Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ em [2024], phụ huynh cần lưu ý

Lịch tiêm chủng mở rộng là lịch tiêm ngừa những loại vắc xin cơ bản được miễn phí trong chương trình tiêm chủng quốc gia được triển khai bắt đầu từ năm 1981. Hiện nay chương trình tiêm chủng mở rộng đang nỗ lực triển khai 12 loại vắc xin quan trọng tiêm miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi.

lịch tiêm chủng mở rộng

Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của BS Hoa Tuấn Ngọc, Quản lý Y khoa vùng miền Đông Nam Bộ, Hệ thống tiêm chủng VNVC.

Tiêm chủng mở rộng là gì?

Tiêm chủng mở rộng là dự án y tế quốc gia chính thức được áp dụng vào năm 1981 với mục đích các loại vắc xin quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em dưới 1 tuổi. Chương trình tiêm chủng mở rộng với chính sách nhân đạo tiêm chủng miễn phí đã hỗ trợ cho hàng triệu trẻ em được tiêm vắc xin đẩy lùi bệnh tật, đồng thời tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn nguy hiểm.

Hiện có 12 loại vắc xin phòng ngừa 12 loại bệnh cho trẻ em dưới 1 tuổi nằm trong lịch tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam. Đến nay, với sự phát triển của kinh tế và y tế quốc gia, đối tượng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng được mở rộng đến khi trẻ 10 tuổi cùng số lượng mũi vắc xin miễn phí cũng được tăng lên. (1)

thực hiện lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ
Bám sát lịch tiêm chủng mở rộng sẽ giúp trẻ em Việt Nam được vắc xin bảo vệ tối ưu nhất ngay từ những năm tháng đầu đời.

Lợi ích của tiêm chủng vắc xin cho trẻ

Tổ chức Y tế thế giới khẳng định tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong cộng đồng, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi đây là đối tượng có hệ miễn dịch còn non nớt, cơ thể chưa thể tạo ra kháng thể phù hợp để ngăn chặn các loại virus, vi khuẩn tấn công và gây bệnh.

Nhờ có tiêm chủng, cơ thể trẻ sẽ được bảo vệ một cách tối ưu, giảm tỷ lệ nhập viện, di chứng nặng nề và tử vong do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, từ đó tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thế chất và trí não trong tương lai. Chính vì vậy, bố mẹ cần bám sát lịch tiêm chủng mở rộng được Bộ Y tế khuyến cáo hàng năm để trẻ được tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch, tránh trường hợp trẻ bị nhỡ các mũi tiêm cơ bản.

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ em chi tiết A-Z

STT Các bệnh truyền nhiễm có vắc xin tại Việt Nam Vắc xin, đối tượng, lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng Vắc xin Đối tượng sử dụng Lịch tiêm/ uống 1 Bệnh viêm gan B Vắc xin viêm gan B đơn giá Trẻ sơ sinh Liều sơ sinh: tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh Vắc xin phối hợp có chứa thành phần viêm gan B Trẻ em dưới 1 tuổi - Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

- Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

- Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

2 Bệnh Lao Vắc xin Lao Trẻ em dưới 1 tuổi Tiêm 1 lần cho trẻ trong vòng 1 tháng sau khi sinh 3 Bệnh Bạch hầu Vắc xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu Trẻ em dưới 1 tuổi - Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

- Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

- Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Trẻ em dưới 2 tuổi Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi 4 Bệnh Ho gà Vắc xin phối hợp có chứa thành phần ho gà Trẻ em dưới 1 tuổi - Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

- Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

- Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Trẻ em dưới 2 tuổi Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi 5 Bệnh Bại liệt Vắc xin bại liệt uống đa giá Trẻ em dưới 1 tuổi - Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

- Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

- Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Vắc xin bại liệt tiêm đa giá Trẻ em dưới 1 tuổi - Mũi 1: khi trẻ đủ 5 tháng tuổi

- Mũi 2: khi trẻ đủ 9 tháng tuổi

6 Bệnh Sởi Vắc xin sởi đơn giá Trẻ em dưới 1 tuổi Tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi Vắc xin phối hợp có chứa thành phần sởi Trẻ em dưới 2 tuổi Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi 7 Bệnh do

Haemophilus influenzae type B

Vắc xin Haemophilus influenzae type B đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần Haemophilus influenzae type B Trẻ em dưới 1 tuổi - Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

- Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

- Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

8 Bệnh viêm não Nhật Bản Vắc xin viêm não Nhật Bản Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi - Lần 1: khi trẻ đủ 1 tuổi

- Lần 2: 1 - 2 tuần sau lần 1

- Lần 3: 1 năm sau lần 2

9 Bệnh Rubella Vắc xin phối hợp có chứa thành phần rubella Trẻ em dưới 2 tuổi Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi 10 Bệnh Uốn ván Vắc xin phối hợp có chứa thành phần uốn ván Trẻ em dưới 1 tuổi - Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

- Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

- Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2

Trẻ em dưới 2 tuổi Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi Vắc xin uốn ván đơn giá Phụ nữ có thai 1. Đối với người chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc-xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc- xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:

- Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu

- Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

- Lần 3: ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc kỳ có thai lần sau

- Lần 4: ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc kỳ có thai lần sau

- Lần 5: ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc kỳ có thai lần sau

2. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc-xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:

- Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu

- Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1

- Lần 3: ít nhất 1 năm sau lần 2

3. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc-xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại: (2)

- Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu

- Lần 2: ít nhất 1 năm sau lần 1

Nhỡ lịch tiêm chủng mở rộng phải làm sao?

Nếu nhỡ lịch tiêm chủng mở rộng, trẻ sẽ không được vắc xin bảo vệ tối ưu trong những năm tháng đầu đời và có nguy cơ cao đối mặt với nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là vào mùa cao điểm dịch bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết trong trường hợp này, bố mẹ không nên quá lo lắng mà cần liên hệ với bác sĩ tại các trung tâm tiêm chủng hoặc bệnh viện uy tín để được tư vấn phương án khắc phục. Dựa trên từng loại vắc xin cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các mũi tiêm bù, tiêm vét cho trẻ để đảm bảo trẻ được phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm hiệu quả theo đúng lịch tiêm chủng mở rộng.

nhớ lịch tiêm chủng mở rộng
Trong trường hợp nhỡ lịch tiêm chủng mở rộng, bố mẹ cần liên hệ với bác sĩ tại các trung tâm tiêm chủng hoặc bệnh viện uy tín để được tư vấn phương án khắc phục.

Trẻ cần tiêm vắc xin gì ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng?

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, để giúp trẻ xây dựng hệ miễn dịch tốt nhất và đẩy lùi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, ngoài 12 loại vắc xin được tiêm miễn phí trong lịch tiêm chủng mở rộng, bố mẹ cần lưu ý cho trẻ tiêm thêm các loại vắc xin quan trọng khác đang được triển khai tại các điểm tiêm chủng dịch vụ để trẻ được bảo vệ tối ưu, phòng ngừa rộng hơn khỏi các bệnh nguy hiểm khác. Dưới đây là các loại vắc xin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng trẻ cần được tiêm đầy đủ và đúng lịch tại các điểm tiêm chủng vắc xin dịch vụ như tại Hệ thống tiêm chủng VNVC:

tiêm chủng dịch vụ ngoài lịch tiêm chủng mở rộng
Ngoài 12 loại vắc xin được tiêm miễn phí trong lịch TCMR, bố mẹ cần lưu ý cho trẻ tiêm thêm các loại vắc xin quan trọng khác đang được triển khai tại các điểm tiêm chủng dịch vụ để trẻ được bảo vệ tối ưu.

Nên chọn tiêm chủng mở rộng hay tiêm chủng dịch vụ cho bé?

Mặc dù lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ hàng năm đã được Bộ Y tế triển khai tiêm chủng trên toàn quốc, nhưng thực tế nhiều phụ huynh vẫn còn những thắc mắc nên chọn tiêm chủng mở rộng hay tiêm chủng dịch vụ cho con?

Lý giải vấn đề này, các chuyên gia cho biết từ khi ra đời vào năm 1981, chương trình Tiêm chủng mở rộng do Bộ Y tế triển khai cùng sự hỗ trợ từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã giúp hàng triệu trẻ em trên mọi miền tổ quốc có cơ hội được tiếp cận với các loại vắc xin quan trọng, an toàn, hiệu quả bảo vệ cao và hoàn toàn miễn phí, giúp nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống vượt trội. Tuy nhiên, số lượng vắc xin trong lịch tiêm chủng mở rộng có hạn và chỉ được áp dụng cho một số đối tượng nhất định, trong khi đó, tiêm chủng dịch vụ cung cấp hơn 50 loại vắc xin phòng ngừa gần 50 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể dành cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi như trẻ em, trẻ tiền học đường, trẻ thanh thiếu niên, người trưởng thành, người cao tuổi, phụ nữ mang thai.

Chính vì vậy, ngoài các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng, Bộ Y tế khuyến khích bố mẹ chủ động tiêm thêm các mũi vắc xin trong tiêm chủng dịch vụ vì lợi ích sức khỏe của trẻ, nhất là trong bối cảnh bệnh truyền nhiễm có chiều hướng gia tăng và diễn biến rất phức tạp. Dù chọn các mũi vắc xin thuộc tiêm chủng mở rộng hay tiêm chủng dịch vụ thì bố mẹ cũng cần hiểu rõ thông tin từng loại vắc xin cũng như các lưu ý trước và sau khi tiêm chủng để vắc xin phát huy tác dụng tốt nhất và đảm bảo sức khỏe của trẻ.

Tham khảo các loại vắc xin cần thiết cho trẻ em và người lớn tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, tại đây.

Các lưu ý trước và sau khi tiêm mở rộng

12 loại vắc xin được sử dụng trong lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ là rất an toàn. Để vắc xin phát huy tác dụng tốt nhất và đảm bảo sức khỏe trẻ khi đi tiêm chủng, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

lưu ý sau chủng mở rộng cho trẻ đúng lịch
Sau khi tiêm vắc xin, trẻ cần được theo dõi ít nhất 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà trong vòng 24 giờ.

Tóm lại, tiêm chủng là biện pháp an toàn và hữu hiệu nhất để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, giảm tỷ lệ nhập viện, di chứng nặng nề và tử vong ở người mắc các bệnh này. Chính vì vậy, bố mẹ cần bám sát lịch tiêm chủng mở rộng để con được tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch. Đây không chỉ là trách nhiệm của bố mẹ đối với các con mà còn là trách nhiệm với cả an sinh xã hội.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/cac-loai-vacxin-trong-tiem-chung-mo-rong-a44346.html