thanh lớn gây tổn thương thính giác và làm chứng ù tai trầm trọng hơn. Nếu không thể tránh, bạn hãy sử dụng các thiết bị bảo vệ thính giác như nút bịt tai.
Âm thanh lớn là nguyên nhân khiến ù tai nghiêm trọng hơn
Nghe tiếng ồn trắng
Trong môi trường yên tĩnh, chứng ù tai sẽ trở nên nặng hơn và âm thanh ù tai sẽ càng lớn hơn. Để giảm triệu chứng ù tai, bạn có thể làm những điều sau:
- Nghe các bản nhạc nhẹ nhàng.
- Lắng nghe đài, radio hoặc postcard.
- Tạo tiếng ồn trắng: Sử dụng các thiết bị phát âm thanh sóng biển, tiếng nước chảy, tiếng mưa rơi hoặc đơn giản là bật quạt.
Tiếng ồn trắng giúp giảm nhẹ triệu chứng ù tai
Giảm âm lượng khi sử dụng các thiết bị âm thanh
Âm lượng quá lớn từ các thiết bị sẽ tạo áp lực lên tai, gây giảm thính lực và ù tai. Bạn có thể giảm âm lượng trực tiếp từ các thiết bị như tivi, loa đài, tai nghe.[2]
Giảm âm lượng từ tivi, tai nghe giúp giảm ù tai
Dùng thiết bị che âm thanh
Thiết bị che âm thanh giúp giảm tiếng ồn bên ngoài và giảm chứng ù tai, bao gồm tiếng ồn trắng, tiếng ồn hồng, tiếng ồn tự nhiên và nhạc. Có nhiều loại thiết bị nhỏ gọn như tai nghe, tivi, máy nghe nhạc, quạt để giúp bạn thư giãn và dễ chìm vào giấc ngủ hơn.[3]
Nút bịt tai giúp giảm tiếng ồn bên ngoài và giảm chứng ù tai
Dùng máy trợ thính
Máy trợ thính là một thiết bị gồm micro, bộ khuếch đại và loa để tăng âm lượng của âm thanh bên ngoài. Thiết bị này rất có ích với những người bị ù tai, bởi bạn càng nghe rõ âm thanh bên ngoài thì bạn càng ít nghe được âm thanh ù bên trong tai. Tuy nhiên, máy trợ thính chỉ nên dùng khi ù tai kèm nghe kém tiếp nhận sau 2 tai.[3]
Máy trợ thính giúp tăng âm lượng của âm thanh bên ngoài
Vệ sinh tai đúng cách
Đôi khi ù tai cũng do quá nhiều ráy tai gây bít tắc lỗ tai. Do đó bạn có thể vệ sinh tai bằng cách dùng các sản phẩm xịt, nhỏ vệ sinh tai hoặc dùng vải ấm phủ lên tăm bông hoặc nhỏ glycerin, dầu khoáng, peroxide để làm mềm và lấy hết ráy tai.
Vệ sinh tai đúng cách giúp giảm triệu chứng ù tai
Học cách làm quen với chứng ù tai
Mặc dù khó tin nhưng việc học cách thích nghi với chứng ù tai cũng là một cách để đối diện với nó. Để không bị chứng ù tai chi phối cuộc sống, bạn hãy tập trung vào các hoạt động yêu thích và công việc hàng ngày. Khi làm như vậy, bạn sẽ không còn cảm thấy bị quấy rối bởi âm thanh ù tai nữa.
Đối diện với chứng ù tai để chúng không thể chi phối cuộc sống của bạn
Thư giãn
Những tiếng ồn ù tai có thể làm bạn lo lắng và không thoải mái, lúc này bạn cần giữ bình tĩnh vì lo lắng chỉ làm cho tình trạng ù tai trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy thử thư giãn và cải thiện tình trạng theo cách mà bạn cảm thấy phù hợp nhất với bản thân:
- Thực hành yoga.
- Thiền.
- Giãn cơ.
- Tự thôi miên.
Giãn cơ giúp chứng ù tai bớt nghiêm trọng hơn
Ngủ đủ giấc
Căng thẳng và lo âu là những yếu tố góp phần làm nặng thêm triệu chứng ù tai. Giấc ngủ đủ và chất lượng giúp cơ thể thư giãn và giảm cảm giác ù tai.
Dưới đây là một số thay đổi thói quen giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ:
- Tạo không gian ngủ thoải mái và mát mẻ để dễ dàng vào giấc ngủ hơn. Nếu phòng ngủ quá yên tĩnh, hãy thêm âm thanh trắng để che giấu âm thanh ù ù, tạo môi trường âm thanh dễ chịu.
- Dành từ 7 - 9 giờ để có giấc ngủ ban đêm đủ thời gian và đủ giấc.
- Thức dậy và đi ngủ vào cùng một thời gian hàng ngày để ổn định lịch trình giấc ngủ.
- Xây dựng thói quen trước khi đi ngủ, chẳng hạn như tắm nước ấm để thư giãn hoặc chăm sóc da.
- Đảm bảo giường và gối êm ái, thoải mái và sạch sẽ để giúp bạn dễ ngủ hơn.
- Tránh tập thể dục, ăn uống và uống rượu ít nhất 2 - 3 giờ trước khi đi ngủ để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Cố gắng ngủ đủ giấc bởi nó sẽ giúp bạn tỉnh táo và giảm ù tai
Tập thể dục ít nhất 3-5 lần/tuần
Tập thể dục không chỉ giúp phòng ngừa các vấn đề sức khỏe mà còn cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng và giảm chứng ù tai. Bạn nên tập thể dục đều đặn 3 - 5 lần/tuần, mỗi lần từ 45 - 60 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tập thể dục giúp bạn giảm căng thẳng và giảm chứng ù tai
Có thực đơn ăn uống phù hợp
Đối với một số ít người thì thực phẩm, đồ uống hay thuốc sẽ khiến chứng ù tai trở nên tồi tệ hơn. Điều bạn cần làm là xác định được chính xác loại thực phẩm gây ra điều đó. Bạn có thể thực hiện phương pháp loại trừ và ghi chép.
Với mỗi người, tác nhân sẽ khác nhau, bạn có thể tham khảo một số tác nhân dưới đây:
- Đồ uống chứa cafein như cà phê, trà, nước tăng lực,...
- Rượu bia.
- Aspirin.
- Muối ăn.
Muối ăn có thể làm chứng ù tai nặng thêm ở một số người
Hạn chế rượu, cafein
Khi sử dụng quá mức rượu và các loại đồ uống chứa cafein có thể tác động tiêu cực đến lưu lượng máu và góp phần làm trầm trọng thêm chứng ù tai. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tác động của rượu và cafein đối với chứng ù tai có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ địa và cường độ sử dụng của mỗi người.[2]
Rượu và cà phê làm cản trở lưu thông máu và gây ù tai
Bỏ thói quen hút thuốc (nếu có)
Chứng ù tai trở nên tồi tệ hơn bởi thuốc lá theo 2 cách:
- Thuốc lá chứa nicotine làm giảm lưu lượng máu đến các tế bào thần kinh thính giác dẫn đến rối loạn và suy giảm chức năng của tai.
- Thuốc lá hoạt động như một chất kích thích đối với cơ thể. Điều này khiến tình trạng ù tai trở nên nặng hơn.
Nếu bạn đang sử dụng thuốc lá thì hãy tập bỏ dần thói quen này để cải thiện chứng ù tai và có một nền tảng sức khỏe tốt hơn.
Thói quen hút thuốc có thể làm suy giảm chức năng tai
Một số mẹo dân gian chữa ù tai
Các mẹo dân gian giúp giảm chứng ù tai, tuy nhiên chúng chỉ phù hợp với những người mới bị ù tai. Dưới đây là một số mẹo thực hiện nhanh chóng và hiệu quả cao:
- Chữa ù tai bằng gừng: Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp thần kinh ổn định khi đối phó với chứng ù tai. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần cho gừng băm nhỏ vào nước nóng rồi hòa thêm 2 thìa mật ong và lọc lấy nước uống.
- Sử dụng cây cối xay: Cây cối xay trong Đông y có vị ngọt, tính bình, giúp khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết, thường được dùng để trị ù tai và viêm tai. Để chữa ù tai với cối xay, bạn cần 20g cây cối xay khô, 1,5 lít nước. Sau đó đun cho đến khi cạn còn 2 lưng bát con nước, rồi chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Nhai kẹo cao su: Khi nhai kẹo cao su, các cơ vòi nhĩ sẽ hoạt động, giúp tăng cường tiết nước bọt. Nhờ vào việc này, tình trạng ù tai có thể được cải thiện.
Gừng giúp thần kinh ổn định khi đối phó với chứng ù tai
4Ù tai có những hậu quả gì?
Nếu không được điều trị kịp thời, chứng ù tai có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:
- Điếc vĩnh viễn: Ban đầu, ù tai chỉ là những tiếng vo ve bên trong tai, làm ảnh hưởng đến khả năng nghe. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, tình trạng ù tai sẽ ngày càng nghiêm trọng dẫn đến tình trạng điếc vĩnh viễn.[4]
- Mất ngủ: Vào ban đêm, khi xung quanh yên tĩnh, tiếng vo ve trong tai càng trở nên rõ rệt. Điều này gây khó chịu, dẫn đến mất ngủ, mệt mỏi và thiếu tỉnh táo vào buổi sáng.[4]
- Trầm cảm: Triệu chứng mất ngủ do ù tai gây ra kèm với lo lắng khiến nhiều người bước vào trạng thái trầm cảm. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, tình trạng này có thể làm suy giảm tinh thần và sức khỏe tổng thể.[4]
Ù tai có thể dẫn tới biến chứng điếc vĩnh viễn
5Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Đối với một vài người thì chứng ù tai không làm ảnh hưởng, gián đoạn cuộc sống hằng ngày. Nhưng đối với những người khác thì ngược lại, ù tai gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hãy đến gặp bác sĩ nếu:
- Xuất hiện chứng ù tai sau khi bị cảm lạnh hoặc viêm đường hô hấp trên mà không cải thiện trong vòng một tuần.
- Thính lực giảm sút hoặc chóng mặt kèm theo ù tai.
- Bạn cảm thấy lo lắng hoặc trầm cảm do chứng ù tai của mình.
Bạn nên đi khám nếu xuất hiện triệu chứng ù tai kèm đau đầu, chóng mặt
Chẩn đoán
Thông thường, các bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng để chẩn đoán chứng ù tai. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ cố gắng xác định xem liệu chứng ù tai của bạn có phải là do một tình trạng tiềm ẩn khác gây ra hay không. Trong một vài trường hợp nguyên nhân gây ù tai có thể không xác định được.
Để giúp xác định nguyên nhân của chứng ù tai, bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh và kiểm tra tai, đầu và cổ của bạn. Các bài kiểm tra thông thường bao gồm:
- Kiểm tra thính giác (thính học): Trong quá trình kiểm tra, bạn sẽ ngồi trong phòng cách âm và được nghe âm thanh cụ thể truyền đến từng tai một. Để xác định những âm thanh mà bạn nghe được và kết quả sẽ được so sánh với kết quả tiêu chuẩn ở độ tuổi của bạn. Có thể dựa trên kết quả so sánh để loại trừ hoặc xác định các nguyên nhân dẫn đến ù tai.
- Sự chuyển động: Bác sĩ có thể yêu cầu bạn cử động mắt, siết chặt hàm hoặc cử động cổ, cánh tay và chân. Nếu chứng ù tai của bạn thay đổi hoặc trầm trọng hơn khi bạn thực hiện các cử động thì có thể là chứng rối loạn tiềm ẩn cần điều trị.
- Các xét nghiệm hình ảnh: Tùy vào từng nguyên nhân đang được nghi ngờ gây ra chứng ù tai mà bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện kiểm tra các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc MRI.
- Xét nghiệm: Kiểm tra tình trạng thiếu máu, các vấn đề về tuyến giáp, tim hoặc thiếu hụt vitamin và khoáng chất.
Hãy cố gắng để mô tả cho bác sĩ của bạn loại tiếng ồn ù tai mà bạn nghe thấy một cách cụ thể nhất. Vì những âm thanh đó sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân tiềm ẩn.
- Nhấp chuột: Loại âm thanh này cho thấy rằng các cơn co thắt cơ trong và xung quanh tai có thể là nguyên nhân khiến bạn bị ù tai.
- Nhịp đập, dồn dập hoặc vo ve: Những âm thanh này thường xuất phát từ nguyên nhân mạch máu (mạch máu), chẳng hạn như huyết áp cao và bạn có thể nhận thấy chúng khi tập thể dục hoặc thay đổi tư thế, chẳng hạn như khi bạn nằm xuống hoặc đứng lên.
- Tiếng chuông nhỏ: Loại âm thanh này có thể chỉ ra tắc nghẽn ống tai, bệnh Meniere hoặc cứng xương tai trong (xơ cứng tai).
- Tiếng chuông the thé: Đây là âm thanh ù tai thường nghe nhất. Các nguyên nhân có thể do tiếp xúc với tiếng ồn lớn, giảm thính lực hoặc dùng thuốc.
Khám thính giác giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây ù tai
6Các lưu ý khi bị ù tai
Để tránh tổn thương đến thính giác và điều trị ù tai hiệu quả, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:
- Tránh sử dụng miếng gạc bông để làm sạch lỗ tai, vì nó có thể đẩy ráy tai vào sâu và làm tổn thương màng nhĩ dẫn đến ù tai nặng hơn.
- Khi ở trong môi trường có tiếng ồn lớn, bạn hãy mang đồ bảo vệ tai để giảm âm lượng tiếng ồn.
- Khi sử dụng tai nghe, bạn không nên bật quá to hoặc nghe trong thời gian quá dài.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá, vì chúng làm giảm lưu thông máu đến cấu trúc tai và có thể gây ù tai.
- Duy trì chế độ luyện tập thể dục thường xuyên và duy trì trọng lượng cơ thể để tăng cường lưu thông máu đến cấu trúc tai và tránh bị ù tai.
- Giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu và mất ngủ.
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề liên quan đến ù tai.[5]
- Ù tai có tự khỏi không? Cách điều trị ù tai hiệu quả
- 5 cách bấm huyệt chữa ù tai hiệu quả có thể bạn chưa biết
- Đau tai có nguy hiểm không? Các nguyên nhân gây đau tai thường gặp