Những điều cơ bản cần biết về ung thư

Mặc dù ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trên thế giới nhưng tỷ lệ sống đang được cải thiện nhờ những tiến bộ trong sàng lọc tế bào ung thư và điều trị.

1. Ung thư là gì?

Ung thư là tập hợp các bệnh lý đặc trưng bởi sự phát triển bất thường của các tế bào phân chia không kiểm soát và có khả năng xâm nhập, phá hủy các mô cơ thể bình thường.

Hầu hết, các tế bào trong cơ thể có chức năng cụ thể và tuổi thọ cố định. Trong quá trình điều hòa, một tế bào nhận được chỉ thị để chết và cơ thể có thể thay thế nó bằng một tế bào mới hơn hoạt động tốt hơn. Với các tế bào ung thư thiếu các yếu tố hướng dẫn chúng ngừng phân chia và chết. Kết quả dẫn đến sự tích tụ trong cơ thể, sử dụng oxy và chất dinh dưỡng thường nuôi dưỡng các tế bào khác.

Các tế bào ung thư có thể xuất hiện ở một khu vực, sau đó lan rộng qua các hạch bạch huyết. Một số loại ung thư gây ra sự phát triển tế bào nhanh chóng, trong khi những loại khác làm cho các tế bào phát triển và phân chia với tốc độ chậm hơn.

Có hơn 100 loại ung thư khác nhau. Ung thư thường được gọi tên theo cơ quan mà nó phát sinh, ví dụ: Ung thư phổi phát sinh từ các tế bào ở phổi, ung thư đại tràng phát sinh từ các tế bào ở đại tràng. Ung thư cũng có thể được gọi theo loại tế bào hình thành chúng như ung thư biểu mô (carcinoma) hay ung thư mô liên kết (sarcoma). Ngoài ra các ung thư có thể phát triển từ máu, như là các bệnh máu ác tính.

Ung thư thường được gọi tên theo cơ quan mà nó phát sinh như: ung thư gan

2. Khác biệt nào giữa tế bào ung thư và tế bào lành ?

Các tế bào ung thư khác với các tế bào bình thường là các tế bào ung thư ít chuyên biệt hơn các tế bào bình thường. Ngoài ra, các tế bào ung thư có khả năng phớt lờ các tín hiệu mà thông thường ngăn cản quá trình phát triển và phân chia tế bào như là các tín hiệu chết tế bào theo chương trình - các tín hiệu giúp cơ thể loại bỏ các tế bào không cần thiết.

Hệ thống miễn dịch thông thường có khả năng loại bỏ và tiêu diệt các tế bào bị tổn thương hoặc các tế bào bất thường khỏi cơ thể, tuy nhiên các tế bào ung thư có thể “tàng hình” trước hệ thống miễn dịch. Hơn nữa, chúng còn có khả năng lợi dụng hệ thống miễn dịch, có thể tránh được đáp ứng miễn dịch của cơ thể để tồn tại và phát triển.

Các tế bào ung thư có thể ảnh hưởng đến các tế bào, phân tử và mạch máu bình thường bao quanh và nuôi dưỡng khối u. Một khu vực được gọi là môi trường vi mô. Ví dụ, các tế bào ung thư có thể tạo ra các tế bào bình thường gần đó để hình thành các mạch máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho khối u. Những mạch máu này cũng loại bỏ các chất thải từ các khối u.

3. Triệu chứng bệnh ung thư

Các dấu hiệu và triệu chứng gây ra bởi ung thư sẽ thay đổi tùy thuộc vào phần nào của cơ thể bị ảnh hưởng cũng như giai đoạn phát triển của bệnh.

Về cơ bản, ở giai đoạn sớm, cơ thể sẽ khó nhận thấy những dấu hiệu khác biệt. Tuy nhiên, một số dấu hiệu và triệu chứng chung liên quan nhưng không đặc hiệu với ung thư có thể kể đến bao gồm:

Mệt mỏi là dấu hiệu thường gặp nhất của ung thư

4. Nguyên nhân gây ung thư

4.1 Đột biến DNA

Ung thư được gây ra bởi những thay đổi (đột biến DNA) trong các tế bào. DNA bên trong một tế bào được đóng gói thành một số lượng lớn các gen riêng lẻ, mỗi gen chứa một bộ hướng dẫn cho tế bào biết chức năng nào sẽ thực hiện, cũng như cách phát triển và phân chia. Lỗi trong hướng dẫn có thể khiến tế bào ngừng hoạt động bình thường và có thể cho phép tế bào bị ung thư.

Những đột biến này là những đột biến phổ biến nhất được tìm thấy trong ung thư. Nhưng nhiều đột biến gen khác có thể góp phần gây ung thư.

Đột biến DNA là nguyên nhân gây ung thư

4.2 Lối sống thiếu khoa học

Lối sống hằng ngày cũng được xét đến là một yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư. Hút thuốc, uống nhiều hơn một ly rượu mỗi ngày (đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi và nam giới trên 65 tuổi) hoặc hai ly mỗi ngày (đối với nam giới từ 65 tuổi trở xuống), tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc bị cháy nắng thường xuyên, bị béo phì và quan hệ tình dục không an toàn có thể góp phần gây ung thư.

4.3 Do di truyền

Nếu ung thư là phổ biến trong gia đình bạn, có thể các đột biến đang được truyền từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo. Bạn có thể làm xét nghiệm di truyền để xem có di truyền đột biến làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư hay không. Hãy nhớ rằng có một đột biến di truyền không nhất thiết là bạn sẽ bị ung thư.

Một số bệnh sức khỏe mãn tính, chẳng hạn như viêm loét đại tràng, có thể làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển bệnh ung thư. Vì vậy, với những người mắc các bệnh mãn tính, cần gặp bác sĩ và theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Yếu tố di truyền làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

4.4 Ô nhiễm môi trường

Môi trường xung quanh chứa các hóa chất độc hại có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Ngay cả khi bạn không hút thuốc, bạn vẫn có thể hít khói thuốc nếu bạn đến nơi mọi người đang hút thuốc hoặc nếu bạn sống với người hút thuốc. Hóa chất trong nhà hoặc nơi làm việc, chẳng hạn như amiăng và benzen, cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư.

5. Ung thư phát triển như thế nào?

Khối u cũng được chia làm 2 loại. U lành tính và u ác tính.

Khối u lành tính sẽ tăng trưởng đến một mức nào đó rồi dừng lại. Còn những khối u ác tính sẽ tăng trưởng không giới hạn. Tế bào tăng trưởng quá mức dẫn đến mức chèn ép, gây tổn thương đến những tế bào lân cận. Nó sẽ không dừng lại cho đến khi không còn gì để phá. Tồi tệ hơn là khi những tế bào ác tính này di căn (di chuyển) sang những khu vực khác gây nguy cơ tử vong như não, tim, phổi,...

Ung thư được sinh ra bởi sự biến đổi của các gen kiểm soát chức năng tế bào, đặc biệt là các gen kiểm soát quá trình phát triển và phân chia tế bào.

Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng trong mỗi tế bào ung thư chứa nhiều đột biến. Có một số đột biến có thể thấy ở nhiều dạng ung thư khác nhau. Các ung thư giống nhau về hình thể mô học nhưng đáp ứng điều trị khác nhau, và vì thế tiên lượng cũng rất khác nhau. Ví dụ, nhóm các ung thư đại trực tràng không có đột biến KRAS và BRAF có tiên lượng tốt hơn nhóm có đột biến một trong hai gen trên. Vì vậy, tần số và các loại đột biến gen hiện nay được sử dụng phổ biến để phân chia dưới nhóm ung thư.

Ung thư ác tính có thể di căn sang các bộ phận khác

6. Biến chứng bệnh ung thư

Mắc ung thư có thể gây ra một số biến chứng, bao gồm:

Khi ung thư tiến triển, nó có thể lan rộng (di căn) đến các bộ phận khác của cơ thể. Những người được điều trị sau ung thư vẫn có nguy cơ tái phát. Bạn cần được tư vấn từ bác sĩ để có thể đưa ra một kế hoạch chăm sóc theo dõi. Kế hoạch này có thể bao gồm quét định kỳ và kiểm tra trong thời gian sau điều trị để tìm kiếm sự tái phát ung thư.

Bệnh ung thư khiến người bệnh bị giảm cân đột ngột

7. Phương pháp điều trị ung thư

Các bác sĩ thường đưa ra phác đồ điều trị dựa trên loại ung thư, giai đoạn chẩn đoán và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị ung thư hiện nay:

Các bác sĩ thường sẽ sử dụng nhiều hơn một loại điều trị để tối đa hóa hiệu quả.

8. Ung thư có thể phòng ngừa?

Thông thường, không có phương pháp nào để ngăn ngừa tuyệt đối nguy cơ mắc ung thư. Nhưng các bác sĩ đã xác định một số cách để giảm nguy cơ ung thư chẳng hạn như:

Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/tim-hieu-ve-benh-ung-thu-a44272.html