Bệnh sùi mào gà có chữa dứt điểm được không? Sùi mào gà là một loại bệnh do virus HPV gây nên. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh và các phương pháp này thường được chỉ định để làm giảm triệu chứng, thương tổn, giảm sự đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân.
Sùi mào gà hay còn có tên gọi khác là bệnh mụn cóc sinh dục. Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus gây u nhú hay còn gọi là HPV ở người gây ra. Ngoài quan hệ tình dục không an toàn, virus HPV còn có thể lây lan qua việc tiếp xúc gián tiếp. Thời gian ủ bệnh của bệnh khá dài, có thể từ 2 đến 9 tháng sau khi quan hệ tình dục không an toàn với người đã mang trong mình mầm bệnh của virus HPV.
Các biểu hiện của bệnh bao gồm: Xuất hiện mụn cóc, hạt cơm, u nhú hoặc các tổn thương phẳng, mềm, màu hồng nhạt, có chân hoặc cuống, không đau, dễ chảy máu và khu trú ở bất kỳ vị trí nào trong các cơ quan sinh dục như dương vật, âm hộ, lỗ niệu đạo, cổ tử cung, hậu môn..., và cả ở miệng, họng. Nếu không được điều trị kịp thời, các tổn thương trên da do bệnh gây ra sẽ phát triển nhanh chóng, lan rộng ra các vùng xung quanh, hình thành mảng, cục lớn.
Sùi mào gà rất nguy hiểm vì virus HPV có thể làm thay đổi cấu trúc của tế bào bị nhiễm bệnh, dẫn đến các biến chứng khác như ung thư cổ tử cung, âm hộ, dương vật, hậu môn, miệng, họng hay các vấn đề khi mang thai vì nếu người mẹ bị nhiễm bệnh thì có khả năng cao lây nhiễm sang con trong quá trình sinh nở, trẻ có khả năng sẽ bị nổi các nốt sùi mào gà trong miệng.
Khi được chẩn đoán bị nhiễm sùi mào gà, trước tiên người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để khám và bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp nhất. Người bệnh không nên tự điều trị tại nhà và tránh để bệnh kéo dài quá lâu, nếu không tình trạng sẽ nặng hơn và việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
Về khả năng chữa khỏi hoàn toàn, hiện tại chưa có loại thuốc nào có thể điều trị được virus HPV gây nên các nốt sùi mào gà. Điều này có nghĩa là bệnh nhân có thể sống chung với bệnh suốt đời. Bệnh nhân có thể có hoặc không có triệu chứng ra bên ngoài và có nguy cơ truyền bệnh cho bạn tình nếu họ quan hệ tình dục không an toàn.
Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ có thể làm giảm triệu chứng hoặc loại bỏ tổn thương chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Vì vậy, mục đích của việc điều trị là loại bỏ các sẩn, khối u, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch toàn thân và tại chỗ để tiêu diệt virus HPV.
Không những vậy, sùi mào gà còn dễ tái phát do vệ sinh kém và tự lây nhiễm nếu virus HPV chưa được loại bỏ hoàn toàn. Nếu không được điều trị, sùi mào gà sẽ phát triển mãn tính và các triệu chứng sẽ ngày càng nghiêm trọng. Đôi khi xảy ra tình trạng bội nhiễm khiến các nốt sùi bị loét và chảy máu, gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
Dưới đây là một số loại thuốc dùng để điều trị sùi mào gà và có thể thoa trực tiếp lên da:
Người bệnh nên lưu ý rằng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này. Không dùng bất kỳ loại thuốc nào mà không có đơn của bác sĩ để tránh gây thêm sự đau đớn, kích ứng hoặc các biến chứng không đáng có.
Bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật đối với những vết sùi mào gà lớn không phản ứng với thuốc điều trị hoặc có thể ảnh hưởng đến thai nhi đối với phụ nữ mang thai bị sùi mào gà. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:
Trên đây là chia sẻ về vấn đề liệu sùi mào gà có trị dứt điểm được không. Hy vọng với những thông tin trên đã giải đáp được phần nào thắc mắc và giúp bạn đọc có những kiến thức cần thiết về căn bệnh xã hội này.
Xem thêm:
Link nội dung: https://blog24hvn.com/tri-dut-diem-sui-mao-ga-a43504.html