Đối với chứng rối loạn tiền đình, một số người cảm thấy chóng mặt sau khi ăn các loại thực phẩm nhất định, trong khi những người khác lại cải thiện tình trạng chóng mặt. Do đó, chế độ ăn cho người rối loạn tiền đình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.
Rối loạn tiền đình có thể do hơn 40 bệnh có nguồn gốc từ tai trong, hệ thần kinh hoặc não gây ra. Điều rất quan trọng là chẩn đoán nguyên nhân thực sự của rối loạn tiền đình bằng cách tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán và sau đó bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc, liệu pháp phục hồi chức năng cũng như đưa ra chế độ ăn cho người rối loạn tiền đình phù hợp dựa trên bệnh lý cơ bản.
Nhìn chung một chế độ ăn cho người rối loạn tiền đình hợp lý sẽ bao gồm các thực phẩm có thể giúp xây dựng, hỗ trợ màng tế bào và các tế bào thần kinh. Những thực phẩm này chứa các axit béo không bão hòa có chất chống viêm cần thiết, các vitamin như vitamin B2 và magiê có lợi cho tất cả các tế bào.
Điều này khá quan trọng, bởi các tế bào trên cơ thể cần chuyển hóa năng lượng để phục vụ cho hoạt động sống hàng ngày. Khi các tế bào trong não, tai trong và cơ bắp của chúng ta bị xảy ra vấn đề và không hoạt động hết khả năng, chúng ta có thể dễ bị các triệu chứng hơn.
Ngoài ra, còn có một số nguyên tắc chung trong chế độ ăn cần phải lưu ý như sau:
Vậy bị rối loạn tiền đình không nên ăn gì? Dưới đây là các loại thực phẩm không nên ăn để tránh làm khởi phát các triệu chứng bệnh như:
Các axit béo không bão hòa có mặt ở các màng tế bào nhân và ti thể, chúng tham gia cấu trúc, thực hiện một số chức năng ở nhiều cơ quan, mang lại lợi ích trong việc giảm thiểu các triệu chứng của rối loạn tiền đình.
Vì mang lại nhiều lợi ích, do đó rối loạn tiền đình nên ăn gì thì không thể thiếu các thực phẩm giàu axit béo không bão hòa, nhất là axit béo không bão hòa đa thể omega-3.
Omega-3 có nhiều trong các loại hải sản như cá hồi, cá bơn, cá tuyết, cá ngừ cá thu, cá mòi, cá trích... và trong một số loại hạt như hạt quả óc chó, đậu,...
Thực phẩm giàu vitamin B và C, kẽm, magie giúp phục hồi tổn thương dây thần kinh, cải thiện lưu thông máu. Còn thực phẩm giàu vitamin D hỗ trợ cân bằng tâm trạng.
Các thực phẩm đó bao gồm:
Gừng có thể làm dịu các triệu chứng chóng mặt như buồn nôn, choáng váng và nôn mửa. Uống trà gừng hàng ngày khá hiệu quả trong việc điều trị chóng mặt. Tuy nhiên, nếu bạn mắc tiểu đường hoặc đang sử dụng thuốc chống đông thì không được khuyến khích sử dụng.
Các thực phẩm được liệt kê ở đây có thể giúp một số người giảm đi các triệu chứng của rối loạn tiền đình. Nhưng mỗi người sẽ phản ứng khác nhau với mỗi loại thực phẩm, do đó đây cũng là nguyên nhân mà trong các nguyên tắc chung bạn nên theo dõi cảm giác của mình trên nhật ký ăn uống để có thể điều chỉnh chế độ ăn phù hợp nhất.
Để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng, khi phát hiện những triệu chứng rối loạn tiền đình trở nên trầm trọng, người bệnh cần phải đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa Thần kinh thăm khám.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/roi-loan-tien-dinh-nen-an-gi-a41255.html