Hiện nay, ngộ độc do ăn hoa chuông không phải là một tình trạng hiếm gặp, tình trạng này vẫn đang xảy ra rải rác ở một vài nơi. Việc tìm hiểu về cây hoa chuông cũng như những độc tính có trong nó sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa tình trạng ngộ này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Tên khoa học của cây hoa chuông là Scopolamine, đây là một loại cây thân thảo, có xuất xứ từ Borrachero. Hoa chuông hình dạng gần giống hoa loa kèn, thường có màu trắng và vàng, khi nở sẽ xòe to và rũ xuống rất đẹp mắt nên thường được trồng để làm cảnh.
Từ xưa, hoa chuông thường được sử dụng để gây ảo giác, làm giảm sự đau đớn khi điều trị các vết thương. Tuy nhiên, mọi người không được tự ý sử dụng bởi tất cả bộ phận của hoa chuông đều chứa độc tố, có thể gây ngộ độc nặng, thậm chí là tử vong. Chính vì thế, hoa chuông còn được biết đến với cái tên "Hơi thở của quỷ".
Mặc dù là một loài hoa rất đẹp và dễ trồng, nhưng trong lá, hoa và hạt của hoa chuông chứa một số loại alkaloid, bao gồm Atropine, Scopolamine và Hyoscyamine. Cả ba chất này đều là chất kháng Cholinergic. Khi tiếp xúc với nó, hợp chất Acetylcholine chịu trách nhiệm dẫn truyền thần kinh trong hệ thần kinh của cơ thể người sẽ bị ngăn chặn, khiến cho hệ thần kinh đối giao cảm bị ức chế, có thể ảnh hưởng đến tim mạch, hệ tiêu hóa,...
Ngoài ra, phấn của hoa chuông cũng rất độc, khi hít phải hương thơm của hoa chuông cũng có thể xảy ra tình trạng nhức đầu, choáng váng, buồn nôn. Nếu trường hợp mắc các bệnh đường hô hấp như hen suyễn thì hít phải mùi hương hoa chuông có thể gây kích ứng đường hô hấp, nghiêm trọng hơn là suy hô hấp.
Các triệu chứng xuất hiện khi ngộ độc cây hoa chuông đã được chỉ ra là liên quan đến thay đổi nhận thức, bao gồm mê sảng, ảo giác thính giác và thị giác, lú lẫn, hoang tưởng, mê sảng. Những triệu chứng xuất hiện có mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào lượng hoa chuông mà người bị ngộ độc đã ăn vào. Một số dấu hiệu ngộ độc phổ biến nhất bao gồm:
Đã có không ít các trường hợp bị ngộ độc do ăn hoa chuông. Mới đây, vào ngày 8/8/2023, Bệnh viện Đa Khoa huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đã ghi nhận 8 bệnh nhân cấp cứu sau khi ăn hoa chuông xào trứng với các biểu hiện như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau ngực, ý thức mơ hồ, đồng tử giãn nhẹ,…
Trước đó không lâu, vào ngày 25/4/2023, trên địa bàn tỉnh Hà Giang cũng xảy ra vụ ngộ độc do ăn hoa chuông, khiến cho 4 người bị ngộ độc và may mắn không có người tử vong. Ở những địa phương khác cũng đã từng xảy ra những trường hợp ngộ độc tương tự, một số người bị nặng, xuất hiện tình trạng khó thở, ảo giác, môi và tứ chi tím tái.
Dưới đây là một số điều mà bạn cần lưu ý để tránh bị ngộ độc hoa chuông:
Nếu ngoài ý muốn tiếp xúc với hoa chuông hoặc không may ăn phải loài hoa này, khi xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc đã được đề cập ở trên, gia đình cần nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời và theo dõi các triệu chứng. Điều quan trọng nhất là không được chủ quan, kéo dài thời gian ngộ độc làm bỏ lỡ thời gian chữa trị tốt nhất.
Trên đây là những thông tin chúng tôi chia sẻ đến bạn về cây hoa chuông cũng như những độc tố của chúng. Hoa chuông nhìn bên ngoài tưởng chừng như là một loài hoa vô hại, tuy nhiên nó có thể mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe nếu không may tiếp xúc hay ăn phải. Hi vọng với bài viết trên, bạn sẽ hiểu hơn về loài cây này và có thể phòng ngừa ngộ độc cây hoa chuông hiệu quả. Cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật những thông tin sức khỏe mới nhất nhé!
Link nội dung: https://blog24hvn.com/hoa-chuong-a44261.html