Trước mỗi lần ghé thăm Thanh Hóa, chắc hẳn ai cũng từng có câu hỏi” Thanh Hóa có đặc sản gì?” hay “ Đến Thanh Hóá thì có đặc sản gì làm quà?”… Vì vậy, để có thể thưởng thức trọn vẹn đặc sản Thanh Hóa, chúng ta hãy cùng Ba Làng TH tìm hiểu bài viết dưới đây. Để cùng xem Thanh Hóa có những đặc sản gì đáng thưởng thức nhé!
1. Món Ăn Đặc Sản Thanh Hóa Nổi Tiếng
Một khi đến Thanh Hóa thì du khách không thể không thưởng thức những loại đặc sản sau:
Nem chua Thanh Hóa từ lâu đã không còn là cái tên xa lạ trong nền ẩm thực xứ Thanh. Với công thức chế biến khéo léo và mang tính gia truyền, nem chua Thanh Hóa được biết đến với hương vị thơm ngon. Kết hợp vị chua của thịt lợn, vị cay của tỏi, ớt, vị nồng của lá đinh lăng. Tất cả hương vị đó tạo nên một nem chua Thanh Hóa đặc trưng, khó sánh kịp.
Nhắc đến tôm là nhắc đến những món đặc sản trứ danh như bánh tôm Hồ Tây ( Hà Nội), bánh tráng cuốn tôm ( Sài Gòn)…. và không thể không nhắc đến chả tôm Thanh Hóa. Nguyên liệu chính là tôm tươi biển Sầm Sơn giàu dinh dưỡng và khoáng chất. Sau khi đánh bắt, tôm sẽ được làm sạch rồi sau đó được đem đi giã nhuyễn hoàn toàn bằng tay. Sau cùng là công đoạn chế biến chả tôm thành các món ăn nướng hay chiên tùy theo khẩu vị của người ăn.
Vốn là món ăn dân dã có nguồn gốc từ vùng Nga Sơn, gỏi nhệch nhanh chóng trở thành đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa. Nguyên liệu chính của món ăn này là cá nhệch - một loại cá da trơn, khỏe, lưng và bụng có màu nâu nhạt. Để làm một món gỏi cá thật ngon, người dân thường trộn phần thịt cá ( sau khi đã được róc sạch xương) với gia vị. Sau đó sẽ thêm riềng xay nhỏ, sả được thái mỏng. Ngoài ra có thêm phần thính gạo để riêng, thực khách muốn ăn sẽ cho thêm vào. Cách chế biến này giúp món gỏi cá luôn giữ được độ tươi, ngọt tự nhiên, đậm đà và dậy hương vị
Đặc sản Thanh Hóa chè lam Phù Quảng có nguồn gốc từ huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Ra đời giữa mảnh đất thành nhà Hồ, món ăn nhanh chóng trở thành một trong những đặc sản nổi tiếng vùng đất xứ Thanh. Bánh có hương vị vô cùng độc đáo và thơm ngậy. Không dai mềm như chè lam truyền thống, chè lam Phù Quảng gây ấn tượng bởi vị giòn giòn, vị ngọt tan ngay trong đầu lưỡi. Sở dĩ chè lam có hương vị như vậy vì nguyên liệu làm chè là từ gạo nếp cái hoa vàng Vĩnh Lộc. Đồng thời cũng được kết hợp với những giọt mật mía ngọt sánh, lạc, gừng và mạch nha.
Mắm tép được biết đến là một loại gia vị truyền thống, đặc trưng trong mỗi bữa cơm gia đình Việt. Và nhắc đến mắm tép trứ danh thì không thể không nhắc đến mắm tép Thanh Hóa. Khác với mắm tép miền Bắc mùi vị đậm đà, miền Tây và miền nam là vị chua cay đặc trưng. Mắm tép Thanh Hóa lại mang hương bị béo ngậy rất riêng. Đồng thời, mang sự kết hợp hài hòa của những con tép cùng với vị mặn của muối biển, mùi thơm của thính. Mắm tép Thanh Hóa sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho ẩm thực của bạn mỗi khi ghé thăm nơi đây.
Nếu có dịp đến với Thanh Hóa thì không thể bỏ lỡ địa chỉ mua mắm ngon và chất lượng. Các bạn có thể ghé thăm địa điểm - thương hiệu Nước mắm truyền thống Ba Làng TH để cùng thưởng thức hương vị tuyệt đỉnh của mắm tép nơi đây nhé.
Mắm cáy Thanh Hóa được coi là đặc sản của Xứ Thanh bởi sự thơm ngon hấp dẫn. Đây được coi là một món ăn cổ truyền và phổ biến trên cả nước ta hiện nay. Người dân xứ Thanh từ lâu đã coi đây là món chấm không thể thiếu ở mỗi bữa ăn của họ. Mắm cáy được làm từ con cáy, có hình dạng giống cua đồng nhưng nhỏ hơn. Sau khi được rửa sạch, bóc yếm, bỏ phần hoi, chặt phần càng nhọn, cáy được đem vào cối giã thật nhuyễn. Cuối cùng, người làm cáy sẽ đem đi trộn với muối, thính. Sau cùng cho vào chum, ném vào vỉ tre rồi đem ra phơi nắng. Sau một tháng sẽ có được món mắm cáy thơm ngon.
Nhắc đến Thanh Hóa thì không thể không nhắc đến thương hiệu nước mắm Ba Làng TH - một thương hiệu nước mắm lâu đời và có truyền thống hơn 400 năm nay. Được thành lập bởi ông Nguyễn Văn Tuyến- một người con Thanh Hóa luôn nặng tình yêu với quê hương. Thương hiệu nước mắm Ba Làng TH được biết đến với hương vị đặc trưng và chất lượng cao. Đồng thời được nhiều người tin dùng cho mọi bữa ăn.
Trong suốt hơn 20 năm qua, Nước mắm Ba Làng TH đã trở thành biểu tượng của sự bền vững và kiên trì trong sản xuất mắm truyền thống. Thương hiệu sở hữu những nhà máy riêng, tạo quy trình sản xuất những dòng nước mắm chất lượng. Cùng với đó, Ba Làng TH đã luôn giữ vững giá trị truyền thống vốn có của nước mắm. Hơn nữa còn tạo ra cơ hội phát triển bền vững cho ngành công nghiệp mắm Việt Nam. Để Ba Làng có thể tiếp tục tỏa sáng, việc bảo tồn và phát triển hương vị truyền thống là yếu tố không thể thiếu.
Nước mắm Ba làng TH được áp dụng những biện pháp nâng cao chất lượng cùng với công nghệ tách muối giảm mặn. Bên cạnh đó Ba Làng TH còn đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn cao của người tiêu dùng hiện đại trong nhiều năm qua. Vậy nên, khi đến với vùng đất Thanh Hóa, đừng quên mua nước mắm truyền thống Ba Làng TH về cho gia đình và người thân cùng thưởng thức nhé!
Là dòng trái cây đặc trưng của vùng đất xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân ( Thanh Hóa). Quả bưởi Luận Văn khi chưa chín cũng có màu xanh như các loại bưởi khác. Nhưng khi già đi thì chuyển dần sang màu vàng và khi chín thì chuyển hẳn sang màu đỏ như quả gấc. Loại bưởi này gây ấn tượng bởi có một màu đỏ tươi rất đẹp mắt từ vỏ, cùi, múi và tép. Thêm vào đó là bưởi có một mùi thơm dịu đặc trưng, mọng nước và vị ngọt thơm. Là một loại quả rất đáng để thưởng thức mỗi khi về vùng đất Thọ Xương nơi đây’
Nhắc đến nem nướng thì chúng ta thường nhắc đến nem nướng Nha Trang, nhắc đến Thanh Hóa thì thường nhắc đến nem chua Thanh Hóa. Thế nhưng nem nướng- là một một món ít nổi tiếng hơn - nhưng cũng được coi là đặc sản Thanh Hóa và rất đáng để thưởng thức.
Nem nướng Thanh Hóa có nguồn gốc từ quê hương Thọ Xuân, vốn là vùng đất giàu truyền thống lịch sử với các vị vua nổi tiếng: Lê Lợi, Lê Hoàn. Các món ăn nơi đây tuy giản dị nhưng không kém phần ngon và cầu kỳ. Nem nướng Thanh Hóa là món ăn quan trọng trong mỗi dịp lễ tết. Và xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày của người dân Thọ Xuân. Nem nướng cũng đồng thời được coi là đặc sản Thanh Hóa để làm quà quê cho ai du lịch đến nơi này.
Trên đây là những món ăn đặc sắc nhất định phải thử khi đến Thanh Hóa, vậy các món bánh thì sao? Hãy cũng xem tiếp ở phần dưới đây nhé!
Bánh cuốn Thanh Hóa được nổi tiếng vì mang hương vị rất riêng, không lẫn với bất cứ nơi nào khác. Với vỏ bánh mỏng, dai, nhân thịt băm nhuyễn, nấm hương và mộc nhĩ, được ăn kèm với chả lụa, nem chua và nước chấm chua ngọt sẽ tạo nên một hương vị khó quên trong lòng thực khách du lịch nơi đây.
Bánh gai Tứ Trụ là loại bánh đặc sản của làng Mía, xã Tứ Trụ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Món bánh dân dã, đậm đà hương vị quê nhưng bất cứ ai thưởng thức cũng không thể quên vị ngọt ngọt thanh thanh của bánh. Bánh dẻo, vị ngọt vừa phải, khi ăn cảm nhận được vị thơm bùi của gạo nếp, mật mía, dầu chuối hòa quyện cùng nhân đậu xanh thơm ngon.
Bánh răng bừa sẽ là câu trả lời không thể thiếu dành cho du khách mỗi khi trả lời câu hỏi ” Đặc sản Thanh Hóa là gì?”. Bánh lá răng bừa Thanh Hóa hay còn có tên gọi khác là bánh tẻ, một trong những món ăn truyền thống không thể bỏ qua khi đến du lịch Thanh Hóa.
Bánh lá răng bừa có nguồn gốc từ làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một trong những đặc sản xứ Thanh gắn liền với một sự kiện lịch sử có thật trong lịch sử nước Việt. Để tưởng nhớ công lao của vị vua Lê Đại Hành khi đã đích thân xuống ruộng cày bừa trong lễ hội đầu năm mà người dân làng đã làm nên chiếc lá răng bừa để tiến vua.
Chiếc bánh được làm theo hình thuôn dài, dẹp hai đầu và phình ra ở giữa giống như lưỡi nhỏ của chiếc răng bừa. Điều đó tượng trưng những thành quả lao động cần cù và chăm chỉ của người dân nơi xứ Thanh.
Bánh ít Thanh Hoá là loại bánh có hình tròn, màu trắng, được làm từ bột nếp, là sự kết hợp giữa bánh ít và bánh nếp. Nhân bánh bao gồm tôm, thịt băm nhỏ trộn cùng chút gia vị đặc trưng rồi mang đi hấp. Khi ăn bánh ít, người ta thường rưới lên bánh một lớp mỡ hành béo ngậy, ăn kèm chút rau sống, dưa leo sẽ tạo nên một hương vị tuyệt vời của bánh
Bánh khoái nồi rang được làm từ bột gạo tẻ, thịt mỡ, thịt ba chỉ, trứng. Bánh luôn đòi hỏi quá cầu kỳ với bột gạo dùng để làm bánh. Để có những mẻ bánh ngon phải dùng loại gạo tẻ ngon của quê hương Thanh Hóa đã được xay mịn. Trộn bột với một lượng nước vừa phải để bột không khô quá cũng không nhão quá . Sau đó đánh đều cho bột hết vón cục. Trước khi ăn, chủ quán sẽ rán bánh trên những chiếc nồi rang. Bánh khoái ăn với nước chấm chua ngọt, bún lá và rau sống.
Khi ăn, bạn hãy cắt nhỏ miếng bánh, cuốn với rau sống, chấm tất cả vào bát nước chấm và thưởng thức. Bánh giòn tan, có vị thơm, ngọt của trứng và thịt, vị cay của hạt tiêu, bùi của cà rốt và vị thanh mát của rau thơm.
Bánh đúc sốt là món ăn gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người Thanh Hoá. Là món ăn chỉ có ở xứ Thanh với hương vị vô cùng riêng biệt và màu xanh ngọc nổi bật.
Bánh được làm chủ yếu từ bột gạo và đậu xanh. Muốn bánh được dẻo, thơm thì nguyên liệu không thể thiếu của món bánh đúc là nước vôi. Vôi hòa chung với nước lạnh, để vài tiếng đồng hồ cho lắng cặn rồi chắt lấy nước vôi trong. Nước vôi trong pha với bột gạo phải theo đúng tỉ lệ để chiếc bánh đạt đúng độ sánh, mịn, dẻo. Sau khi pha xong phải đợi khoảng 3 tiếng sau để cho mùi vôi bay đi hết mới đem đi nấu.
Bánh đúc xanh phải được ăn thật nóng. Khi ăn bánh mới được múc ra từ nồi, lớp đậu xanh được đánh tơi rồi mới đến lớp bánh đúc sốt. Cuối cùng, phía trên phủ thêm một lớp đậu xanh nữa và chút tóp mỡ, hành phi.
Với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, như: gạo, vừng, muối… người dân làng Minh Châu (hay còn gọi là làng Chòm), xã Thiệu Châu, huyện Thiệu Hóa đã tạo cho xứ Thanh loại bánh đa có hương vị đặc trưng riêng khó nơi nào có được.
Bánh đa làng Minh Châu chỉ dùng nguyên liệu duy nhất là bột gạo với vừng. Theo những người làm bánh lâu năm ở làng thì chỉ làm bằng bột gạo thì bánh đa sau khi quạt mới giữ được độ giòn và thơm lâu, không bị dai dù có để lâu.
Bánh đa Minh Châu được làm bằng bột gạo, khi tráng bánh, người làm sẽ thêm chút mè đen cho thơm và béo. Bánh đa được dùng để ăn kèm với các món ăn khác hoặc dùng để ăn vặt. Nhưng ngon nhất là ăn kèm với hến xào ở sông Chu.
Hến phải nhỏ, xào với gia vị và chút rau thơm, có vị hơi cay một chút, nhưng không cay nồng như hến Huế. Ngoài ra, bánh đa sống còn có thể cắt nhỏ, xào cùng với thịt lươn, ếch… Miếng bánh đa có vị dai, ăn rất đã.
“Thanh Hóa có đặc sản gì?” - câu trả lời không thể thiếu, đó là bánh nhè. Bánh Nhè được làm với nhân dừa, đậu xanh và đường được gói trong lớp bột nếp dẻo mịn. Món bánh nấu bằng đường mật mía và gừng nên vị ngọt đậm đà và rất thơm. Khi ăn, bạn sẽ thấy vị dẻo của bột nếp, vị ngọt thơm, thanh tao của đường và gừng, phần nhân đậu xanh, dừa rất thơm và bùi. Đây là một thức quà quê dân dã và bình dị của người Thanh Hoá.
Nhắc tới đặc sản Thanh Hóa, thật thiếu sót nếu không nhắc đến cá rô Đầm Sét. Cá rô ở đây rất nhỏ, chỉ cỡ 2 ngón tay, có màu vàng và thịt săn chắc, thơm ngon. Cá rô được rán giòn tan hoặc đem nấu canh. Cá rô rán chấm nước mắm hoặc tương bần thì ngon hết nấc. Để thêm vị, cá rô thường được ăn kèm với rau húng thơm cay, kèm một đĩa dưa muối mặn.
Mỗi lần đặt ra câu hỏi “Thanh Hóa có đặc sản gì? ” thì câu trả lời không thể thiếu, đó là món ốc mút chùa Thanh Hà. Nhắc đến ốc mút Thanh Hóa người ta sẽ nghĩ ngay đến ốc mút chùa Thanh Hà.
Bạn sẽ không cần phải sử dụng thìa, nĩa để lấy phần thịt ốc như khi ăn các loại ốc thông thường. Mà chỉ cần dùng 1 lực nhẹ nhàng để mút, phần thịt ốc sẽ trồi ra. Ốc mút được chế biến bằng cách hấp sả, lá chanh, ớt và nước dừa, hoặc ốc xào sả ớt cay nồng hay ốc xào me chua…
Gỏi cá nhệch là món đặc sản Thanh Hoá. Điểm đặc biệt của gỏi cá Nga Sơn đó là chẻo nhệch. Chẻo được chế biến từ xương cá giã nhuyễn chưng cùng mẻ chua, có màu đỏ đặc trưng, đặc sánh. Gỏi nhệch ăn giòn giòn, có vị béo của chẻo, vị cay của gia vị gừng, tỏi, ớt. Kết hợp cùng vị thơm mát của rau vô cùng ngon miệng.
Phi Cầu Sài có hình dáng giống con trai biển nhưng vỏ mỏng hơn, thịt trắng ngần. Đây là đặc sản của vùng Cầu Sài bởi không có nơi nào có phi ngon và ngọt thịt như ở đây. Phi Cầu Sài có thể dùng để chế biến thành nhiều món nhưng ngon nhất là nấu canh hoặc cháo. Cháo phi Cầu Sài rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt cho người mới ốm dậy hoặc trẻ con đổ mồ hôi trộm.
Canh lá đắng là một món ăn đặc sản của tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Món canh này được nấu từ lá đắng, một loại cây mọc hoang ở vùng núi đá vôi thuộc tỉnh Thanh Hóa. Lá đắng có vị đắng đặc trưng. Nhưng khi nấu canh, vị đắng ấy hòa quyện với vị ngọt của xương, vị chua của mẻ và vị cay của ớt tạo nên một hương vị rất đặc biệt và hấp dẫn.
Canh lá lằng chế biến rất dễ. Tép mua về rửa sạch, rang cùng mắm và cà chua. Sau đó cho thêm nước vừa đủ ăn vào và đun sôi. Cuối cùng cho lá lằng đã thái nhỏ vào và đun trên lửa nhỏ. Lá lằng lúc mới ăn sẽ hơi có vị đắng, sau đó chuyển dần thành ngọt. Canh lá lằng có tác dụng giải nhiệt ngày hè, chữa rôm sảy, mẩn ngứa, giúp tiêu hoá tốt.
5. Đặc Sản Thanh Hóa - Nên Mua Ở Đâu Và Những Lưu Ý Khi Mua
Như vậy, Thanh Hóa luôn ghi dấu ấn trong lòng du khách với những món ăn chất lượng và giàu truyền thống. Khi đến Thanh Hóa, làm sao để chọn được địa điểm uy tín mua hàng? Hãy tham khảo địa điểm dưới đây nhé!
Trên đây là top những đặc sản xứ Thanh mà Ba Làng TH đã giới thiệu cho bạn. Nếu có dịp đến Thanh Hóa, hãy thưởng thức những đặc sản này nhé!.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/thanh-hoa-dac-san-a42350.html