Ung thư tuyến tiền liệt nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi?

Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến thứ 2 ở nam giới. Đây là bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe tổng thể và sinh hoạt thường nhật. Trong quá trình điều trị ung thư, việc xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vậy ung thư tuyến tiền liệt nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi? BS.CKI Phan Huỳnh Tiến Đạt, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ thông tin đến quý độc giả qua bài viết sau.

ung thư tuyến tiền liệt nên ăn gì

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến người bệnh ung thư tuyến tiền liệt?

Chúng ta biết rằng dinh dưỡng được cải thiện sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, tiểu đường, béo phì và cải thiện chất lượng cuộc sống. Ước tính 1/3 số ca tử vong do ung thư ở người trưởng thành ở Hoa Kỳ có liên quan đến chế độ ăn uống, bao gồm cả chế độ ăn kiêng dành cho người bệnh béo phì. Chế độ ăn uống lành mạnh giúp tăng thêm sức khỏe, cung cấp năng lượng, tạo điều kiện để cơ thể tái tạo, phục hồi và nâng cao hệ thống miễn dịch.

Khi người bệnh có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, nên cân nhắc khẩu phần ăn hợp lý. Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến người bệnh, vì điều này có thể làm giảm hoặc tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. (1) (2)

Ung thư tuyến tiền liệt nên ăn gì trong quá trình điều trị bệnh?

Một chế độ ăn uống lành mạnh không nhất thiết phải nhàm chán, thực tế chứng minh người bệnh nên ăn nhiều loại rau củ quả khác nhau để cơ thể hấp thu đa dạng dưỡng chất. Cố gắng cắt giảm các thực phẩm và đồ uống không lành mạnh, như những thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo bão hòa, muối, thịt đỏ và thịt chế biến sẵn cũng như những thực phẩm có thêm hương liệu hoặc chất bảo quản.

Luyện tập thói quen đọc nhãn trên thực phẩm đóng gói để biết có bao nhiêu calo và bao nhiêu chất béo, muối và đường trong sản phẩm, sau đó so sánh các sản phẩm khác nhau để tìm ra lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe. Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sau điều trị ung thư tuyến tiền liệt sẽ giúp vết thương nhanh lành, đồng thời giảm nguy cơ tái phát bệnh trong tương lai.

1. Trái cây và rau quả

Trái cây và rau quả là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh và là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt. Ăn nhiều trái cây và rau quả giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tim và một số bệnh ung thư, đồng thời giữ cân nặng khỏe mạnh.

Đặt mục tiêu ăn ít nhất 5 phần (400gr) trái cây và rau quả mỗi ngày, có thể ở dạng tươi, đông lạnh, sấy khô hoặc đóng hộp. Cố gắng chọn trái cây đóng hộp hoặc nước ép trái cây tự nhiên thay vì xi-rô. 1 phần trái cây và rau quả tươi, đóng hộp hoặc đông lạnh có trọng lượng khoảng 80gr sẽ tương đương một phần trái cây sấy khô 30gr. Nên lựa chọn nhiều loại trái cây và rau quả có màu sắc khác nhau mỗi ngày vì chúng chứa các chất dinh dưỡng khác nhau. Bạn có thể xen kẽ trái cây giữa các bữa ăn hoặc tách riêng thành bữa ăn nhẹ.

2. Thực phẩm giàu tinh bột

Thực phẩm giàu tinh bột là nguồn cung cấp carbohydrate chính giúp cung cấp năng lượng và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, vì vậy điều quan trọng là phải bổ sung một số thực phẩm giàu tinh bột mỗi ngày vào chế độ ăn uống. Đặt mục tiêu ăn ít nhất một khẩu phần trong mỗi bữa ăn.

Thực phẩm giàu tinh bột bao gồm ngũ cốc, khoai tây, bánh mì, gạo, mì ống, chuối, khoai lang và khoai mỡ. Chọn ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch nguyên hạt, ngô, quinoa - hạt diêm mạch, bánh mì, gạo lứt) và các thực phẩm giàu chất xơ khác (khoai tây còn nguyên vỏ, đậu Hà Lan, đậu nành,…). Theo nguyên tắc chung, một phần thức ăn giàu tinh bột có kích thước bằng khoảng nắm tay.

3. Thực phẩm giàu protein

Protein là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh, giúp xây dựng và sửa chữa các mô cơ thể, duy trì khối lượng cơ bắp. Protein cũng sản sinh các tế bào mới, chẳng hạn như tế bào máu và hormone. Đối với người đang điều trị ung thư tuyến tiền liệt nên đặt mục tiêu ăn từ 1 đến 1,5gr protein/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Thực phẩm giàu protein bao gồm đậu, cá, trứng và thịt. Nên đặt mục tiêu ăn 2-3 phần protein mỗi ngày.

cá hồi rất tốt cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt
Cá hồi chứa rất nhiều protein và dưỡng chất cho cơ thể

Ung thư tuyến tiền liệt nên kiêng gì?

Dưới đây là danh sách những thực phẩm người bị ung thư tuyến tiền liệt không nên ăn:

1. Thịt đỏ và thịt đã qua chế biến

Chế độ ăn nhiều thịt, đặc biệt nếu chưa được nấu chín kỹ, có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Điều này có thể là do các amin dị vòng (HCA). Đây là những chất gây ung thư được tìm thấy trong thịt nấu chín. HCA có liên quan đến sự phát triển của một số bệnh ung thư.

HCA là các hợp chất được hình thành trong quá trình nấu ở nhiệt độ cao như nướng hoặc nướng. Tổ chức Y tế Thế giới gợi ý rằng cả thịt đỏ và thịt chế biến sẵn đều có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Nếu ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu, cố gắng ăn không quá 3 phần ăn mỗi tuần, tức là khoảng 350-500gr thịt đỏ nấu chín (700-750gr trước khi nấu) trong một tuần.

Bạn cũng nên cố gắng tránh thịt chế biến sẵn và thịt nấu ở nhiệt độ cao, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột và dạ dày. Thịt đã qua chế biến là thịt được bảo quản bằng cách hun khói, ướp muối hoặc bằng chất bảo quản, bao gồm giăm bông, thịt xông khói và một loại số xúc xích.

Thay vào đó, người bệnh có thể chọn thịt trắng như thịt gia cầm (gà, vịt) nạc, không da; cá tươi hoặc đóng hộp, chẳng hạn như cá ngừ, cá hồi hoặc cá mòi; các loại đậu, như đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu lăng, đậu pinto và đậu tây; các loại hạt điều, dẻ, hạnh nhân, óc chó… và bơ hạt, những loại đậu, hạt này ít chất béo và nhiều chất xơ hơn thịt.

2. Sản phẩm bơ sữa

Hạn chế sữa và các sản phẩm từ sữa vì tiêu thụ lượng lớn có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Nên sử dụng các loại sữa ít chất béo hơn như sữa gầy hoặc sữa tách béo và phô mai ít béo. Có thể dùng các sản phẩm đậu nành, rau lá xanh, cá nhỏ (cá mòi…) cũng bổ sung canxi. Nên hạn chế mức canxi tối đa khoảng 1500mg (khoảng 1,6 lít sữa) mỗi ngày.

ung thư tuyến tiền liệt kiêng ăn gì
Người bị ung thư tuyến tiền liệt nên hạn chế sản phẩm từ bơ sữa như phô mai

3. Rượu bia

Tiêu thụ một lượng lớn rượu làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Những người nghiện rượu nặng có nguy cơ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt tiến triển cao gấp đôi so với những người uống rượu vừa phải.

Người nghiện rượu nặng là những người uống nhiều hơn 3 ly mỗi ngày hoặc hơn 20 ly mỗi tuần. Đối với nam giới, không nên uống quá 2 ly rượu mỗi ngày. Có thể thay thế rượu bằng nước lọc hoặc nước ép trái cây tươi, bia hoặc rượu không cồn, nước ép có ga, trà hoặc cà phê.

4. Chất béo bão hòa

Để cơ thể hoạt động tốt cần bổ sung một lượng chất béo vừa phải, việc bổ sung quá nhiều chất béo có thể gây tăng cân, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Chất béo được chia thành 2 loại: chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa; chất béo không bão hòa tốt hơn chất béo bão hòa.

Chất béo bão hòa làm gia tăng rủi ro mắc các bệnh về tim mạch, một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa lượng chất béo bão hòa hấp thụ và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn muộn. Người đang bị ung thư tuyến tiền liệt không nên dung nạp chất béo bão hòa vào cơ thể. Nên hạn chế số lượng chất béo bão hòa nạp vào cơ thể mỗi ngày bằng cách:

Những lưu ý cần biết khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Mỗi phương pháp điều trị có thể gây ra các tác dụng phụ về dinh dưỡng khác nhau. Người bệnh cần thảo luận với bác sĩ về những tác dụng phụ này và hiểu về chúng trước khi điều trị. Tác dụng phụ của phẫu thuật, xạ trị và hóa trị có thể khiến người bệnh chán ăn, ăn ít và giảm cân.

1. Phẫu thuật/cắt bỏ tuyến tiền liệt

2. Xạ trị

3. Liệu pháp hormone/liệu pháp điều trị thiếu hụt androgen (ADT)

4. Hóa trị

Hóa trị có thể gây buồn nôn, lở miệng và thay đổi vị giác có thể gây khó ăn uống.

Hướng dẫn chăm sóc sau điều trị ung thư tuyến tiền liệt tại nhà

Lối sống lành mạnh có tác dụng hỗ trợ, giữ cho tuyến tiền liệt khỏe mạnh. Tạo các thói quen tốt cho cơ thể như:

Câu hỏi liên quan

1. Ung thư tuyến tiền liệt có chữa khỏi được không?

Ung thư tuyến tiền liệt có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm. Nếu phát hiện muộn, bác sĩ vẫn có thể lên phác đồ điều trị kéo dài tuổi thọ cho người bệnh trong trường hợp khối u chưa di căn tới các cơ quan khác, sức khỏe người bệnh tốt và đáp ứng tốt với phác đồ điều trị.

Xem thêm: Đặc điểm 4 giai đoạn ung thư tuyến tiền liệt

ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không
Phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt là một trong số những phương pháp điều trị phổ biến nhất

2. Chi phí điều trị ung thư tuyến tiền liệt có đắt lắm không?

Thông thường chi phí điều trị bệnh sẽ có sự thay đổi khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM là nơi quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành và bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, chuyên tư vấn, thăm khám và điều trị hiệu quả bệnh về đường tiết niệu, giúp hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc của độc giả về vấn đề “Ung thư tuyến tiền liệt nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi?”. Người bệnh nên đi tầm soát để phát hiện bệnh kịp thời và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn sớm để ngăn khối u di căn sang những bộ phận khác, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/ung-thu-tuyen-tien-liet-a42161.html