Keratin là một loại protein giúp hình thành tóc, móng và lớp ngoài của da. Keratin có thể giúp hỗ trợ làn da, chữa lành vết thương và giữ cho móng, tóc luôn khỏe mạnh.
Cơ thể chúng ta có thể sản xuất được 54 loại keratin, trong đó có 28 loại là loại I và 26 loại thuộc loại II:[1]
Ngoài ra, keratin cũng được chia thành hai dạng:
Keratin là một loại protein giúp hình thành tóc, móng và lớp ngoài của da
Ở dạng tự nhiên, keratin có dạng cấu trúc dài được sắp xếp thành bó hoặc sợi. Những sợi này được tạo thành từ các phân tử keratin riêng lẻ liên kết chéo với nhau, tạo thành một loại protein dẻo dai, đàn hồi và bảo vệ cơ thể.
Keratin không thể hòa tan trong nước, dung môi, axit hoặc kiềm nên cấu trúc của chúng hầu như vẫn còn nguyên vẹn khi tiếp xúc với nhiều hóa chất tự nhiên của cơ thể.
Chất lượng và tình trạng tóc, móng và da phụ thuộc vào lượng keratin tồn tại trong cơ thể. Ngoài ra, các tuyến và cơ quan của cơ thể cũng chứa keratin.
Chất lượng tóc, móng tay và da phụ thuộc vào lượng keratin tồn tại trong cơ thể
Bạn có thể bổ sung keratin cho cơ thể thông qua nhiều nguồn khác nhau như:
Các chất dinh dưỡng như biotin, vitamin A và kẽm có thể thúc đẩy sản xuất keratin trong cơ thể. Bạn có thể giúp cơ thể tăng cường sản xuất keratin bằng cách bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng như:[2]
Khoai lang là một trong những thực phẩm giúp thúc đẩy sản xuất keratin của cơ thể
Thực phẩm bổ sung keratin có dạng bột và dạng viên nang. Trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để tránh những rủi ro không đáng có. Nếu quá lạm dụng, chúng có thể khiến cơ thể bạn tích tụ quá nhiều protein dẫn đến tăng cân, tăng nguy cơ giảm chức năng thận, đau khớp,...[3]
Thực phẩm bổ sung keratin có dạng bột và dạng viên nang
Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm chăm sóc tóc như serum, dầu gội và dầu dưỡng tóc có chứa keratin để bổ sung keratin tại nhà giúp tóc có khả năng chống hư tổn tốt hơn, phục hồi tóc bị khô do nhiệt và thuốc nhuộm tóc.
Một nghiên cứu năm 2013 cho rằng keratin có thể làm tăng khả năng hydrat hóa của sợi tóc, tăng cường độ sáng và độ mềm của tóc. Từ đó nhận định keratin là một thành phần đầy hứa hẹn cho những người muốn có mái tóc chắc khỏe hơn.[4]
Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm dưỡng tóc có chứa keratin để bổ sung tại nhà
Phương pháp điều trị tóc bằng keratin tại salon (đôi khi được gọi là phương pháp tạo kiểu Brazil) là phương pháp điều trị bằng protein hóa học giúp giảm xoăn cứng và làm cho tóc trông bóng mượt.[3]
Đây được gọi là phương pháp duỗi tóc và được đánh giá có hiệu quả trong 12 tuần. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại keratin được sử dụng, kết quả sẽ rất khác nhau.
Điều trị tóc bằng keratin tại salon giúp giảm xoăn cứng và giúp tóc bóng mượt
Mặc dù không có nhiều bằng chứng cho thấy rằng việc sử dụng keratin gây nguy hại cho sức khỏe tóc, da và móng. Tuy nhiên, hóa chất formaldehyde được sử dụng trong phương pháp điều trị tóc bằng keratin tại salon có thể gây ra tác dụng phụ và để lại các vấn đề sức khỏe như:
Vì lý do đó, phụ nữ mang thai nên tránh điều trị bằng phương pháp này. Những người nhạy cảm với formaldehyde hoặc có vấn đề về hô hấp cũng nên tránh phương pháp điều trị bằng keratin tại salon.
Phụ nữ mang thai nên tránh điều trị bằng phương pháp keratin tại salon
Hy vọng bài viết này đã mang lại cho bạn thêm kiến thức về keratin, giúp bạn hiểu thêm về công dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng keratin. Hãy chia sẻ bài viết này đến mọi người nếu thấy hữu ích bạn nhé!
Link nội dung: https://blog24hvn.com/keratin-duong-toc-a42497.html