Củ hành và củ kiệu khác nhau thế nào? Tác dụng của chúng là gì?

Cách phân biệt củ kiệu và củ hành

Củ hành và củ kiệu có họ hàng với nhau tuy nhiên để phân biệt hai loại củ này bạn hãy xem qua kích thước và hình dáng của 2 loại củ này:

Hành củ: Thân hình phần củ màu trắng, to và tròn hơn củ kiệu.

Củ kiệu: Phần củ nhỏ, thon và dài. Nó có màu tím nhạt hơn củ hành.

củ hành, củ kiệu, tác dụng của củ kiệu

Củ kiệu phần củ nhỏ, thon và dài hơn củ hành.

Củ kiệu được trồng quanh năm nhưng người dân thường trồng chủ yếu từ tháng 9 năm năm đến tháng 1 năm sau để thu hoạch vào dịp cận Tết. Kiệu được có chiều dài từ 15 - 35cm. Phần củ kiệu được trồng dưới đất tầm 3 - 5cm.

Kiệu thường được trồng ở các khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới của Trung Quốc và Nhật Bản. Ở Việt Nam, củ kiệu được trồng ở các tỉnh miền Trung, sau này được trồng nhiều ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Tác dụng của củ kiệu đối với sức khỏe

Theo Y học cổ truyền, củ kiệu có vị cay, đắng, tính ấm vào ba kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng thông hoạt lợi, thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau, làm ấm bụng dùng chữa viêm mũi mạn tính, nôn khan, sưng đau cơ khớp, chữa bỏng, chữa đau bụng, tức ngực khó thở.

củ hành, củ kiệu, tác dụng của củ kiệu

Tăng cường lưu thông máu

Báo Lao động dẫn nguồn tờ Healthline cho biết, trong củ kiệu, đặc biệt là củ kiệu muối chua chứa axit lactic tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, giảm mỡ trong máu, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu hiệu quả. Đồng thời chất quercetin có trong củ kiệu làm giảm các bệnh liên quan đến tim mạch, kiểm soát các vi khuẩn có hại cho đường ruột.

Giải cảm, tăng cường sức đề kháng

Củ kiệu vị cay, nóng và tính ấm cùng với các vitamin có lợi cho sức khỏe như: Vitamin A, D, E, K, B12 tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị cảm cúm hiệu quả. Đồng thời trong củ kiệu cũng chứa những khoáng chất như canxi, sắt, magie có khả năng tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe cho cơ thể.

Ngăn ngừa nguy cơ ung thư, chống oxy hóa

Củ kiệu chứa chất chống oxy hóa flavonoid dồi dào, cùng với các chất laxogenin, quercetin trong củ kiệu giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào gây hại, giúp ngăn chặn nguy cơ các bệnh ung thư phát triển hiệu quả.

Chất oxy hóa cùng với các vitamin A, D, E ngoài việc hỗ trợ tăng cường sức khỏe còn giúp làm đẹp da, bảo vệ làn da chống lại sự tấn công của các gốc tự do gây lão hóa.

củ hành, củ kiệu, tác dụng của củ kiệu

Kích thích tiêu hóa

Củ kiệu là thực phẩm được chế biến thành nhiều món ăn ngon và dinh dưỡng. Trong đó, món dưa kiệu muối chua tác dụng kích thích tiêu hóa và bổ sung các vi khuẩn như lactobacilli, acidophilus và L.plantarum rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Đồng thời trong món dưa kiệu muối chua vẫn còn giữ được một lượng lớn vitamin A, E và khoáng chất sắt, canxi, magie và lượng chất xơ giúp cơ thể phòng chống bệnh táo bón hiệu quả.

củ hành, củ kiệu, tác dụng của củ kiệu

Lưu ý: Người nhiều khí hư, người hay bị nóng trong không nên ăn nhiều củ kiệu bởi nếu lạm dụng gây hư tổn khí huyết, nóng gan.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/cu-kieu-va-cu-hanh-a44954.html