Trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ vị thành niên, người lớn đặc biệt là người có bệnh lý nền và phụ nữ mang thai là các nhóm đối tượng được đặc biệt khuyến cáo cần tiêm phòng vắc xin phòng cúm và tiêm nhắc lại mỗi năm. Vậy lịch tiêm vắc xin cúm ở từng nhóm đối tượng có khác nhau không? Tiêm vắc xin cúm ở đâu tốt?
Bài viết được tư vấn Y khoa bởi BS Hoa Tuấn Ngọc - Quản lý Y khoa khu vực 1 Đông Nam Bộ, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.
Theo CDC Hoa Kỳ, vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 10 hoặc từ tháng 3 đến tháng 4 hằng năm là thời điểm lý tưởng nhất để tiêm phòng cúm, vì đây được xem là mùa cao điểm của cúm. Trẻ em và người lớn cần tiêm nhắc lại vắc xin cúm mỗi năm một lần vì các lý do sau: (1)
Tại Việt Nam, bệnh cúm diễn ra quanh năm nên lịch tiêm vắc xin cúm được khuyến cáo tiêm càng sớm càng tốt, đặc biệt là tiêm trước các thời điểm giao mùa.
Khi xâm nhập cơ thể, virus cúm thông qua đường hô hấp có thể tiến vào máu, phổi và các cơ quan khác. Lúc này, để phòng vệ trước sự tấn công của virus, cơ thể buộc phải tạo ra phản ứng viêm. Tuy nhiên phản ứng viêm mạnh vô tình tạo ra các cục máu đông, tăng nguy cơ cao huyết áp, thậm chí khiến tim tổn thương gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ não.
Theo Trung tâm y tế UCLA Health (Mỹ), có khoảng ⅛ bệnh nhân mắc cúm nhập viện với biến chứng nghiêm trọng, 7% trong số đó tử vong. Bệnh nhân cúm còn có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao gấp 6 lần người bình thường.
Vắc xin cúm giúp giảm 74% nguy cơ nhập viện chăm sóc đặc biệt, giảm nguy cơ tử vong hơn 31% ở trẻ em, giảm chi phí y tế, đảm bảo sức khoẻ và nền tảng tương lai cho trẻ. Đối với người lớn, một mũi vắc xin cúm có thể giúp giảm 61% tỷ lệ tử vong, 55% ở bệnh nhân có bệnh mạch vành, 41% ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, 58% ở bệnh nhân đái tháo đường.
Lịch tiêm phòng cúm khác nhau tùy vào từng đối tượng, độ tuổi và theo từng loại vắc xin. Hiện Việt Nam đang lưu hành hai loại vắc xin phòng cúm tứ giá thế hệ mới Vaxigrip Tetra (Pháp) và Influvac Tetra (Hà Lan) phòng được 4 chủng virus cúm gồm 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria), lịch tiêm vắc xin cúm được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn như sau.
Tiêm 2 mũi vắc xin cúm theo lịch như sau:
Tìm hiểu thêm: Lịch tiêm vắc xin cúm cho trẻ em chi tiết, cha mẹ nên biết.
Người lớn tiêm 1 mũi vắc xin duy nhất và được khuyến cáo nhắc lại mỗi năm một lần để nâng cao hiệu quả phòng bệnh.
Vắc xin cúm không chống chỉ định với đối tượng phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai có thể tiêm vắc xin trong 3 tháng đầu thai kỳ và trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng để phòng nguy cơ mắc cúm cho mẹ bầu và phòng biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Phụ nữ mang thai tiêm vắc xin cần được bác sĩ khám sàng lọc cẩn trọng, khai thác tình trạng sức khoẻ, tiền sử bệnh lý và chỉ định mũi vắc xin phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Lịch tiêm vắc xin cho bà bầu an toàn: Giá bao nhiêu? Ở đâu?
Tất cả trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn nên tiêm vắc xin cúm định kỳ mỗi năm một lần, trừ một số trường hợp ngoại lệ hiếm gặp. Đây là khuyến nghị được đưa ra bởi Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng của CDC kể từ mùa cúm 2010-2011. Tiêm vắc xin cúm là cần thiết và quan trọng với mọi đối tượng, đặc biệt là người có nguy cơ cao khi mắc cúm sẽ diễn tiến nặng và tử vong như nội dung trên đã chia sẻ. (2)
Vắc xin cúm chống chỉ định với người quá mẫn cảm với các hoạt chất hoặc tá dược được liệt kê trong mục “thành phần” của vắc xin, dù chỉ với một lượng nhỏ của trứng (ovalbumin, protein của gà), neomycin, formaldehyde và octoxynol-9. Hoãn tiêm với các trường hợp sốt hay mắc bệnh cấp tính. (3)
Cần thận trọng với người suy giảm miễn dịch, suy giảm tiểu cầu hoặc rối loạn chảy máu.
Vắc xin cúm có độ an toàn cao, các phản ứng phụ sau tiêm vắc xin cúm thường nhẹ và có thể khỏi trong khoảng 2-5 ngày, không cần phải điều trị đặc biệt. Thời gian khỏi còn tùy vào cơ địa của từng người. Cụ thể các phản ứng phụ có thể xảy ra sau tiêm phòng cúm như:
Đối với các vết sưng, đỏ tại vị trí tiêm, bạn có thể chườm mát để giảm thiểu sưng tấy. Đối với triệu chứng sốt có thể uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ khám sàng lọc. (4)
Ra đời vào tháng 6/2017, sau gần 7 năm hoạt động, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã có hàng trăm trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc, được hàng chục triệu gia đình tin tưởng và lựa chọn. Với các trung tâm trải dài từ Nam chí Bắc, NVC tự hào là đơn vị tiêm chủng dịch vụ tại Việt Nam đầu tư lớn cho hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, hệ thống 4 kho lạnh tổng ở TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội và hàng trăm kho lạnh trung tâm tại chỗ, với khả năng lưu trữ và bảo quản hơn 400 triệu liều vắc xin cùng thời điểm, đảm bảo nhiệt độ bảo quản từ 2-8°C theo đúng quy định nghiêm ngặt của nhà sản xuất.
VNVC còn là đơn vị đầu tiên có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất vắc xin hàng đầu thế giới, trong đó có vắc xin cúm tứ giá Vaxigrip Tetra (Pháp) và Influvac Tetra (Hà Lan). Cam kết bình ổn giá vắc xin ngay cả trong thời điểm vắc xin khan hiếm, đi kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn giúp khách hàng có thể an tâm tận hưởng dịch vụ tiêm chủng cao cấp với giá thành phải chăng.
Tìm hiểu thêm: 36 địa điểm tiêm vắc xin cúm tại TPHCM ở đâu tốt nhất 2024.
Để tiêm phòng vắc xin cúm tại Hệ thống tiêm chủng VNVC, Quý khách hàng có thể đặt lịch qua hotline 028 7102 6595, hoặc qua fanpage trungtamtiemchungvnvc.
Lịch tiêm vắc xin cúm cho mọi đối tượng sẽ được Hệ thống tiêm chủng VNVC cập nhật nhanh chóng, đầy đủ và chi tiết trên website vnvc.vn. Hãy tiếp tục theo dõi các thông tin bổ ích về bệnh học, tiêm chủng và vắc xin trên website để bảo vệ sức khỏe bản thân, con em, gia đình và cả cộng đồng.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/tiem-vac-xin-cum-a46346.html