Hệ nội tiết của cơ thể

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Duyên - Bác sĩ Thận - Nội tiết - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ đã có hơn 11 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh nội khoa chung đặc biệt có thế mạnh trong khám và điều trị chuyên ngành thận - Nội tiết.

Hệ thống nội tiết của cơ thể có nhiệm vụ sản xuất ra các hormone nội tiết có vai trò cực kỳ quan trọng giúp kiểm soát nhiều chức năng quan trọng của cơ thể nhất là chức năng chuyển hóa năng lượng. Khi hệ thống nội tiết bị rối loạn sẽ dẫn tới nhiều bệnh lý như đái tháo đường, cường giáp, suy giáp, suy tuyến yên, suy tuyến thượng thận ... Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các bộ phận của hệ thống nội tiết qua bài viết dưới đây.

1. Hệ thống nội tiết là gì?

Hệ thống nội tiết là một mạng lưới các tuyến nội tiết trong cơ thể tiết ra các hormone nội tiết để kiểm soát nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể đặc biệt là quá trình chuyển hóa năng lượng.

Nếu hệ thống nội tiết hoạt động không tốt và bị rối loạn có thể gặp các vấn đề về phát triển của cơ thể như: Trong giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc kiểm soát căng thẳng, dễ bị tăng cân, yếu xương hoặc thiếu năng lượng do lượng đường trong máu quá nhiều thay vì di chuyển tới các tế bào cần năng lượng.

2. Chức năng của hệ thống nội tiết

Hình ảnh hệ nội tiết

3. Các cơ quan của hệ nội tiết

Mạng lưới các tuyến nội tiết tạo nên một hệ thống nội tiết của cơ thể hoàn chỉnh và liên quan mật thiết chặt chẽ với nhau. Bao gồm: Vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến tùng nằm trong não, tuyến giáp và tuyến cận giáp nằm trong cổ, tuyến ức, tuyến thượng thận nằm trên thận và tuyến tụy nằm sau dạ dày. Buồng trứng (ở phụ nữ) và tinh hoàn (ở đàn ông) thì nằm trong vùng xương chậu.

Cụ thể các bộ phận trong hệ thống nội tiết và vai trò của chúng như sau:

Vị trí tuyến tùng
Hình ảnh tuyến tụy

4. Các vấn đề sức khỏe liên quan tới hệ thống nội tiết

Khi cơ thể già đi sẽ bắt đầu xuất hiện những thay đổi liên quan tới hệ thống nội tiết. Quá trình trao đổi chất có xu hướng chậm lại, vì vậy bạn dễ bị tăng cân dù việc ăn uống hoặc vận động không thay đổi. Sự thay đổi nội tiết tố cũng giải thích một phần tại sao bạn dễ mắc các bệnh về tim, loãng xương, tiểu đường tuýp 2...

Bên cạnh vấn đề tuổi tác thì căng thẳng, nhiễm trùng và một số hóa chất cũng có thể gây rối loạn hệ thống nội tiết. Ngoài ra, di truyền hay thói quen, lối sống cũng làm tăng khả năng mắc các bệnh rối loạn nội tiết như suy giáp, tiểu đường hoặc loãng xương.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Link nội dung: https://blog24hvn.com/tuyen-noi-tiet-gom-a42056.html