Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Tầng sinh môn cần được chăm sóc cẩn thận vì nó là cơ quan tiếp giáp với bộ phận sinh dục và hậu môn, nếu nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan này và làm chậm quá trình lành vết thương. Một số cách giúp giảm đau và cách nhanh lành vết khâu tầng sinh môn có thể giúp ích cho phụ nữ làm nhanh quá trình hồi phục vết thương.

1. Tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn là một vùng nhỏ nằm giữa hậu môn và âm hộ ở nữ. Về mặt giải phẫu, tầng sinh môn là khu vực nằm giữa xương mu và xương cụt, bao gồm phần đáy chậu và các cấu trúc xung quanh. Có nhiều cách xác định khác nhau nên trong một số trường hợp vùng xung quanh hậu môn cũng là một phần của tầng sinh môn. Tầng sinh môn là cũng khu vực giúp kích thích tình dục ở cả nam và nữ.

Rách tầng sinh môn thường xảy ra trong lần sinh con đầu tiên nhưng nguy cơ của những tổn thương này có thể giảm xuống bằng cách chuẩn bị vùng đáy chậu, thường là thông qua xoa bóp.

2. Tác dụng của cắt tầng sinh môn trong quá trình sinh nở

Không phải ai cũng sẽ cần cắt tầng sinh môn khi sinh. Nếu âm đạo giãn đủ rộng để em bé đi qua sẽ không cần đến thủ thuật này. Còn nếu âm đạo hẹp, việc rặn quá sức mà không chủ động cắt sẽ làm tầng sinh môn bị rách. Vết thương sẽ xấu, khó khâu hơn, thậm chí gây biến chứng chảy máu nặng nề. Rạch tầng sinh môn cũng giúp quá trình chào đời của bé diễn ra suôn sẻ hơn, cũng tránh được nguy cơ bé bị ngạt thở. Bác sĩ sẽ cắt tầng sinh môn ngay lúc đầu em bé đã mở rộng âm đạo khoảng vài cm. Sau khi em bé chào đời thì sẽ tiến hành khâu lại bằng chỉ thẩm mỹ y khoa.

Tóm lại, việc cắt tầng sinh môn cần thực hiện khi:

Cắt tầng sinh môn khi sản phụ mất quá nhiều thời gian để rặn

3. Thời gian để tầng sinh môn lành lại

Cảm giác đau, khó chịu xảy ra trong vòng 1 - 2 tuần đầu sau khi khâu. Việc cần làm là phải chăm sóc và giữ vết khâu thật sạch sẽ để mau lành và tránh nhiễm trùng. Sau khoảng 2 - 3 tuần thì vết khâu tầng sinh môn sẽ tự lành, chỉ đã tự tiêu hết. Và khoảng 1 tháng sau khâu sẽ cảm thấy bình thường như lúc trước.

4. Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh

4.1 Các biện pháp giảm đau

4.2 Cách giữ vệ sinh tầng sinh môn

Uống nhiều nước để tránh bị táo bón

Tại bệnh viện Vinmec với phương pháp đẻ không đau tiên tiến cùng đội ngũ bác sĩ gây mê hồi sức chuyên nghiệp, các sản phụ sẽ không còn những cơn đau vật vã nữa. Với các sản phụ đẻ mổ sẽ được gây tê thần kinh bằng máy siêu âm trong điều trị đau sau mổ. Kết quả đánh giá hiệu quả giảm đau gần đây nhất cho thấy: Toàn bộ sản phụ sinh mổ đều không phải sử dụng morphin, tình trạng đau sau sinh khi vận động và sinh hoạt gần như không còn được ghi nhận.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/tu-the-nam-tot-cho-vet-khau-tang-sinh-mon-a46070.html