Đây là câu hỏi phổ biến của rất nhiều người đặc biệt là những người bệnh ung thư. Để giải đáp những thắc mắc đó chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xạ trị còn được gọi là liệu pháp tia xạ, có thể được áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp khác như phẫu thuật, hóa trị hoặc các liệu pháp khác. Xạ trị sử dụng những tia bức xạ ion hóa năng lượng cao bao gồm có dạng hạt và dạng sóng như tia X-quang, tia Gamma, chùm tia điện tử hoặc proton ….để phá hủy hay tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp này sẽ giết chết vật chất di truyền trong nhân các tế bào ung thư dẫn tới làm mất khả năng nhân lên, phát triển và di căn của chúng.
Xạ trị được áp dụng trong điều trị nhằm đạt đến một trong hai mục đích: Xạ trị triệt căn (chữa trị triệt để) hoặc Xạ trị giảm nhẹ (làm giảm nhẹ các triệu chứng).
- Xạ trị triệt căn: được thực hiện với mục đích chữa khỏi. Có nghĩa là các bác sĩ sử dụng phương pháp điều trị này (áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp khác) có thể loại bỏ hoàn toàn khối u, phá hủy nó trước khi di căn, hoặc làm u co nhỏ lại rồi mổ lấy ra.
được áp dụng để giảm triệu chứng trong trường hợp khối u phát triển quá lớn, xâm lấn nhiều cơ quan, hoặc di căn. Mục đích là làm giảm khả năng tàn phá của khối u và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Thông thường, các bác sĩ sử dụng liệu pháp này nhằm làm giảm kích thước các khối u đã xâm lấn sang các cơ quan lân cận, hoặc di căn xa để chống chèn ép, giảm đau, cầm máu…nhất là khi ung thư đã di căn vào Xương, Gan, Phổi, Não …
Hiện nay có ba cách xạ trị chủ yếu: Xạ ngoài, Áp sát và Xạ hệ thống. Việc lựa chọn cách thức nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như: Loại ung thư, kích thước và vị trí khối u, độ tuổi của bệnh nhân, tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh.
Là dùng các loại máy phát ra tia bức xạ, chiếu trực tiếp chùm tia bức xạ tới vùng khối u. Trải qua khoảng gần trăm năm lịch sử đến nay đã có các kỹ thuật xạ trị ngoài phát triển từ thấp đến cao như sau:
— Xạ trị 2 D: Xạ trị vào khối u theo hình ảnh 2 chiều;
— Xạ trị không gian ba chiều (3D-CRT);
— Xạ trị điều biến liều (IMRT);
— Xạ trị có hướng dẫn của hình ảnh (IGRT);
—Xạ phẫu;
— Xạ trị lập thể;
— Xạ trị cắt lớp xoắn ốc: cung cấp liều xạ từng lát, có thể sử dụng để diệt nhiều mục tiêu cùng một lúc;
—Xạ trị proton;
— Xạ trị hạt nặng.
Nguồn phát tia xạ được đưa vào cơ thể người bệnh qua các hốc tự nhiên như Khoang miệng, Âm đạo, Thực quản, Khí quản .v.v. tiếp xúc trực tiếp với khối u, hoặc cấy vào khối u từ đó phát ra tia xạ với năng lượng cao để trực tiếp tiêu diệt khối u.
Bệnh nhân sẽ được uống hoặc tiêm thuốc, dược chất có gắn các đồng vị phóng xạ vào máu sau đó do cách chế tạo, cơ chế sinh lý, sinh hóa của các cơ quan trong cơ thể mà các đồng vị phóng xạ sẽ được điều hướng tới các tế bào ung thư tại đây chúng phát ra tia bức xạ tiêu diệt khối u.
Để đảm bảo độ an toàn tối ưu cho người bệnh trong quá trình điều trị, các bác sĩ xạ trị cần hội chẩn kĩ càng với bác sĩ điều trị chính, từ đó đưa ra phương thức xạ tốt nhất cho từng người bệnh. Mỗi phác đồ điều trị được thiết kế phù hợp với từng loại và giai đoạn ung thư, kích thước và vị trí khối u cũng như tiền sử bệnh của từng người.
Trong nhiều thập kỷ qua, xạ trị được chứng minh giúp điều trị triệt để nhiều loại ung thư, song nó cũng có một số tác dụng phụ nhất định. Tác dụng này khác nhau ở từng người bệnh, trong đó cảm giác mệt mỏi là phổ biến nhất. Tác dụng phụ cấp tính thường gặp là đau rát da quanh vùng xạ. Các cảm giác này sẽ biến mất dần khi liệu trình xạ trị kết thúc. Dù vậy không phải tất cả người bệnh đều bị tác dụng phụ, điều này có thể liên quan đến tiền sử bệnh, cấu tạo gen và thói quen sinh hoạt.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/khi-nao-thi-xa-tri-a44964.html