Nhịp tim nhanh là bao nhiêu? Cách giảm nhịp tim khi tim đập nhanh

Nếu bạn đang thắc mắc nhịp tim nhanh bao nhiêu, khi nào nguy hiểm hay nhịp tim trên 100 có sao không thì bài viết này là dành cho bạn. Nhịp tim nhanh có thể là một tình trạng cần cấp cứu khẩn cấp, vậy nên, khi có những thông tin cơ bản về tình trạng này sẽ giúp bạn chủ động để đối phó. Cùng tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu chung

Nhịp tim nhanh là gì?

Nhịp tim nhanh (tim đập nhanh) hay còn gọi là đánh trống ngực, là tình trạng tim đập mạnh thình thịch, rung rẩy trong lồng ngực hoặc nhịp tim bất thường trong vài giây hoặc vài phút. Bạn cũng có thể có cảm giác nhịp tim đập trong họng hoặc vùng cổ.

Nhịp tim nhanh là bao nhiêu?

Nhịp tim bình thường của người khỏe mạnh là từ 60-100 nhịp/phút. Nhịp tim nhanh là bao nhiêu hay nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm? Nếu nhịp tim trên 100 nhịp/phút được gọi là nhịp tim nhanh.

Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?

Nhịp tim 100 có nguy hiểm không hay nhịp tim cao trên 100 có nguy hiểm không? Nếu bạn thường xuyên có nhịp tim cao trên 100 nhịp/phút, đây là một tình trạng khá nguy hiểm. Lúc này, bạn cần đến trung tâm y tế ngay để được khám, chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Nhịp tim nhanh có sao không thì nếu không điều trị hoặc điều trị muộn, tình trạng này có thể gây ra các biến chứng như huyết khối, đột quỵ, suy tim, ngừng tim.

Các dạng nhịp tim nhanh

Có nhiều loại nhịp tim nhanh khác nhau. Cụ thể như sau:

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng nhịp tim nhanh là gì?

nhịp tim nhanh có triệu chứng gì?

Khi tim đập nhanh, bạn có thể cảm giác tim đập như:

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất cứ triệu chứng đi kèm với nhịp tim nhanh sau đây:

Nguyên nhân

Nguyên nhân nhịp tim nhanh

Có rất nhiều nguyên nhân nhịp tim nhanh. Thông thường, tình trạng này có liên quan đến tim hoặc các nguyên nhân chưa được biết rõ. Nguyên nhân không liên quan đến tim bao gồm:

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị nhịp tim nhanh?

Triệu chứng rối loạn căng thẳng cấp tính

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ làm cho tim đập nhanh như:

Biến chứng

Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?

Bên cạnh bệnh tim đi kèm, đôi khi nhịp tim nhanh chỉ gây một số khó chịu nhẹ. Tuy nhiên, với những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, các biến chứng nặng có thể gặp khi nhịp tim quá nhanh như sau:

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhịp tim nhanh?

Nếu bác sĩ cho rằng bạn có nhịp tim nhanh, họ sẽ dùng ống nghe để kiểm tra nhịp tim cùng lúc với bắt mạch. Bác sĩ cũng có thể tìm những dấu hiệu của bệnh nội khoa gây tim đập nhanh như cường giáp.

Các xét nghiệm khác có thể được thực hiện bao gồm:

Nhịp tim nhanh phải làm sao?

chẩn đoán và điều trị nhịp tim nhanh

Trừ khi bác sĩ phát hiện ra bạn có vấn đề về tim, nếu không thì bạn không cần điều trị tình trạng này. Thay vào đó, bác sĩ có thể đề nghị cho bạn các cách làm giảm nhịp tim khi tim đập nhanh hiệu quả, thông thường là cần tránh các yếu tố dễ gây kích thích nhịp tim nhanh từ môi trường bên ngoài.

Nếu nhịp tim nhanh là do có vấn đề về tim như rối loạn nhịp tim, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc như thuốc chẹn kênh beta và thuốc chẹn kênh canxi.

Như vậy, khi bạn cảm thấy khó chịu và lo ngại tình trạng nhịp tim nhanh là bệnh gì, bạn cần đặt hẹn khám, được tư vấn từ bác sĩ càng sớm càng tốt.

Một số thông tin cần chuẩn bị khi đi khám:

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa tình trạng nhịp tim nhanh?

bài tập yoga tốt cho tim mạch

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn cải thiện tình trạng tim đập nhanh khá hữu hiệu:

FAQ: Những câu hỏi thường gặp về nhịp tim nhanh

Nhịp tim nhanh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường khiến cho bạn có cảm giác tim đập thình thịch, nhanh mạnh hơn bình thường ở trong ngực hoặc vùng cổ. Sau đây, Hello Bacsi sẽ giải đáp những thắc mắc phổ biến xoay quanh tình trạng này.

1. Nhịp tim 100 có nguy hiểm không?

Thông thường, nhịp tim lúc nghỉ ngơi sẽ dao động từ khoảng 60 - 100 nhịp mỗi phút. Khi nhịp tim đo được trên 100 nhịp/phút trong trạng thái nghỉ ngơi sẽ được xem là nhịp tim nhanh. Vậy, nhịp tim 100 có nguy hiểm không?

Thực chất, nhịp tim có thể thay đổi trong nhiều trường hợp. Ví dụ, khi tập luyện thể dục hoặc bị căng thẳng, lo lắng, hồi hộp thì tim sẽ đập nhanh hơn bình thường và khi đó nhịp tim 100 lần/phút không phải là vấn đề nguy hiểm. Nhịp tim sẽ ổn định trở lại khi bạn bình tĩnh hoặc nghỉ ngơi mà không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe gì.

Tuy nhiên, nếu nhịp tim nhanh không liên quan đến vận động thể chất hay căng thẳng tâm lý thì phải xét đến phân loại nhịp tim nhanh, tần số tim đập nhanh, thời gian kéo dài cũng như các bệnh lý nền nếu có.

Nếu nhịp tim 100 lần/phút liên tục xảy ra hoặc kéo dài mà không rõ nguyên nhân thì bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám, điều trị.

2. Nhịp tim 99 có nguy hiểm không?

Nhịp tim 99 có nguy hiểm không?

Như đã đề cập ở trên, nhịp tim bình thường lúc nghỉ ngơi sẽ khoảng 60 - 100 nhịp/phút nên nhịp tim 99 nhịp/phút vẫn nằm trong khoảng giới hạn này và không quá nguy hiểm.

Nếu có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch hoặc có bệnh lý nền về tim mạch, tốt nhất bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nhịp tim lúc nghỉ ngơi thường xuyên cao hơn mức 90 lần/phút cũng là một dấu hiệu đáng lưu ý. Mặc dù vẫn nằm trong khoảng giới hạn bình thường nhưng nhịp tim ở sát mức giới hạn cao như vậy có thể cảnh báo một vấn đề đang hình thành và cần được bác sĩ kiểm tra, đánh giá cẩn thận.

3. Nhịp tim 107 có nguy hiểm không?

Nhịp tim 107 nhịp/phút tức đã vượt mức giới hạn nhịp tim bình thường lúc nghỉ ngơi và đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe tim mạch nào đó. Nhịp tim trên 100 được gọi là nhịp tim nhanh và nếu không điều trị, một số biến chứng có thể dẫn đến như:

Nhịp tim trên 100 có sao không? Nếu bạn đo được nhịp tim trên 100 nhịp/phút và có các triệu chứng như sau thì nên gọi cấp cứu ngay:

4. Nhịp tim nhanh uống thuốc gì?

Nhịp tim nhanh uống thuốc gì? Các thuốc phổ biến

Một số nhóm thuốc có thể được chỉ định cho người bị nhịp tim nhanh để cải thiện tình trạng tim đập nhanh, giúp làm chậm và ổn định nhịp tim bao gồm:

5. Một số cách trị nhịp tim nhanh tại nhà

Nhịp tim nhanh xuất hiện bất chợt có thể khiến bạn lo lắng, nhất là khi đang có các vấn đề tim mạch. Nếu không biểu hiện thêm những triệu chứng đáng lo ngại, bạn hãy thử áp dụng một số cách trị nhịp tim nhanh tại nhà sau đây để cảm thấy thư giãn, bình tĩnh và giúp nhip tim ổn định trở lại:

Nếu tình trạng nhịp tim nhanh xuất hiện liên tục hoặc không trở về mức bình thường dù bạn đã thử các cách trên thì hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị nếu cần.

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Nhịp tim nhanh là bao nhiêu?” cũng như đề xuất cho bạn cách giảm nhịp tim nhanh cực kỳ hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-heart-rate]

Link nội dung: https://blog24hvn.com/nhip-tim-nhanh-110-co-nguy-hiem-khong-a40916.html