Bị nổi hạch ở bẹn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

Nổi hạch ở bẹn có thể là dấu hiệu cho các vấn đề sức khỏe xảy ra bên trong cơ thể. Vậy nguyên nhân gây nổi hạch bẹn là gì? Triệu chứng nổi hạch vùng bẹn ra sao? Chẩn đoán và chữa trị hạch ở bẹn như thế nào?

Bài viết được tư vấn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Hạch ở bẹn là một phần của hệ thống bạch huyết, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch để chống lại các vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh. Khi hạch bẹn nổi lên và bị sưng tấy bất thường, người bệnh đến bệnh viện để thăm khám. Không nên chủ quan, lơ là khi thấy nổi hạch ở bẹn.

Nổi hạch ở bẹn

Nổi hạch ở bẹn là gì?

Nổi hạch ở bẹn là tình trạng viêm, sưng của các hạch lympho ngay tại vùng bẹn, có thể chứa mủ, gây đau. Nổi hạch bẹn có thể là triệu chứng của một số bệnh lý tại vùng bụng dưới, cơ quan sinh dục ngoài, hậu môn, chân.

Các hạch bình thường có kích thước khoảng 1 cm. Nếu hạch vùng bẹn có kích thước từ 1,5 cm trở lên được xem là tình trạng bất thường (1). Nếu các hạch bị vỡ ra, chúng trông giống những vết loét ở vùng bẹn.

>> Xem thêm: Nổi hạch ở nách: Vị trí, nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị

Vị trí thường nổi hạch bẹn

Tình trạng nổi hạch vùng bẹn có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên bẹn (trái, phải). Hạch vùng bẹn được chia thành hai dạng là dạng hạch nằm ở vị trí nông và dạng nằm ở sâu. Những hạch bẹn nông sẽ nằm gần bề mặt da, ngay bên dưới dây chằng bẹn. Những hạch bẹn sâu sẽ nằm sâu trong cơ thể.

Triệu chứng nổi hạch ở bẹn có thể diễn ra ở một hoặc hai bên
Triệu chứng nổi hạch vùng bẹn có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên bẹn

Nguyên nhân gây nổi hạch ở bẹn

Trong những bộ phận trên cơ thể người, vùng kín (bao gồm cả bẹn) là vị trí nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Chỉ với một tác động nhỏ từ môi trường bên ngoài cũng có thể khiến khu vực này viêm nhiễm, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới nổi hạch bẹn, bao gồm:

1. Bị lao hạch

Hạch ở bẹn có thể sưng to bất thường khi một người bị bệnh lao hạch. Theo thời gian, kích thước của hạch gia tăng nhanh chóng. Hạch này không gây đau nhức, cứng, đi kèm với những triệu chứng khác, ví dụ như chóng mặt, đau đầu, sụt cân, sốt dai dẳng…

2. Do suy giảm hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch không đủ sức chống lại sự viêm nhiễm từ bên ngoài. Khi bị suy giảm hệ miễn dịch, các hạch bạch huyết (trong đó có hạch ở bẹn) dễ sưng lên do phải hoạt động nhiều hơn. Đây là tình trạng lành tính vì hạch sẽ tự động xẹp xuống khi hệ miễn dịch trở về bình thường.

3. Do u nang tuyến Bartholin ở nữ

Cơ quan sinh dục ở nữ giới có loại chất nhờn đặc trưng, có tác dụng cân bằng độ pH trong âm đạo và bôi trơn để giúp quá trình quan hệ tình dục diễn ra thuận lợi hơn. Loại chất nhờn này được sản sinh từ tuyến Bartholin nằm tại phía dưới môi lớn âm hộ.

Do quá trình vệ sinh không được sạch sẽ, lượng chất nhầy viêm nhiễm hoặc bị tắc nghẽn sẽ ứ đọng lại gây ra u nang. Các u nang chứa mủ hoặc chất nhầy, nhỏ như hạt đỗ, trải qua thời gian phát triển sẽ gia tăng kích thước khiến người bệnh bị đau.

4. Do u nang bã nhờn ở nữ

U nang bã nhờn ở nữ giới là bệnh có khả năng gây ra u lành tính ở bất kỳ vị trí nào trên âm hộ (phổ biến hơn cả là tại môi âm hộ). U nang bã nhờn thường có kích thước nhỏ, màu nâu nhạt, chứa dịch ở bên trong.

Tình trạng này chỉ biểu hiện trong thời gian ngắn và biến mất đi sau vài ngày. Nếu thấy bệnh tiến triển lâu không thuyên giảm, kích thước các u nang tiếp tục gia tăng, bị viêm loét, gây đau nhức và có thể dẫn tới nổi hạch ở bẹn.

5. Do bệnh nam khoa

Không chỉ nữ giới, nam giới cũng có thể bị nổi hạch bẹn do những bệnh lý liên quan đến vùng kín. Nguyên nhân chủ yếu là vì người bệnh mắc bệnh viêm nhiễm, bệnh nam khoa.

Một trong những bệnh nam khoa có thể dẫn tới tình trạng nổi hạch bẹn là viêm niệu đạo. Viêm niệu đạo xảy ra do sự lây nhiễm của các loại vi khuẩn như: Lậu cầu khuẩn, Chlamydia, E. Coli… , dẫn tới sốt, sưng khớp, tiểu rát, chảy dịch mủ, nổi hạch vùng bẹn…

Bệnh nam khoa có thể gây nổi hạch ở bẹn
Bệnh nam khoa có thể gây nổi hạch ở bẹn

6. Viêm nang lông

Viêm nang lông là tình trạng lỗ chân lông tổn thương có thể do thói quen wax, tẩy, cạo lông vùng kín…, làm nang lông bị nhiễm trùng và gây viêm. Nếu không điều trị viêm nang lông kịp thời dễ gây ra tình trạng viêm nang lông mạn tính, gây nhiễm trùng da, sưng hạch bạch huyết.

7. Mụn rộp sinh dục

Một số bệnh lý lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra tình trạng nổi mụn nhỏ hình tròn. Triệu chứng đi kèm với những bệnh lý này rất đa dạng, bao gồm cả tình trạng nổi hạch ở bẹn. Mụn rộp sinh dục thường khởi phát với những triệu chứng giống cúm và hạch bẹn sưng lên trước khi mụn nước bùng phát ở bộ phận sinh dục.

8. Ung thư

Khi tế bào ung thư phát triển trong cơ thể, chúng có thể lan rộng thông qua hệ thống hạch bạch huyết và gây ra sự phì đại của các hạch lympho, gây sưng hạch. Các hạch bạch huyết thường là nơi đến của các tế bào ung thư ác tính trước khi chúng lan ra các cơ quan khác. Ngoài ra, khối ung thư có thể kích thích các cơ chế gây viêm và phản ứng miễn dịch trong cơ thể, làm phì đại của các hạch bạch huyết (2).

Các dạng ung thư có thể gây sưng hạch bẹn là ung thư cổ tử cung, ung thư tinh hoàn, ung thư gan, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư hạch bạch huyết.

Triệu chứng nổi hạch ở bẹn

Thông thường, hạch bạch huyết nằm ẩn dưới da, có kích thước nhỏ khoảng bằng hạt đậu nên không thể quan sát hạch bằng mắt thường hay sờ thấy (trừ khi hạch nổi sưng lên). Tùy vào nguyên nhân làm nổi hạch mà mỗi người sẽ gặp những biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Nổi hạch ở bẹn có thể có những tính chất tương tự như khi nổi hạch ở cổ, sau dái tai, nách, dưới hàm…

Nổi hạch ở bẹn có thể đi kèm với những triệu chứng khác như:

Nổi hạch ở bẹn đi kèm triệu chứng ngứa viêm đỏ da
Nổi hạch ở bẹn có thể đi kèm với triệu chứng ngứa, viêm, đỏ da

Đối tượng nổi hạch ở bẹn

Tình trạng nổi hạch ở bẹn có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và xảy ra ở cả hai giới.

1. Nổi hạch bẹn ở nam giới

Nhiễm trùng là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra tình trạng nổi hạch bẹn ở nam giới. Ở trường hợp nhiễm trùng da, những hạch bạch huyết tại khu vực gần vết thương có thể bị sưng lên. Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể làm hạch ở bẹn nổi lên do vi khuẩn gây viêm lây lan từ niệu đạo hoặc bàng quang.

Nổi hạch ở bẹn cũng có thể xảy ra khi nam giới bị rối loạn lưu thông hạch bạch huyết. Tình trạng này có thể xuất hiện sau khi phẫu thuật loại bỏ hạch bạch huyết, do ung thư gây ra (ví dụ như ung thư tuyến tiền liệt)… Các bệnh nam khoa cũng là tác nhân phổ biến khiến nam giới bị nổi hạch ở bẹn.

2. Nổi hạch bẹn ở nữ giới

Nữ giới bị nổi hạch ở bẹn có thể là do viêm nhiễm phụ khoa (gây ra bởi virus, vi khuẩn). Tình trạng nhiễm nấm dẫn đến nổi hạch bẹn cũng có thể xảy ra ở chị em chưa biết giữ vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách. U nang Bartholin ở nữ, u nang bã nhờn ở nữ, ung thư cổ tử cung… cũng có thể khiến nữ giới bị nổi hạch bẹn.

3. Nổi hạch bẹn ở trẻ em

Trẻ em có thể bị nổi hạch ở bẹn do tình trạng nhiễm trùng, dị ứng, chấn thương… Một số tác nhân có thể khiến trẻ bị nổi hạch bẹn bao gồm: viêm hạch bạch huyết, các bệnh do mèo cào (gây ra bởi vi khuẩn Bartonella henselae), nhiễm HIV, bệnh lao… Trẻ em cũng có thể bị nổi hạch vùng bẹn sau khi tiêm ngừa vắc xin và thường hết sau đó.

Nổi hạch ở bẹn có chữa được không?

Chữa trị nổi hạch ở bẹn phụ thuộc vào việc điều trị nguyên nhân làm sưng hạch bẹn. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị hợp nhằm loại trừ các bệnh lý gây sưng hạch (nếu có) và giúp hạch bẹn trở về trạng thái bình thường.

Tìm nguyên nhân sưng hạch ở bẹn trước khi điều trị
Cần tìm ra nguyên nhân làm sưng hạch ở bẹn trước khi điều trị

Chẩn đoán nổi hạch ở bẹn

Để chẩn đoán nguyên nhân nổi hạch ở bẹn, các bước thăm khám lâm sàng mà bác sĩ thực hiện bao gồm:

Để xác định chính xác nguyên nhân nổi hạch ở bẹn, bác sĩ sẽ thực hiện tiếp việc khám cận lâm sàng bằng các kỹ thuật:

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán nguyên nhân gây nổi hạch vùng bẹn
Người bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm máu để giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây nổi hạch vùng bẹn

Điều trị nổi hạch ở bẹn

Việc điều trị tình trạng nổi hạch vùng bẹn còn tùy vào nguyên nhân cơ bản khiến hạch ở bẹn sưng lên. Nếu nguyên nhân gây nổi hạch bẹn là do nhiễm trùng, phương pháp điều trị được chỉ định sẽ tùy thuộc vào loại nhiễm trùng, có thể bao gồm điều trị qua đường uống, điều trị tại chỗ hoặc kết hợp cả hai. Phương pháp chữa trị gồm có:

Nếu ung thư là nguyên nhân gây nổi hạch ở bẹn, việc chữa trị còn tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn của bệnh, tuổi tác cũng như sức khỏe tổng thể của người bệnh. Những tùy chọn khác có thể bao gồm xạ trị, hóa trị, liệu pháp nhắm mục tiêu, liệu pháp miễn dịch, phẫu thuật, ghép tế bào gốc.

Người bệnh có thể đến thăm khám tại khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để điều trị hiệu quả tình trạng nổi hạch ở bẹn. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cung cấp dịch vụ thăm khám, chữa trị bệnh chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị, công nghệ hiện đại. Quy trình khám khoa học, khép kín, nhanh gọn, các tiện ích, tiện nghi đi kèm cao cấp.

Nổi hạch ở bẹn uống thuốc gì?

Như đã đề cập ở phần trên, một số loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định để giúp người bệnh chữa trị triệu chứng nổi hạch ở bẹn, ví dụ như thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc kháng virus… Tùy vào nguyên nhân gây nổi hạch bẹn, bác sĩ sẽ cân nhắc, chỉ định cho người bệnh dùng loại thuốc phù hợp. Người bệnh tuyệt đối phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc.

Cách phòng tránh tình trạng mọc hạch ở bẹn

Để phòng tránh tình trạng nổi lên hạch ở bẹn, mỗi người có thể chủ động áp dụng các cách dưới đây:

Sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tránh tình trạng nổi hạch ở bẹn
Mỗi người nên áp dụng biện pháp quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục gây nổi hạch ở bẹn

Câu hỏi thường gặp về triệu chứng nổi hạch ở bẹn

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về triệu chứng nổi hạch ở bẹn:

1. Nổi hạch ở bẹn là dấu hiệu bệnh gì?

Nếu nguyên nhân là từ sự đáp ứng của hệ thống miễn dịch, nổi hạch ở bẹn có thể tự khỏi sau một vài ngày hay vài tuần. Tuy nhiên, nổi hạch bẹn cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nhiễm trùng, ung thư và các khối u. Một số loại bệnh lý có thể dẫn tới hạch bẹn bị sưng như: bệnh lao hạch, u nang Bartholin ở nữ, u nang bã nhờn ở nữ, bệnh nam khoa, viêm nang lông, mụn rộp sinh dục, ung thư, nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn lưu thông hạch bạch huyết, HIV, bệnh do mèo cào (vi khuẩn Bartonella henselae gây ra)…

2. Nổi hạch ở bẹn để lâu có sao không?

Người bị nổi hạch bẹn không nên chủ quan, cần đến cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt. Triệu chứng nổi hạch ở bẹn kéo dài lâu có thể tiềm ẩn một số rủi ro nếu nguyên nhân khiến hạch nổi lên chưa được chữa trị hiệu quả. Người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế thăm khám khi thấy hạch ở bẹn sưng kéo dài quá 1, 2 tuần không thuyên giảm.

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Nổi hạch ở bẹn có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý lành tính hoặc ác tính. Điều trị nguyên nhân gây nổi hạch vùng bẹn sẽ giúp khắc phục vấn đề sức khoẻ này. Ngay khi bị nổi hạch ở bẹn, người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng liên quan để có phương pháp điều trị phù hợp.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/hach-o-dui-a41936.html