Nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ như thế nào là an toàn?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những bất lợi cho sức khỏe, do đó nhiều bác sĩ đã khuyến cáo các bậc cha mẹ nên bổ sung vitamin D với liều lượng tùy thuộc vào từng độ tuổi của trẻ. Vậy bổ sung vitamin D bằng cách nào?

1. Tại sao trẻ lại cần bổ sung vitamin D3?

Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo tồn tại ở hai dạng: Vitamin D3 cholecalciferol) và Vitamin D2 (ergocalciferol). Theo đó, Vitamin D3 tốt hơn các loại Vitamin D khác và làm tăng nồng độ vitamin D trong máu cao gần gấp đôi so với Vitamin D2.

Từ góc độ dinh dưỡng cả hai dạng này được chuyển hóa tương tự nhau. Khi sinh ra, trẻ sơ sinh có một lượng vitamin D3 dự trữ nhưng ở mức độ hạn chế, chủ yếu được truyền từ mẹ sang thai nhi trong quá trình mang thai. Sau khi sinh, trẻ sơ sinh có thể lấy vitamin D3 thông qua sữa mẹ (0,5-1,8 microgam/lít) và thông qua các chất bổ sung. Vitamin D3 cũng có thể được tạo ra ở da khi trẻ sơ sinh khi tiếp xúc với tia UV của ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, ở vĩ độ lớn hơn 37 độ bắc hoặc nam, tia UV quá thấp để sản xuất đủ vitamin D3 ở thời điểm cuối mùa thu đến đầu mùa xuân. Ngoài ra, sắc tố melanin của da hấp thụ tia UV và do đó nó hạn chế khả năng tạo vitamin D3 cho những người có da tối màu. Phụ huynh nên hạn chế cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với bức xạ mặt trời bằng cách sử dụng mũ, quấn chăn và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Do đó, các nguồn vitamin D3 chính cho trẻ sơ sinh bao gồm vitamin D3 từ mẹ truyền sang con khi mang thai và sau khi sinh từ chế độ ăn uống và thực phẩm bổ sung.

Vitamin D3 cholecalciferol

Thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh rất phổ biến toàn thế giới, bao gồm nhiều vùng địa lý và nền văn hóa khác nhau. Điều này một phần vì không phải tất cả các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đều khuyên bạn nên bổ sung vitamin D3 ngay cả sau khi bạn đã nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Hơn nữa, một số bố mẹ chưa nhận thức được tầm quan trọng của vitamin D3 và bố mẹ cho rằng con họ không thích bổ sung.

2. Bổ sung vitamin d3 cho trẻ như thế nào?

Năm 2008, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng vitamin D chung và không có khuyến cáo dành riêng cho vitamin D3, do đó bố mẹ có thể tham khảo khuyến cáo này như sau:

Bổ sung vitamin d3 cho trẻ

Vitamin D3 (cholecalciferol) là dạng vitamin D được ưa thích để bổ sung. Trẻ em mắc một số bệnh nhất định, như kém hấp thu chất béo và những trẻ cần sử dụng thuốc điều trị lâu dài có thể cần sử dụng liều vitamin D cao hơn vì tăng nguy cơ thiếu hụt. Không có bằng chứng nào cho thấy rằng bổ sung 400 IU vitamin D hàng ngày là độc hại. Tuy nhiên, bố mẹ cần sử dụng cho trẻ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

3. Bổ sung vitamin d3 đúng cách

Thông thường vitamin D3 được sử dụng dưới dạng viên và uống bằng miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thời điểm uống Vitamin D để được hấp thụ tốt nhất là sau khi ăn, nhưng bạn có thể uống trước khi ăn. Nếu bạn không chắc chắn về bất kỳ thông tin nào, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

Nếu bác sĩ đã kê toa Vitamin D3, bạn hãy dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều lượng tùy thuộc tình trạng bệnh lý của bạn, lượng chiếu của ánh sáng mặt trời, chế độ ăn uống, tuổi tác và đáp ứng với điều trị.

Nếu bạn sử dụng vitamin D dưới dạng lỏng thường là bổ sung vitamin d3 cho bé, bố mẹ hãy cẩn thận đo liều chính xác liều lượng bằng thiết bị/muỗng đo chuyên biệt. Không sử dụng muỗng/thìa ăn để đong liều lượng của vitamin d3 cho trẻ.

Cha mẹ nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa về việc bổ sung vitamin D3

Nếu bạn đang dùng Vitamin D3 dưới dạng viên nhai hoặc bánh xốp, hãy nhai kỹ thuốc trước khi nuốt. Không nuốt cả tấm bánh xốp.

Nếu bạn đang dùng Vitamin D3 dưới dạng viên thuốc hòa tan nhanh, hãy lau khô tay trước khi chạm vào thuốc. Đặt viên thuốc trên lưỡi để yên cho thuốc hòa tan hoàn toàn và sau đó nuốt thuốc bằng nước bọt hoặc nước.

Để tránh quên uống thuốc, bạn hãy dùng Vitamin D3 vào cùng một thời điểm trong ngày với liều một lần/ngày hoặc cùng một ngày/tuần với liều một lần/tuần.

4. Tác dụng phụ của Vitamin D3

Vitamin D3 ở liều bình thường hầu như không có tác dụng phụ. Nếu bạn có bất kỳ tác dụng bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ sớm nhất có thể.

Thực tế, việc có quá nhiều vitamin D có thể gây tăng mức canxi trong máu. Hãy đến cơ sở Y tế ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu nào về mức vitamin D/canxi cao như buồn nôn/nôn, táo bón, biếng ăn, tăng khát nước, tăng đi tiểu, thay đổi tâm trạng, mệt mỏi bất thường.

Phản ứng dị ứng rất hiếm khi xảy ra khi sử dụng vitamin D3. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm: phát ban, ngứa /sưng (đặc biệt là mặt/lưỡi/cổ họng), chóng mặt nghiêm trọng, khó thở thì bạn cần đến ngay cơ sở Y tế để được cấp cứu kịp thời.

Trẻ có thể bị phát ban, ngứa

Nguồn: aafp.org, hopkinsallchildrens.org, cdc.gov, who.int

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/uong-vitamin-d3-a40865.html