Tiểu luận phương pháp học tập ở bậc đại học

Tiểu luận là một trong những thuật ngữ mà chúng ta thường hay bắt gặp, nhất là các bạn học sinh, sinh viên. Việc chọn lựa đề tài cho một bài tiểu luận vốn dĩ đã hề không đơn giản, mà khi đã chọn được đề tài thì việc trình bày, diễn giải, phân tích vấn đề đã được chọn càng khó khăn hơn. Do đó, tiểu luận về đề tài phương pháp học tập ở bậc đại học đang được nhiều người quan tâm do tính ứng dụng và thực tiễn mà nó mang lại trong cuộc sống ngày nay. Để hiểu rõ hơn về tiểu luận phương pháp học tập ở bậc đại học, mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây.

Tiểu Luận Phương Pháp Học Tập ở Bậc đại Học

Tiểu luận phương pháp học tập ở bậc đại học

1. Khái quát về tiểu luận

Tiểu luận được hiểu là một bài viết được thể hiện dưới dạng văn bản, dùng để trình bày quan điểm, nghiên cứu, phát hiện về một chủ đề mà người viết muốn thể hiện.

Tiểu luận thường có 2 loại đó là tiểu luận môn học và tiểu luận tốt nghiệp. Đối với bài tiểu luận môn học thường sẽ có độ dài tầm 5 đến 25 trang và phụ thuộc vào quy định của các trường hoặc các giảng viên giảng dạy môn học đó đưa ra. Còn bài tiểu luận tốt nghiệp nội dung thường chuyên sâu hơn, độ dài khoảng từ 30 - 50 trang và phụ thuộc vào từng yêu cầu riêng.

Nội dung của một bài tiểu luận dù viết về vấn đề gì thì cũng phải nêu lên được vấn đề, phân tích vấn đề và trình bày những kết quả nghiên cứu mà người viết phát hiện được, hay nêu ý kiến, quan điểm, kết luận của người viết.

Thông qua bài tiểu luận, người viết sẽ chứng tỏ được năng lực và khả năng của mình, từ đó hiểu được những câu hỏi, vấn đề đặt ra và tìm hiểu tất cả các thông tin tương đối đầy đủ về những vấn đề đó. Khi viết tiểu luận người viết sẽ có cơ hội thể hiện khả năng suy nghĩ và phân tích của mình, do đó bài tiểu luận thường được sử dụng để đánh giá năng lực sinh viên, học viên tại các trường đại học, cao đẳng.

Một bài tiểu luận khoa học không thể trình bày một cách ngẫu hứng theo sở thích của người viết mà phải theo những tiêu chuẩn quy định chuẩn về cỡ chữ, khoảng cách giữa các dòng, canh lề, kiểu chữ, tiêu đề, trình bày lời cảm ơn, ghi chú, trích dẫn, tài liệu tham khảo...

2. Cách thức trình bày tiểu luận

Thông thường một bài tiểu luận thường có bố cục chi tiết như sau:

Để một bài tiểu luận đạt chuẩn và ấn tượng bạn cần nắm được quy định về cách trình bày một văn bản tiêu chuẩn. Cụ thể như sau:

Dưới đây là bảng tham khảo cách trình bày tiểu luận:

Đề mục Cỡ chữ Định dạng Canh lề trang Tên chương 14 In hoa in đậm Giữa Tên tiểu mục mức 1 13 In hoa in đậm Trái Tên tiểu mục mức 2 13 Chữ thường chữ đậm Trái Tên tiểu mục mức 3 13 Chữ thường, nghiêng Trái Nội dung 13 Normal Đều Tên khóa học 13 Nghiêng Đều Bảng(Table) 12 Normal Trái Chú thích bảng 10 Nghiêng Trái, dưới bảng Tên bảng 11 Đậm Trái, trên bảng Tên hình 11 Đậm Trái, dưới hình Tài liệu tham khảo 11 Xem mục E Chú thích bên dưới

3. Tiểu luận phương pháp học tập ở bậc đại học

Tên đề tài: Phương pháp học tập ở bậc đại học

Một số nội dung có thể tham khảo cho bài tiểu luận như sau:

Hầu hết các tân SV đều đã từng có phương pháp học tập hiệu quả tại trường phổ thông. Tuy nhiên khi bước vào môi trường đại học, cao đẳng, sinh viên thường gặp những khó khăn trong giai đoạn đầu bởi có sự khác biệt trong môi trường sống, môi trường học tập, mục tiêu học tập và kể cả những khác biệt khác về bạn bè và thầy cô . . . Do các nguyên nhân sau:

* Sự khác biệt về môi trường học tập

Khi học đại học và cao đẳng, đa số các bạn sinh viên đều phải rời xa gia đình, trong môi trường mới này sinh viên luôn phải tự tổ chức cho việc học của mình; sinh viên phải tự nhận thức được sự cần thiết của việc chủ động nghiên cứu, tự tìm kiếm những tài liệu bổ trợ cần thiết, tự chủ động liên hệ với giảng viên nếu cần hỗ trợ để có thể hoàn tất bài tập và nộp chúng theo đúng thời gian quy định của trường; tùy vào từng môn học, sinh viên sẽ phải tham gia những dự án, bài tập nhóm, viết tiểu luận hay làm bài thi để đánh giá điểm cho môn học đó, thay vì những bài kiểm tra định kỳ ở trường trung học…Ngoài những giờ học chính thống, sinh viên có rất nhiều sự lựa chọn về những hoạt động ngoại khóa.

Tự do và tự giác là những sự thay đổi lớn với mỗi sinh viên. Vì vậy, khi học đại học, cao đẳng sinh viên cần có kế hoạch phân bổ thời gian hợp lý giữa học trên lớp, tự học ở nhà, tham gia các hoạt động Đoàn thể, ngoại khóa, vui chơi . . .

* Khối lượng kiến thức tích lũy tại trường đại học, cao đẳng lớn hơn và đa dạng hơn

Khối lượng kiến thức lớn: Khối lượng kiến thức ở cấp độ đại học, cao đẳng tăng lên một cách đáng kể so với ở bậc phổ thông. Sự tăng lên đáng kể về khối lượng kiến thức sẽ khiến SV gặp phải những khó khăn và thậm chí có thể bị sốc. Chính vì thế tân SV hãy chủ động tìm hiểu và chuẩn bị sẵn sàng để thích nghi với sự thay đổi và khác biệt này.

Đa dạng kiến thức: Không chỉ có sự khác biệt về khối lượng kiến thức, học đại học, cao đẳng và học phổ thông còn có sự khác biệt về sự đa dạng kiến thức. Học đại học, cao đẳng sinh viên phải học nhiều môn học, nhiều học phần và tham gia nhiều hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho sinh viên và chỉ có ở sinh viên. . .

Sự đa dạng về kiến thức khiến sinh viên cần biết cách khai thác cũng như tiếp cận một cách khôn ngoan và khoa học để có thể có kết quả học tập tốt nhất.

Cường độ học tập: Đi cùng với việc khối lượng kiến thức tăng lên, kiến thức đa dạng hơn thì cường độ học tập của sinh viên cũng phải tăng lên. Thời gian học một môn kéo dài hơn, kiến thức được các thầy cô truyền đạt nhanh hơn, sinh viên cần đọc nhiều loại tài liệu hơn, tư duy nhiều hơn, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa hơn …

* Mục tiêu của học đại học, cao đẳng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng động lực lớn nhất thôi thúc học sinh theo đuổi một khóa học ở bậc đại học, cao đẳng là để nhận một tấm bằng có thể giúp họ kiếm được những công việc tốt.

Thực tiễn cho thấy, trong công việc chúng ta chỉ dùng đến một phần kiến thức chúng ta học ở trường. Có nhiều SV tốt nghiệp rồi làm những công việc không liên quan trực tiếp tới chuyên ngành mà SV đó học nhưng vẫn thành công. Đối với những SV làm những công việc có liên quan tới chuyên ngành thì cũng phải học hỏi thêm nhiều từ công việc hiện tại.

Trường đại học, cao đẳng không chỉ dạy cho sinh viên kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp mà điều quan trọng hơn là dạy SV phương pháp tự học để học tập suốt đời, dạy kỹ năng sống, học tập và làm việc hiểu quả.

Tự học là yếu tố khác biệt quan trọng nhất giữa học phổ thông và học đại học, cao đẳng. sinh viên phải tự chịu trách nhiệm cho việc học tập của mình và phải “Học tích cực”.

Có bốn nguyên lí then chốt của phương pháp “Học tích cực”: sinh viên có thể thay đổi năng lực học tập của họ qua nỗ lực của chính họ chứ không ai khác; sinh viên có thể thành công ở trường và trong cuộc sống bằng học tích cực; sinh viên trở nên một thành viên tích cực của “xã hội tri thức” nơi họ liên tục học cả đời; và học tích cực làm tăng giá trị của họ cho xã hội, cung cấp cho họ mục đích trong cuộc sống.

Phương pháp Power là phương pháp học tập bậc đại học của Giáo sư Robert Feldman (Đại học Massachusetts - Mỹ) đề xướng nhằm hướng dẫn SV, đặc biệt là các sinh viên năm nhất có cách học tập có hiệu quả nhất.

Phương pháp POWER bao gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ viết tắt ghép thành POWER: Prepare, Organize, Work, Evaluate, Rethink

* Prepare (chuẩn bị)

Học đại học, cao đẳng không bắt đầu từ bài giảng đầu tiên của thầy, mà là bắt đầu từ trước đó. sinh viên, đặc biệt là tân sinh viên cần khởi động sớm hơn cho những bài học. Quá trình học tập ở đại học, cao đẳng không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi sinh viên nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn đồng học. Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi sinh viên chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như: đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan. Sự chuẩn bị tư liệu này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Sinh viên cần chuẩn bị các nội dung sau:

- Danh mục tất cả các tài liệu tham khảo cho môn học.

- Tham khảo các thông tin về giảng viên và môn học.

- Đọc các tài liệu cần thiết trước khi lên lớp.

- Tham khảo các website chuyên ngành có thông tin liên quan đến môn học.

* Organize (tổ chức)

Sự chuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi sinh viên bước vào giai đoạn thứ hai, giai đoạn người sinh viên biết tự tổ chức, sắp xếp quá trình học tập của mình một cách có mục đích và hệ thống. Bạn biết đấy, đến với trường đại học, cao đẳng trước mỗi học kỳ, bạn phải tự xây dựng một thời khóa biểu cho việc học của mình. Trước khi tham gia các lớp học, bạn phải tìm hiểu về kỹ năng, kiến thức, thái độ để phân bổ cường độ học tập của môn nhiều kiến thức với kỹ năng với môn ít kiến thức và kỹ năng hơn nhằm tránh tạo áp lực cho bản thân với quỹ thời gian giới hạn trong ngày. Sinh viên cần chuẩn bị các công việc sau :

- Lập kế hoạch học tập chi tiết

- Lập kế hoạch đọc các tài liệu cho môn học

- Lập kế hoạch tuần cho việc học tập và phát triển bản thân

* Work (làm việc)

Một trong những sai lầm của việc học tập cũ là tách rời việc học tập ra khỏi làm việc. Trong khi làm việc chính là một quá trình học tập có hiệu quả nhất. Trong giai đoạn này sinh viên phải biết cách làm việc một cách có ý thức và có phương pháp ở trong lớp và trong phòng thí nghiệm, thực hành. Các hình thức làm việc trong môi trường đại học, cao đẳng rất đa dạng, phong phú: Lắng nghe và ghi chép bài giảng, thuyết trình hoặc thảo luận, truy cập thông tin, xử lí các dữ liệu, bài tập, thực tập các thí nghiệm… Tất cả đều đòi hỏi phải làm việc thật nghiêm túc, có hiệu quả. Các công việc cần làm:

- Chăm chỉ thực hiện các cam kết trong kế hoạch học tập

- Ứng dụng các kỹ năng để phát triển bản thân và trong học tập

- Ghi chép, nghe giảng và tương tác với giảng viên

- Tham gia các nhóm học tập và làm các nhiệm vụ được giao

- Hợp tác để phát triển kỹ năng làm việc nhóm

* Evaluate (đánh giá)

Ngoài hệ thống đánh giá của nhà trường, sinh viên còn phải biết tự đánh giá chính bản thân mình cũng như sản phẩm do mình tạo ra trong quá trình học tập. Chỉ có qua đánh giá một cách trung thực, sinh viên mới biết mình đang đứng ở vị trí, thứ bậc nào và cần phải làm thế nào để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh giá cũng là một hình thức phản tỉnh để qua đó nâng cao trình độ và ý thức học tập. Những việc sinh viên cần làm:

- Rút kinh nghiệm về phương pháp

- Tổng kết các kiến thức cốt lõi

* Rethink (suy nghĩ lại)

Khả năng suy nghĩ lại này giúp sinh viên luôn biết cách cải thiện điều kiện, phương pháp và kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư duy đại học, cao đẳng không phải là một thứ tư duy đơn tuyển, một chiều mà đó chính là hình thức tư duy đa tuyển, phức hợp đòi hỏi người học, người dạy, người nghiên cứu phải có tính sáng tạo cao, luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác, soi sáng vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề cập đến. Khả năng suy nghĩ lại này cũng gắn liền với khả năng làm lại và tái tạo quá trình học tập trên căn bản nhận thức mới đối với vấn đề và kết quả đã đặt ra. Những việc sinh viên cần làm:

- Dành thời gian suy nghĩ về bản thân

- Tham gia một môn thể thao mà mình yêu thích

- Tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện …

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề tiểu luận phương pháp học tập ở bậc đại học, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về tiểu luận phương pháp học tập ở bậc đại học vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/tieu-luan-phuong-phap-hoc-tap-o-bac-dai-hoc-a42147.html