Bệnh cận thị là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa cận thị

Cận thị tiếng anh là myopia - một tật khúc xạ thường gặp về mắt. Với sự tiếp xúc nhiều hơn với các thiết bị điện tử, cận thị ngày càng phổ biến hơn trong cuộc sống. Vậy cận thị là gì, có những nguyên nhân nào dẫn đến cận thị cũng như cách nào để chữa cận thị? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1Cận thị là gì?

Tên gọi tiếng Anh của cận thị: Myopic, Nearsightedness.

Cận thị là hiện tượng khó nhìn được vật ở xa như không thể nhìn rõ đèn đỏ, không nhìn rõ biển báo nhưng ở khoảng cách gần mới nhìn rõ. Cận thị là rối loạn về mắt mang tính di truyền, xảy ra do trục nhãn cầu quá dài hoặc độ hội tụ của giác mạc, thủy tinh thể quá lớn.

 Cận thị được chia ra thành các mức độ sau:

Cận thị là hiện tượng khó nhìn được vật ở xa

Cận thị là hiện tượng khó nhìn được vật ở xa

2Nguyên nhân gây ra bệnh cận thị

Nguyên nhân trực tiếp:

Các yếu tố nguy cơ:

Có nhiều nguyên nhân gây cận thị

Có nhiều nguyên nhân gây cận thị

3Cận thị có di truyền không?

Cận thị có thể di truyền, điều này có nghĩa là con cái có thể bị cận thị nếu có cha mẹ bị cận thị. Trong gia đình có bố hoặc mẹ bị cận thị từ 6 diop trở lên, khả năng trẻ bị cận thị di truyền là 100%.

Một đứa trẻ có cả cha lẫn mẹ đều bị cận thị thì có nguy cơ bị cận thị cao gấp 6 lần so với một đứa trẻ không có cha, mẹ bị cận thị.[1]

Cận thị có thể di truyền

Cận thị có thể di truyền

4Phân loại cận thị

Cận thị đơn thuần

Cận thị đơn thuần là loại phổ biến nhất.

Nguyên nhân của cận thị đơn thuần thường do thói quen không lành mạnh trong sinh hoạt hàng ngày:

Cận thị đơn thuần có xu hướng phát triển trong độ tuổi thiếu niên khi cơ thể đang phát triển nhanh chóng rồi chững lại ở mức độ nhất định.

Nguyên nhân cận thị đơn thuần là do thói quen không lành mạnh

Nguyên nhân cận thị đơn thuần là do thói quen không lành mạnh

Cận thị thứ phát

Cận thị thứ phát lại vô cùng hiếm gặp. Nguyên nhân có thể là do một số nguyên nhân sau:

Cận thị giả

Cận thị giả (cận thị tạm thời) là tình trạng rối loạn thoáng qua của mắt với các biểu hiện giống với cận thị. Nguyên nhân được giải thích có thể do sự co lại của thể mi khiến suy giảm tầm nhìn, cải thiện sau một thời gian nghỉ ngơi.

Cận thị thoái hóa

Cận thị thoái hóa (cận thị ác tính) là loại cận thị ở mức độ nặng nhất với độ cận trên 6 diop và kèm theo thoái hóa võng mạc (phần thuộc bán sau của nhãn cầu).

Khi võng mạc bị thoái hóa, độ cận sẽ tăng không ngừng do trục nhãn cầu liên tục bị dài ra khiến tình trạng cận ngày càng nặng hơn.

Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời như bong võng mạc, thoái hóa võng mạc, glôcôm ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe của mắt.

Cận thị thoái hoá có biến chứng

Cận thị thoái hoá có biến chứng

Cận thị ban đêm

Cận thị ban đêm là tình trạng thị lực giảm đi rõ rệt vào buổi tối hoặc trong môi trường có điều kiện ánh sáng yếu, mặc dù ban ngày tầm nhìn của bạn vẫn bình thường.

Do ở môi trường ánh sáng yếu hoặc về đêm, đồng tử sẽ giãn ra để mắt mở to hơn và nhận nhiều ánh sáng hơn dẫn đến hình ảnh bị biến dạng khi đến mắt.

5Dấu hiệu của bệnh cận thị

Cận thị có thể dễ dàng nhận biết nhờ các đặc điểm sau:

Với trẻ em ở lứa tuổi học đường có thể gặp khó khăn khi nhìn chữ viết và hình trên bảng, nhìn hay nghiêng đầu và nheo mắt hoặc hay quay đầu.

Với trẻ độ tuổi nhỏ hơn, có thể nhận biết bằng các đặc điểm như:

Với người lớn có thể nhận biết bị cận thị nhờ:

Dấu hiệu của bệnh cận thị là không nhìn rõ các vật ở xa

Dấu hiệu của bệnh cận thị là không nhìn rõ các vật ở xa

6Biến chứng nguy hiểm của bệnh cận thị

Cận thị nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như.

Lác mắt (bệnh lé)

Lác mắt là tình trạng mắt hướng về các hướng khác nhau. Nguyên nhân do cận thị nặng nên các cơ mắt không còn phối hợp linh hoạt, dẫn tới đồng tử của mắt không nằm trên vị trí cân đối.

Lác mắt có thể là biến chứng của cận thị

Lác mắt có thể là biến chứng của cận thị

Nhược thị

Nhược thị là tình trạng giảm thị lực một hoặc hai bên mắt. Nguyên nhân do phải điều tiết quá nhiều nên võng mạc không còn nhận kích thích truyền tải rõ nét, dẫn đến não bộ không nhận biết hoàn toàn hình ảnh.

Với trẻ dưới 12 tuổi, có thể cải thiện nhược thị bằng các bài tập mắt. Trên 12 tuổi khó cải thiện vì mắt đã phát triển ổn định.

Tăng nhãn áp

Tăng áp lực trong mắt khiến cho dây thần kinh thị giác nối mắt với não bị tổn thương. Đây là một biến chứng rất nguy hiểm. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ dẫn đến mất thị lực.

Tăng nhãn áp ảnh hưởng đến tầm nhìn ngoại vi, thu hẹp thị trường về trung tâm, dẫn đến khu vực xung quanh từ mờ dần thành không nhìn thấy. Biến chứng này rất thầm lặng, khó phát hiện và không có khả năng hồi phục.

Cận thị có thể gây tăng nhãn áp

Cận thị có thể gây tăng nhãn áp

Bong võng mạc

Bong võng mạc là tình trạng lớp màng nằm trong cùng, phía sau mắt tách rời các lớp còn lại. Biến chứng này cần điều trị ngay lập tức vì nó ảnh hưởng vĩnh viễn đến thị lực của người bệnh.

Các dấu hiệu hay gặp như tầm nhìn đột ngột bị mờ, thấy hình ảnh bóng tối di chuyển quanh tầm nhìn, đột ngột xuất hiện dấu chấm hoặc đường kẻ trong tầm nhìn.

Đục thuỷ tinh thể

Nhìn thấy vẩn đục trong mắt, hình ảnh thu được thường bị "bẩn". Nguyên nhân do cận thị nặng làm nhãn cầu to lên, dẫn đến thay đổi các thành phần quang học, khiến đục thuỷ tinh thể xảy ra sớm hơn.

Đục thuỷ tinh thể là bệnh tuổi già. Tuy nhiên, cận thị nặng làm tăng nhanh tình trạng đục thuỷ tinh thể.

Cận thị nặng làm tăng nhanh tình trạng đục thuỷ tinh thể

Cận thị nặng làm tăng nhanh tình trạng đục thuỷ tinh thể

7Cận thị có chữa được không?

Tính đến năm 2020, cận thị vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị và chiến lược quản lý khác nhau giúp phục hồi thị lực cho người cận thị.

Tỷ lệ thành công của các phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là độ tuổi của người bệnh (người lớn hay trẻ em).

Cận thị vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn

Cận thị vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn

8Cách chẩn đoán bệnh

Cận thị được chẩn đoán dễ qua kiểm tra thị lực và đánh giá sức khoẻ của mắt.

Kiểm tra thị lực giúp đánh giá khả năng nhìn thông qua bảng thị lực

Kiểm tra thị lực giúp đánh giá khả năng nhìn thông qua bảng thị lực

9Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ

Bất cứ khi nào xuất hiện các triệu chứng cận thị cần phải đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị thích hợp. Một số các triệu chứng rõ nét như:

Nơi khám chữa các tật về mắt uy tín

Nếu gặp các dấu hiệu như trên, bạn có thể đến ngay các cơ sở y tế gần nhất, các phòng khám hay bệnh viện chuyên khoa Mắt. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.

Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:

10Các phương pháp chữa bệnh

Đeo kính gọng hoặc kính áp tròng

Lưu ý: Không được đeo kính áp tròng khi xuống nước, kiểm tra giác mạc 3 tháng/lần, phải ngưng sử dụng kính nếu có bất thường trên giác mạc.

Đeo kính gọng hoặc kính áp tròng giúp mắt nhìn rõ hơn

Đeo kính gọng hoặc kính áp tròng giúp mắt nhìn rõ hơn

Phẫu thuật khúc xạ

Tất cả các ca phẫu thuật mắt có một số mức độ rủi ro và các biến chứng có thể từ các thủ thuật này bao gồm nhiễm trùng mắt, sẹo giác mạc, giảm thị lực và sai số trực quan, như nhìn thấy quầng sáng quanh đèn chiếu sáng vào ban đêm.

Tất cả các ca phẫu thuật mắt có một số mức độ rủi ro

Tất cả các ca phẫu thuật mắt có một số mức độ rủi ro

Ortho K

Phương pháp mới điều trị tật khúc xạ bằng cách mang lens chỉnh hình giác mạc vào buổi tối để có thị lực chính thị vào ban ngày.

Có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng, đặc biệt trên những bệnh nhân tăng độ nhanh, chưa đủ tuổi phẫu thuật hoặc nghề nghiệp bất tiện khi đeo kính. Thời gian để có thị lực chính thị từ vài ngày đến 2 tuần tùy trường hợp cụ thể.

Sử dụng lens Ortho K vào ban đêm giúp nhìn rõ hơn vào ban ngày

Sử dụng lens Ortho K vào ban đêm giúp nhìn rõ hơn vào ban ngày

10Biện pháp phòng ngừa

Đối với người đã bị cận thị

Giảm thời gian xem tivi và làm việc với máy tính cũng như đọc sách đến mức tối thiểu, cụ thể:

Lưu ý cho người bị cận thị là cần đeo kính cận thích hợp với độ diop của mắt để tránh bị cận nặng hơn.

Giảm thời gian xem tivi để tránh tăng độ cận thị

Giảm thời gian xem tivi để tránh tăng độ cận thị

Đối với tất cả mọi người

Thay đổi thói quen sinh hoạt giúp phòng ngừa cận thị

Thay đổi thói quen sinh hoạt giúp phòng ngừa cận thị

Bài tập giúp giảm bớt và phòng ngừa cận thị

11Loạn thị khác cận thị như thế nào?

Cả cận thị và loạn thị đều là tật khúc xạ gây ra tình trạng mờ mắt, tuy nhiên chúng có sự khác biệt về nguyên nhân và biểu hiện:

Triệu chứng của cận thị và loạn thị

Cách khắc phục cận thị và điều chỉnh loạn thị

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những hiểu biết cơ bản về bệnh cận thị. Nếu thấy thông tin hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè kiến thức này nhé!

Link nội dung: https://blog24hvn.com/can-thi-la-gi-neu-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-a45813.html