Hiếm muộn là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, phòng ngừa

Hiếm muộn đang được xem là một chứng bệnh của thời đại khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng và có dấu hiệu trẻ hóa. Theo một số thống kê mới đây tỷ lệ hiếm muộn, vô sinh ở các cặp vợ chồng tại Việt Nam chiếm 7.7%. Vậy hiếm muộn được định nghĩa như thế nào? Cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

hiếm muộn là gì

Hiếm muộn là gì?

Hiếm muộn theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là tình trạng một cặp vợ chồng không thể có thai sau một năm chung sống, giao hợp thường xuyên và không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào. Nếu người vợ trên 35 tuổi, thời gian này được rút ngắn lại chỉ còn 6 tháng. (1)

Theo các chuyên gia, khoảng 85% phụ nữ sẽ thụ thai tự nhiên trong vòng 12 tháng đầu tiên. Trong 3 tháng đầu có quan hệ tình dục không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào thì khả năng sinh sản là 25%. Tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 15% trong 9 tháng còn lại.

Vì vậy với những cặp vợ chồng đang mong con và đã cố gắng trong ít nhất một năm mà vẫn chưa có tin vui thì nên đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt, việc điều trị không nên trì hoãn vì càng lớn tuổi chức năng sinh sản sẽ càng suy giảm.

Hiếm muộn có thể được phân thành hai loại gồm hiếm muộn nguyên phát và thứ phát. Trong đó, hiếm muộn thứ phát là trường hợp hai vợ chồng đã có thai ít nhất một lần. Hiếm muộn nguyên phát là trường hợp vợ chồng chưa từng có thai lần nào.

Nguyên nhân hiếm muộn con

Nguyên nhân xuất phát từ vợ và chồng, có khoảng 40% nguyên nhân đến từ vợ, 40% nguyên nhân đến từ chồng, còn lại đến từ cả hai vợ chồng hoặc hiếm muộn không rõ nguyên nhân. (2)

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng hiếm muộn ở nữ giới:

nguyên nhân do tắc vòi trứng

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng hiếm muộn ở nam giới:

suy giảm sức khỏe sinh sản do thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân suy giảm sức khỏe sinh sản ở nam giới.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng hiếm muộn

Cả nam giới và nữ giới đều có thể gặp vấn đề về khả năng sinh sản. Dấu hiệu cảnh báo hiếm muộn nam có thể bao gồm: (3)

Sự thay đổi của kinh nguyệt hay các bất thường về nội tiết tố có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến hiếm muộn ở nữ bao gồm:

đau vùng bụng dưới
Đau vùng bụng dưới, khí hư ra nhiều, kinh nguyệt thất thường… là những dấu hiệu cảnh báo sinh khỏe sinh sản đang gặp vấn đề.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khả năng sinh sản của nam giới và nữ giới giảm dần theo tuổi. Đối với phụ nữ, khả năng sinh sản giảm dần khi bước sang độ tuổi 30, và giảm nhanh sau 35 tuổi, đến tuổi 40 cơ hội có thai của phụ nữ giảm đi một nửa. Lý do là khi phụ nữ lớn tuổi thì số lượng và chất lượng noãn ở hai bên buồng trứng bị suy giảm đáng kể.

Tuổi ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, một phần do chất lượng của noãn được phóng thích bị suy giảm. Ở độ tuổi 40, khoảng 75% tổng số noãn bị bất thường về nhiễm sắc thể, điều này làm giảm cơ hội mang thai và tăng nguy cơ sảy thai. Dưới đây là một vài con số thể hiện mối quan hệ giữa tuổi của người phụ nữ và khả năng sinh sản:

Ở nam giới, sự giảm khả năng sinh sản bắt đầu muộn hơn và khó nhận thấy hơn nhưng vẫn âm thầm diễn ra. Người chồng trên 45 tuổi thì thời gian để người vợ có thai kéo dài gấp 5 lần thời gian của những người đàn ông độ tuổi 20.

Vì vậy với những cặp vợ chồng đang mong con không nên trì hoãn thời gian thăm khám quá lâu, tránh bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị để đạt được kết quả tốt nhất. Với những cặp vợ chồng dưới 35 tuổi và đang cố gắng có con trong ít nhất một năm, hoặc trên 35 tuổi đã cố gắng có con trong 6 tháng mà không có kết quả nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ sinh sản để được tư vấn và thăm khám hiếm muộn.

Phương pháp chẩn đoán hiếm muộn

Để chẩn đoán hiếm muộn, tùy vào mỗi trường hợp bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định xét nghiệm khác nhau để đảm bảo chẩn đoán chính xác bệnh cũng như kiểm tra sự đáp ứng thuốc của cơ thể với phác đồ điều trị. (4)

Để chẩn đoán hiếm muộn nữ có các phương pháp chẩn đoán như:

1. Xét nghiệm cơ bản:

Các xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán hiếm muộn nữ bao gồm: Xét nghiệm miễn dịch, xét nghiệm AMH, xét nghiệm Chlamydia, xét nghiệm tuyến giáp (TSH, T3, FT4), xét nghiệm nội tiết FSH, LH, E2, Prolactin, P4, xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung và ung thư vú.

  1. Siêu âm cần thiết:
  1. Chụp X-quang tử cung - vòi trứng (HSG) được sử dụng để đánh giá sự thông thương của các ống dẫn trứng.
  2. Nội soi buồng tử cung thường được áp dụng để quan sát buồng tử cung, giúp chẩn đoán và điều trị các bất thường ở tử cung. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến vô sinh hoặc thất bại làm tổ nhiều lần.

xét nghiệm số lượng trứng
Xét nghiệm AMH giúp tiên lượng số lượng trứng còn lại trên buồng trứng.

Để chẩn đoán hiếm muộn nam có các phương pháp chẩn đoán như:

  1. Các xét nghiệm cơ bản:

Các xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán hiếm muộn nam bao gồm: Xét nghiệm tinh dịch đồ (xét nghiệm phân tích tinh dịch), xét nghiệm miễn dịch, xét nghiệm nội tiết ở nam giới, xét nghiệm nước tiểu sau xuất tinh, xét nghiệm di truyền: xét nghiệm gene và bộ nhiễm sắc thể đồ, xét nghiệm kiểm tra mức độ đứt gãy DNA của tinh trùng (Halosperm Test).

  1. Một số siêu âm cần thiết bao gồm: Siêu âm tinh hoàn, siêu âm bụng…
xét nghiệm tinh dịch đồ
Tinh dịch đồ là xét nghiệm đầu tay để kiểm tra về số lượng, chất lượng tinh trùng nam giới.

Bệnh hiếm muộn có chữa được không?

Hiếm muộn có chữa được không là điều mà nhiều cặp vợ chồng quan tâm, hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, phần lớn những bệnh lý dẫn đến hiếm muộn con hoàn toàn có thể điều trị nếu được chẩn đoán kịp thời.

Theo bác sĩ Phạm Thị Mỹ Tú có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thành công khi chữa trị hiếm muộn bao gồm: độ tuổi của người phụ nữ, thời điểm bắt đầu điều trị càng sớm (tuổi càng trẻ) thì khả năng thành công càng cao. Thứ 2 là các bệnh lý, và sức khỏe của vợ chồng trước khi thực hiện chữa trị. Thứ 3 là trình độ, chuyên môn của đội ngũ chuyên gia hỗ trợ sinh sản, trang thiết bị và phòng Lab đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bên cạnh đó cần phác đồ cá thể hóa theo từng tình trạng của mỗi cặp vợ chồng và chăm sau sức khỏe sau tiến hành điều trị bệnh kỹ lưỡng.

Vì vậy các cặp vợ chồng đang mong con nên chủ động thăm khám sớm, và một điều quan trọng là nên giữ tinh thần lạc quan, chủ động chia sẻ những vấn đề mình đang gặp phải và những lo lắng với bác sĩ điều trị, kiên trì với phác đồ và niềm tin vào bản thân và bác sĩ vì hiếm muộn chỉ là chậm và khó có con hơn so với những cặp vợ chồng bình thường khác chứ không phải không thể có con.

Biện pháp phòng ngừa hiếm muộn như thế nào?

Hiện nay hiếm muộn được xem là căn bệnh nguy hiểm xếp thứ 3 chỉ sau ung thư và tim mạch vì vậy phòng ngừa hiếm muộn như thế nào luôn được các cặp vợ chồng hay người trong độ tuổi sinh sản quan tâm.

Việc phòng tránh có thể được thực hiện trong việc thay đổi các thói quen hằng ngày cụ thể như:

Dịch vụ khám hiếm muộn tại Tâm Anh

Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, hệ thống phòng Lab siêu sạch đạt tiêu chuẩn ISO 5 nghiêm ngặt… triển khai đa dạng tất cả các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất hiện nay, hiện thực hóa ước mơ bồng bế con yêu “chính chủ” của hàng triệu cặp vợ chồng hiếm muộn.

Tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh có nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản như:

Để nâng cao tỷ lệ thành công trong điều trị hiếm muộn, bên cạnh đội ngũ chuyên gia/bác sĩ giàu kinh nghiệm, phòng LAB đạt chuẩn quốc tế, trang thiết bị hiện đại, IVFTA cũng thường xuyên cập nhật kỹ thuật mới/ tiên tiến nhất trên thế giới. Cụ thể:

Để được tư vấn và hướng dẫn các bước chuẩn bị cho quá trình điều trị hiếm muộn với các chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến:

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho các cặp vợ chồng về hiếm muộn là gì và cung cấp thêm nhiều thông tin về điều trị và thăm khám hiếm muộn. Để không bỏ lỡ thời gian vàng điều trị, các cặp vợ chồng có thể đến IVFTA để được khám và tư vấn với những chuyên gia nhiều kinh nghiệm.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/chua-benh-hiem-muon-o-dau-a43172.html