Phẫu thuật tụ máu não là một trong những quy trình phức tạp và nhạy cảm nhất. Với sự liên quan trực tiếp đến bộ não - trung tâm điều khiển toàn bộ cơ thể, không thể phủ nhận rằng việc đặt một con dao vào khu vực quan trọng như não sẽ gây ra nhiều lo ngại và câu hỏi về tính an toàn. Vậy phẫu thuật tụ máu não có nguy hiểm không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Lựa chọn phương pháp điều trị tụ máu não phụ thuộc vào mức độ máu tụ trong não. Trong trường hợp máu tụ dưới màng cứng ít và triệu chứng nhẹ, bác sĩ thường không thực hiện phẫu thuật ngay. Ngược lại, nếu máu tụ trong não nghiêm trọng hơn và người bệnh có các triệu chứng như: Co giật, hôn mê,... bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ máu tụ trong não càng sớm càng tốt.
Hiện nay, có hai phương pháp điều trị tụ máu não phổ biến như sau:
Phương pháp điều trị bằng thuốc được áp dụng trong trường hợp máu tụ não ở mức độ nhẹ. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để kiểm soát sức khỏe, sau đó kê đơn thuốc đặc trị để loại bỏ máu tụ trong não. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc chống co giật nhằm ngăn chặn cơn động kinh bất chợt.
Người bệnh cần tuân thủ đúng theo đơn thuốc và hướng dẫn từ bác sĩ. Nếu xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, co giật, đau đầu cấp tính, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ để nhận sự can thiệp kịp thời.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị tụ máu não phổ biến nhất. Phương pháp này thường được áp dụng khi phát hiện máu tụ trong các vị trí như não thùy chẩm, não thất, não thùy thái dương, tiểu não, não thùy đỉnh, não thùy trán,... Bác sĩ sử dụng các kỹ thuật và thiết bị hiện đại để xác định vị trí máu tụ trong não một cách chính xác và nhanh chóng, từ đó tiến hành loại bỏ khối máu tụ.
Trong quá trình điều trị tụ máu não, phẫu thuật có nguy cơ xảy ra một số biến chứng nhất định, bao gồm:
Ngoài ra, phẫu thuật điều trị tụ máu não cũng có nguy cơ tái xuất máu tụ trong não, gây ra các triệu chứng ban đầu như: Đau đầu, buồn nôn, co giật,... Trong một số trường hợp, sau khi loại bỏ toàn bộ máu tụ trong não, vùng bị tụ máu có thể tái xuất hiện sau một thời gian. Trong trường hợp này, người bệnh có thể cần phải tiến hành phẫu thuật một lần nữa hoặc được điều trị bằng thuốc (tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe) theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình điều trị tụ máu não. Khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ để được can thiệp kịp thời. Để đạt được hiệu quả điều trị tụ máu não tốt nhất, người bệnh nên chọn bệnh viện uy tín để thăm khám.
Bệnh tụ máu não có mức độ biến chứng cao, do đó để ngăn chặn tái phát máu tụ trong não, người bệnh cần tuân thủ một chế độ chăm sóc đặc biệt. Để xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và áp dụng những nguyên tắc sau:
Ngoài ra, người bị tụ máu não cần áp dụng một chế độ vận động phục hồi thích hợp để hỗ trợ khôi phục chức năng cơ thể. Tuy nhiên, việc xây dựng chế độ tập luyện này cần được tham khảo ý kiến bác sĩ. Tránh tự ý thực hiện các bài tập dựa trên lời khuyên miệng để tránh các biến chứng nguy hiểm như tổn thương não và đột quỵ.
Như vậy phẫu thuật tụ máu não có nguy hiểm không? Phẫu thuật tụ máu não không phải là một quy trình đơn giản và cũng có thể tìm ẩn một số rủi ro. Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ trong kỹ thuật y học và sự chuyên môn của các bác sĩ, tỷ lệ thành công và an toàn của phẫu thuật đã được nâng cao đáng kể.
Điều quan trọng là người bệnh và gia đình cần chọn địa điểm y tế uy tín để được tư vấn và thông tin đầy đủ về quy trình phẫu thuật, đồng thời tuân thủ chặt chẽ các chỉ định và hướng dẫn của đội ngũ y tế chuyên gia.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/bien-chung-sau-mo-tu-mau-nao-a46141.html