Học chuyên ngành Quản trị nhân lực ra trường làm gì? Ở đâu? Lương bao nhiêu?

Quản trị nhân lực được ví như “trái tim” của doanh nghiệp, là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động. Đây là ngành học không bao giờ “lỗi thời” và được các doanh nghiệp “săn đón”. Vậy học chuyên ngành Quản trị nhân lực ra trường làm gì? Ở đâu? Lương bao nhiêu? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Quản trị nhân lực là gì?

Quản trị nhân lực (Human Resource Management) là ngành học tập trung vào đào tạo những kỹ năng và kiến thức chuyên môn sâu về nguồn nhân lực như: thu hút đội ngũ nhân sự giỏi, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực làm việc để người lao động nâng cao năng suất, giữ chân nhân viên, xây dựng văn hóa tổ chức…

Quản trị nhân lực học gì?

Bên cạnh kiến thức chuyên môn của ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên theo học chuyên ngành Quản trị nhân lực sẽ được đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. Sinh viên được trang bị kiến thức để có thể thực hiện các công việc thực tế của nghề nhân sự như: hoạch định nhân sự, tuyển dụng, đào tạo và phát triển, công tác quy hoạch cán bộ, xây dựng chế độ đãi ngộ…

Ngoài ra, người học còn được trang bị các kỹ năng mềm bổ trợ trong quá trình làm việc sau này như: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, truyền đạt thông tin; kỹ năng lắng nghe, kiểm soát cảm xúc; kỹ năng làm việc nhóm, tiếng Anh, tin học văn phòng…

PGS, TS. Phạm Thị Liên Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo khối ngành Kinh tế trường Đại học Đại Nam chia sẻ với sinh viên những kiến thức, kỹ năng cần có để “sống khỏe” cùng chuyên ngành Quản trị nhân lực.

Học Quản trị nhân lực ra trường làm gì? Ở đâu? Lương bao nhiêu?

Làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị nhân lực ra trường có thể làm các vị trí sau:

Cơ hội việc làm của sinh viên chuyên ngành Quản trị nhân lực vô cùng rộng mở.

Ở đâu?

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành quản trị nhân lực có thể làm việc tại các bộ phận văn phòng tổ chức hành chính tại các doanh nghiệp, công ty, các tập đoàn kinh tế; các trung tâm hỗ trợ việc làm; trung tâm phát triển nguồn nhân lực; các trung tâm đào tạo tuyển dụng; các trường cao đẳng, đại học; tự khởi nghiệp kinh doanh,…

Lương bao nhiêu?

Mức lương ngành quản trị nhân lực ra trường và mức lương ngành quản trị nhân lực sau đại học sẽ ở mức trung bình từ khoảng 10-12 triệu đồng/tháng. Mức lương tăng theo thâm niên và kinh nghiệm làm việc.

Điểm khác biệt của chuyên ngành Quản trị nhân lực trường Đại học Đại Nam?

Thời gian đào tạo ngắn

Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị nhân lực được thiết kế tối ưu theo hướng rút ngắn thời lượng (03 năm, 3 kỳ/năm) và tập trung chủ yếu vào các học phần cốt lõi của chuyên ngành.

Sinh viên tốt nghiệp sớm 01 năm được hưởng lợi về cơ hội việc làm, có thu nhập sớm, tiết kiệm hàng trăm triệu đồng chi phí sinh hoạt; tiết kiệm thời gian học lên trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ (nếu có nhu cầu).

Sinh viên có nhiều cơ hội việc làm và tích lũy kinh nghiệm sớm trong khi các bạn cùng chuyên ngành tại các trường khác vẫn đang hoàn thành chương trình học trên giảng đường.

Chương trình đào tạo thực hành - thực chiến

Chương trình đào tạo chú trọng tính thực tiễn với thời lượng thực hành của các học phần và thời gian trải nghiệm, thực tập thực tế tại doanh nghiệp chiếm gần 70% thời lượng đào tạo của chương trình Quản trị nhân lực.

PGS, TS. Phạm Thị Liên - Phó Hiệu trưởng, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh cho biết: “Trường Đại học Đại Nam thường xuyên tổ chức các chương trình tham quan, thực tập thực tế tại các doanh nghiệp ngành Nhân sự hàng đầu trên thị trường… nhằm giảm bớt khoảng cách giữa lý thuyết với thực tiễn, giúp sinh viên có cái nhìn rõ nét hơn về ngành học”.

Ngay từ năm thứ nhất, sinh viên được trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp lớn là đối tác chiến lược của Khoa. Đến năm thứ 2 và đặc biệt là năm thứ 3, sinh viên sẽ được thực tập thực tế tại doanh nghiệp. Những sinh viên giỏi, có kỹ năng và thái độ tốt sẽ có cơ hội được doanh nghiệp tuyển dụng ngay trong thời gian thực tập.

Trường Đại học Đại Nam ký kết hợp tác với Đại học Minnesota (Mỹ).

Sinh viên trau dồi kiến thức, kỹ năng qua các talkshow, hội thảo… có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực.

Đội ngũ giảng viên giàu tâm huyết, giỏi chuyên môn

Lớn mạnh cùng sự phát triển của Nhà trường, Khoa Quản trị Kinh doanh có đội ngũ giảng viên hùng hậu với hơn 40 giảng viên cơ hữu, được đào tạo bài bản tại các trường đại học nổi tiếng trong nước và quốc tế. Đứng đầu là PGS, TS. Phạm Thị Liên - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo khối ngành Kinh tế, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh.

Đội ngũ giảng viên tâm huyết, tận tình, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục.

Bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu giỏi chuyên môn, nhiệt huyết, Khoa còn mời các chuyên gia, giám đốc nhân sự trực tiếp đứng lớp, truyền đạt kinh nghiệm thực tiễn cho sinh viên.

100% sinh viên được hỗ trợ việc làm sau khi ra trường

Trung tâm “Việc làm và Khởi nghiệp sinh viên” đảm bảo hỗ trợ, kết nối và giới thiệu việc làm đúng chuyên ngành cho sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường và sau khi tốt nghiệp.

Môi trường học tập năng động, hiện đại, minh bạch

Sinh viên được học tập trong môi trường năng động, hiện đại, giàu trải nghiệm hướng đến phát triển con người toàn diện.

PGS, TS. Phạm Thị Liên khẳng định: “Nhà trường luôn đầu tư cơ sở vật chất từ hệ thống giảng đường, phòng máy tính, trung tâm khởi nghiệp, thư viện, khu thao trường quốc phòng an ninh, ký túc xá, căng-tin… hiện đại, đầy đủ tiện nghi đáp ứng tốt nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học. Hệ thống E.learning cung cấp các bài giảng điện tử, các bài báo khoa học… thuộc nhiều chuyên ngành giúp sinh viên học tập đạt kết quả tốt nhất”.

Trường Đại học Đại Nam cam kết minh bạch trong quá trình đào tạo, học thật - thi thật; quyết liệt và xử lý kịp thời các trường hợp học hộ, thi hộ; đảm bảo mọi quyền lợi và sự công bằng cho người học.

Cơ sở vật chất hiện đại trong quần thể trường Xanh - Sạch - Đẹp, rộng gần 10 ha tại trung tâm quận Hà Đông - TP. Hà Nội.

Giảng đường dốc tiện nghi, đáp ứng mọi nhu cầu học tập của sinh viên.

Thư viện sạch đẹp với hơn 10.000 đầu sách, giáo trình, tài liệu.

Không tăng học phí

Trường Đại học Đại Nam cam kết không tăng học phí trong suốt quá trình đào tạo sinh viên. Hiện tại, học phí của chuyên ngành Quản trị nhân lực là 13,5 triệu đồng/năm.

Phát triển toàn diện Đức - Trí - Thể - Mỹ

Sinh viên được rèn thái độ, kỹ năng thông qua chương trình đào tạo Kỹ năng mềm chỉ có tại Đại học Đại Nam; tham gia các khóa bổ trợ kiến thức - kỹ năng nghề nghiệp do các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp trực tiếp giảng dạy…

Hằng năm, sinh viên chuyên ngành Quản trị nhân lực được tham gia tham gia nhiều hoạt động phong trào, trách nhiệm xã hội như: Tấm bánh nghĩa tình, hội trại truyền thống, từ thiện, hoạt động tình nguyện, hội thao…

In dấu tay cam kết bảo vệ môi trường tại Hội trại truyền thống.

Sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh giành giải Nhất cuộc thi Eco Fashion - Thời trang tái chế DNU 2023.

Gần 30 câu lạc bộ sinh viên hoạt động sôi nổi, đa dạng về thể loại và hình thức giúp sinh viên được thỏa sức thể hiện khả năng, sở thích, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, mở rộng mối quan hệ bạn bè.

Đặc biệt, sinh viên được rèn luyện và hình thành thói quen chăm sóc, bảo vệ sức khỏe suốt đời thông qua chương trình đào tạo thể chất khác biệt, chọn lọc: Yoga, võ tự vệ, dance.

Trau dồi, rèn luyện kỷ luật, kỷ cương quân đội ngay tại trường.

Hưởng chính sách học bổng “khủng”

Tân sinh viên K17 chuyên ngành Quản trị nhân lực có tổng điểm 03 môn thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp xét tuyển đạt từ 24 điểm nhận học bổng khuyến tài trị giá 100% học phí học kỳ I. Sinh viên có tổng điểm 03 đạt 23 điểm nhận được học bổng khuyến tài trị giá 50% học phí học kỳ I.

Từ học kỳ thứ II trở đi, sinh viên được xét cấp học bổng khuyến khích học tập theo quỹ học bổng thường niên của trường; được hỗ trợ tài chính khi đi thực tập.

03 phương thức xét tuyển ngành Quản trị nhân lực trường Đại học Đại Nam

Năm học 2024 - 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 120 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Quản trị nhân lực (mã ngành: 7340404) theo 3 phương thức xét tuyển.

Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.

Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY

BTT

Link nội dung: https://blog24hvn.com/quan-tri-nhan-luc-la-lam-gi-a42685.html