Có nhiều nghiên cứu khoa học về nấm linh chi rừng đối với sức khỏe con người. Nấm linh chi rừng là một loại dược liệu quý giá và đặc biệt. Bởi vì tùy theo thổ nhưỡng mỗi vùng mà chất lượng của nấm linh chi sẽ khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn thông tin về tác dụng của nấm linh chi cũng như cách sử dụng nấm linh chi đúng cách.
Nấm linh chi rừng có tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc họ nấm Lim (Ganodermataceae). Nấm linh chi còn được gọi là mộc linh chi, nấm trường thọ, nấm tiên thảo, linh chi thảo,...
Nấm linh chi là loại nấm hóa gỗ. Khi mới mọc, nấm có màu trắng sữa. Khi lớn lên nấm linh chi sẽ sậm màu dần chuyển sang nâu, nâu đỏ. Nấm linh chi có mũ nấm hình tròn méo dạng quả thận hoặc hình cánh quạt. Mũ nấm nhăn nheo, mặt trên bóng có nhiều vân đồng tâm. Cuống nấm ngắn, cắm lệch một phía ở mũ nấm.
Nấm linh chi rừng được tìm thấy trên các thân cây gỗ, nơi có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao. Tùy theo điều kiện khí hậu ở mỗi nơi mà hiện nay có hàng trăm chủng loại nấm linh chi khác nhau. Trong đó có 5 loại nấm linh chi rừng có giá trị cao là: Tử chi (linh chi tím), hoàng chi (linh chi vàng), hắc chi (linh chi đen), xích chi (linh chi đỏ), bạch chi (linh chi trắng), thanh chi (linh chi xanh).
Nấm linh chi rừng rất phổ biến ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam, nấm linh chi rừng được tìm thấy ở Sapa, Mộc Châu, Sơn La, rừng Hương Sơn, vườn quốc gia Bến En,...
Nấm linh chi là dược liệu có tính ấm, vị ngọt. Quy kinh tâm, can, tỳ, phế, thận. Tác dụng của nấm linh chi rừng với sức khỏe do các hoạt chất trong nấm quyết định. Trong đó các thành phần hóa học có hoạt tính sinh học trong nấm linh chi rừng bao gồm:
Ngoài ra trong nấm linh chi rừng có chứa các vitamin và khoáng chất. Bởi vì có nhiều thành phần hóa học cần thiết cho cơ thể nên từ lâu nấm linh chi rừng đã được dùng để hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, bồi bổ sức khỏe cho các bậc vua chúa, quan viên triều đình.
Theo y học cổ truyền, nấm linh chi rừng được dùng như một vị thuốc để điều trị một số bệnh về gan, tim, thần kinh,... Những năm gần đây, y học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của nấm linh chi rừng. Trong đó nấm linh chi rừng có một số công dụng như sau:
Nấm linh chi có tác dụng làm cải thiện lưu thông máu, từ đó giảm áp lực lên tim, hỗ trợ kiểm soát huyết áp. Ngoài ra khả năng chống oxy hóa của một số hoạt chất có trong nấm linh chi cũng hỗ trợ tăng sức bền cho thành mạch máu.
Một số nghiên cứu trên chuột cho thấy nấm linh chi rừng có hiệu quả làm giảm đường huyết đói, tăng nồng độ insulin trong máu. Vết thương ở chuột cũng nhanh lành hơn được giải thích là nhờ các hoạt chất chống oxy hóa cao trong nấm linh chi. Ngoài ra, hệ vi khuẩn đường ruột cũng phát triển nhờ đó có thể giảm hấp thu lipid. Từ đó các chỉ số lipid máu cũng cải thiện.
Nấm linh chi rừng có thể giúp các tế bào của hệ miễn dịch gồm: Bạch cầu, tế bào lympho, đại thực bào hoạt động tốt hơn để cơ thể có thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Mặt khác, nấm linh chi cũng có tác dụng hỗ trợ tăng cường hoạt động hệ miễn dịch. Từ đó cơ thể có khả năng tự miễn với các tác nhân như vi khuẩn, virus gây bệnh.
Ung thư là vấn đề đáng quan tâm của xã hội ngày nay. Với hàm lượng các chất chống oxy hóa cao, nấm linh chi được cho là dược liệu quý trong hỗ trợ điều trị ung thư. Một số nghiên cứu có kết quả khả quan đã chứng minh được khả năng hồi phục sau ung thư vú là 59%. Ngoài các chất chống oxy hóa có trong nấm linh chi, hoạt động mạnh mẽ của hệ miễn dịch cũng góp phần chống lại các tế bào ung thư.
Căng thẳng, mệt mỏi lâu dài sẽ dễ dẫn đến trầm cảm. Một số nghiên cứu cho thấy nấm linh chi có thể cải thiện các triệu chứng lo âu, mệt mỏi, suy nhược thần kinh, đau đầu, chóng mặt. Các acid amin trong nấm có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện giấc ngủ. Nhờ đó cải thiện tâm trạng cho người căng thẳng, suy nhược thần kinh.
Nấm linh chi rừng có nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn có thể gặp một số triệu chứng bất lợi khi sử dụng nấm linh chi rừng như sau:
Do đó để tránh các tác dụng không mong muốn này, bạn nên lưu ý liều lượng sử dụng. Mỗi người, mỗi độ tuổi sẽ có liều dùng khác nhau phụ thuộc vào: Tuổi tác, cân nặng, tình trạng sức khỏe, dạng bào chế, độ tuổi của nấm.
Một số đối tượng cần lưu ý tránh dùng nấm linh chi rừng: Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, người mắc bệnh giảm tiểu cầu, người đang mắc các bệnh gan, người đang có huyết áp cao hoặc huyết áp thấp.
Như vậy qua bài viết trên bạn đã tìm hiểu được các thông tin về nấm linh chi rừng cũng như tác dụng của nó. Tuy nấm linh chi rừng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng bạn cũng nên dùng tham khảo liều lượng với bác sĩ có chuyên môn để tránh tác dụng không mong muốn, tránh tương tác thuốc xảy ra. Do giá trị của nấm linh chi rừng không hề rẻ nên bạn cần tìm chỗ mua đảm bảo uy tín để tránh được tiền mất tật mang. Chúc bạn luôn vui khỏe.
Xem thêm:
Link nội dung: https://blog24hvn.com/tac-dung-nam-linh-chi-rung-a42618.html