Gan là cơ quan nội tạng thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể của con người. Một số bất thường quan sát được trên da, nước tiểu có thể giúp chúng ta sớm nhận biết những bệnh lý của gan. Vậy cấu trúc gan như thế nào? Gan nằm ở phía nào?
Gan là một tạng đơn lớn nhất trong cơ thể người, nằm ngay dưới cơ hoành và được bảo vệ bởi những xương sườn dưới cùng.
Nếu bị mất không quá 25% mô gan, gan có khả năng tự phục hồi. Gan khỏe mạnh có bề mặt trơn bóng, màu đỏ nâu, nếu mắc bệnh nó có thể chuyển sang màu vàng, lẫn mỡ. Tùy vào cơ địa và các bệnh lý mắc phải mà trọng lượng, kích thước gan ở mỗi người sẽ khác nhau.
Gan nhận nguồn cung cấp máu từ hai mạch máu lớn: Động mạch gan cung cấp máu giàu oxy, trong khi tĩnh mạch cửa cung cấp 80% tổng lượng máu giàu chất dinh dưỡng. Do đó, gan hoạt động như một người bảo vệ giữa đường tiêu hóa và phần còn lại của cơ thể với chức năng biến đổi, giải độc và tích lũy các chất chuyển hóa. Gan cũng tạo ra các loại protein huyết tương khác nhau, chẳng hạn như albumin được đưa vào máu, cũng như các chất chuyển hóa là thành phần của mật.
Cấu tạo gan như thế nào? Gan được bao quanh bởi mô liên kết, gọi là bao Glisson. Nó bao gồm các tiểu thùy đa giác được ngăn cách bởi mô liên kết. Ở ngoại vi của tiểu thùy là các vùng bao gồm các ống mật, hệ bạch huyết, dây thần kinh và các nhánh của động mạch gan và tĩnh mạch cửa. Ở trung tâm của tiểu thùy là tĩnh mạch trung tâm. Tế bào gan (tế bào nhu mô) là thành phần cấu trúc cơ bản của gan, chiếm 60% tổng số tế bào và 80% tổng thể tích gan. Chúng được sắp xếp xuyên tâm trong tiểu thùy để tạo thành các tấm tế bào, giữa đó có các mao mạch gan và các xoang.
Máu đi qua các nhánh của tĩnh mạch cửa và động mạch gan chảy qua các xoang về phía tĩnh mạch trung tâm. Các xoang gan được lót bằng một lớp tế bào nội mô không liên tục có lỗ thủng. Giữa các tế bào nội mô và tế bào gan có một lớp nền không liên tục và một khoảng dưới nội mô gọi là khoang Disse, qua đó diễn ra sự trao đổi giữa máu và tế bào gan.
Nhiều tế bào hình sin của gan có thể được nhận biết trong dạng hình sin. Ngoài các tế bào nội mô hình sin, tế bào Kupffer, tế bào NK ở gan và tế bào hình sao bổ sung cho nhau trong việc thực hiện các chức năng chuyên biệt của chúng.
Bạn có biết gan nằm ở vị trí nào và gan nằm ở phía nào trong cơ thể? Vị trí của gan bên phải ổ bụng: phía trước tiếp giáp với dạ dày, phía sau giáp thận phải, phía dưới giáp với ruột non và ruột già, mặt dưới của gan có túi mật.
Gan có trọng lượng khoảng 1.4kg - 1.6kg, chiếm khoảng 2 - 5% trọng lượng cơ thể của người trưởng thành. Bộ phận này có màu đỏ sẫm và hình dạng gần giống như một quả dưa hấu bị cắt chếch.
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Ultrasound in Medicine, kích thước trung bình của gan người 18 - 66 tuổi có đường kính khoảng 13,6 - 15 cm.
Lá gan của nam giới thường to hơn ở nữ vì kích thước cơ thể của nam thường lớn hơn.
Gan đảm nhận 4 chức năng chính đó là chuyển hóa, dự trữ, giải độc và bài tiết.(1)
Đây là cơ quan duy nhất trong cơ thể có khả năng chuyển hóa các chất như glucid, lipid và protid thành năng lượng đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
Glucid hay chất bột đường là một thành phần cơ bản trong thức ăn, nó tồn tại trong các thực phẩm như gạo, ngũ cốc, khoai sắn, trái cây, các loại đậu, sữa bột. Glucid chiếm 50 - 60% tổng năng lượng trong cơ thể, nó tham gia vào nhiều hoạt động như phát triển não bộ, hệ thần kinh; tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và tim mạch.
Sự chuyển hóa glucid thành năng lượng được thực hiện như sau:
Tại gan, glucid tồn tại dưới dạng 3 loại đường là glucose, galactose, fructose và được chuyển hóa thành glycogen. Glycogen được lưu giữ ở gan và chính là nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể. Sự chuyển hóa glucid giúp cơ thể kiểm soát được lượng đường huyết, đồng thời dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
Lipid hay còn gọi là chất béo, là thành phần không thể thiếu cho sự phát triển của cơ thể. Lipid có trong các thực phẩm nguồn gốc động vật như trứng, thịt, cá, sữa và thực vật như dầu tinh luyện, đậu nành, vừng. Trong đó, lipid từ động vật gọi là mỡ, lipid từ thực vật gọi là dầu.
Quá trình chuyển hóa lipid ở gan bao gồm 2 chiều thuận và nghịch như sau:
Protid còn gọi là protein hay chất đạm. Khi chúng ta ăn các thực phẩm có chứa đạm, cơ thể sẽ phân giải đạm thành nhiều chuỗi axit amin khác nhau. Thông qua 3 bước khử carboxyl, khử amin và trao đổi amin, các chuỗi axit amin trên sẽ được chuyển hóa thành axit amin nội sinh trong gan.
Tiếp theo, gan sẽ sử dụng các axit amin nội sinh này để tổng hợp thành nhiều loại protid chuyên dụng khác để vận chuyển dưỡng chất, cung cấp năng lượng, dự trữ sắt.
Gan có khả năng dự trữ máu, glucid, sắt và vitamin, cụ thể:
Gan trong trạng thái bình thường chứa khoảng 600 - 700ml. Nó cũng có thể chứa thêm 200 - 400ml máu sau mỗi bữa ăn, uống nhiều nước, sau truyền dịch do áp suất máu tại tĩnh mạch tăng lên.
Ngoài ra, các tế bào gan không gắn chặt mà xếp chồng lên nhau nên chúng có khả năng giãn ra để chứa được nhiều máu hơn, thực hiện nhiệm vụ dự trữ máu. Nhờ đó gan cũng tham gia vào việc kiểm soát lưu thông máu trong cơ thể.
Glucid trong gan được dự trữ dưới dạng glycogen, giúp cung cấp năng lượng và tham gia điều hòa đường huyết. Khi đường huyết tăng, gan sẽ tổng hợp glycogen nhiều hơn để dự trữ. Ngược lại khi đường huyết hạ, glycogen sẽ được phân ly nhiều hơn để đưa glucose vào máu giúp ổn định đường huyết.
Sắt được dự trữ tại gan dưới dạng ferritin liên kết với apoferritin. Khi cơ thể thiếu sắt, gan sẽ vận chuyển sắt đến cơ quan tạo máu nhờ protein transferrin do gan sản xuất để tạo ra hồng cầu. Nhờ đó, bộ phận này có khả năng điều hòa và cân bằng nồng độ của chất sắt trong cơ thể.
Gan có khả năng dự trữ và giải phóng một số loại vitamin tan trong dầu như A, D, E và K khi cơ thể cần. Đây là những vitamin quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh của cơ thể.
Gan có chức năng ngăn chặn các độc tố xâm nhập vào cơ thể nhờ khả năng kiểm soát độc tính và đào thải chất cặn bã trong cơ thể ra ngoài. Bộ phận này thực hiện chức năng giải độc qua 2 cách sau:
Gan sản xuất ra mật, sau đó mật được các ống dẫn đưa xuống dự trữ ở túi mật và xuống tá tràng khi tiêu hóa. Trung bình mỗi ngày gan có khả năng tiết ra một lít mật để tiêu hóa thức ăn giúp cơ thể hấp thụ chất béo và các vitamin trong thức ăn.
Gan có thể mắc nhiều bệnh lý khác nhau như:
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ trong mô gan. Bệnh được chia thành 3 cấp độ như sau:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ như uống nhiều rượu bia, thừa cân, béo phì, giảm cân không khoa học. Bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy gan, thậm chí là ung thư gan. Những bệnh lý này khiến cho chức năng gan suy giảm và đe dọa tính mạng của người bệnh.
Viêm gan là tình trạng những tế bào gan bị tổn thương và viêm nhiễm. Bệnh này có diễn tiến thầm lặng, không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Vì thế người bệnh thường không được phát hiện sớm và khó chủ động điều trị. Viêm gan làm cho chức năng gan suy giảm, có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm gan như virus viêm gan A, B, C, D, E, G, uống nhiều rượu bia, nhiễm hóa chất có hại từ môi trường, thuốc bảo vệ thực vật có trong rau cải chưa được rửa sạch. Bệnh có những biểu hiện như vàng da, vàng mắt, chán ăn, chướng bụng, buồn nôn, đau hạ sườn phải, nước tiểu có màu hổ phách, cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Khi uống quá nhiều rượu bia trong thời gian dài, tế bào gan sẽ không đủ khả năng xử lý và tiến hành quá trình thải độc. Nồng độ cồn trong máu càng cao, gan sẽ càng mất nhiều thời gian và sức lực để xử lý.
Tuy nhiên, khi gan không thể xử lý hết lượng chất độc này thì sẽ dẫn đến 3 loại bệnh chủ yếu là gan nhiễm mỡ, xơ gan và viêm gan. Đồng thời, độc tố trong rượu bia cũng tác động xấu đến những cơ quan khác trong cơ thể.
Xơ gan là kết quả của quá trình xơ hóa hay tạo sẹo ở gan. Quá trình này có thể là do viêm gan virus, nghiện rượu mãn tính,… Sau mỗi lần tổn thương gan sẽ cố gắng tự hồi phục trở lại. Tuy nhiên, quá trình phục hồi này sẽ dẫn đến hình thành các mô sẹo, gây tổn thương hơn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xơ gan như thừa cân, béo phì, nhiễm viêm gan B, C và uống nhiều rượu bia cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra xơ gan.
Ung thư gan là tình trạng các khối u ác tính phát sinh một cách mất kiểm soát trong gan, khiến cho các tế bào gan bị phá hủy và làm cho bộ phận này không thể hoạt động một cách bình thường.
Có 2 nguyên nhân dẫn đến ung thư gan đó là các tế bào gan phát triển mất kiểm soát, hình thành khối u và khối u xuất hiện ở gan là do các tế bào ung thư ở các cơ quan khác di căn đến gan.
Bạn có thể bảo vệ gan bằng những cách sau đây để giữ cho gan khỏe mạnh:
Gan phân hủy hầu hết rượu bạn uống để có thể loại bỏ các chất độc khỏi cơ thể. Quá trình này tạo ra một lượng lớn các chất có hại hơn rượu và chúng làm tổn thương tế bào gan, gây ra các bệnh về gan nghiêm trọng.
Hạn chế rượu bia là một cách để bảo vệ gan khỏi các bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan.
Rau, củ, quả chứa nhiều các loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do nguy hiểm. Rau cải bó xôi, bơ, chuối, cà rốt, đu đủ… là một trong số đó, có lợi cho gan và sức khỏe tổng thể.(2)
Tiêu thụ cá béo như cá hồi, cá ngừ và bổ sung dầu cá có thể giúp giảm tác động của các tình trạng như gan nhiễm mỡ. Cá béo giàu axit omega-3, một chất béo tốt giúp giảm viêm có thể đặc biệt hữu ích cho gan vì chúng có tác dụng ngăn chặn sự tích tụ chất béo dư thừa và duy trì nồng độ enzyme trong gan.
Việc ăn các loại hạt có thể là một cách đơn giản khác để giữ cho gan khỏe mạnh và bảo vệ chống lại các bệnh về gan. Các loại hạt như hạt óc chó, hạt điều, hạt hướng dương thường chứa axit béo không bão hòa, vitamin E và chất chống oxy hóa. Những hợp chất này có thể giúp ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, giảm viêm và stress oxy hóa.
Virus bệnh viêm gan B và virus viêm gan C lây truyền qua đường tình dục. Vì vậy, sử dụng bao cao su và thực hành các biện pháp quan hệ an tình dục an toàn khác giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan B và viêm gan C.
Thăm khám sức khỏe định kỳ là quá trình kiểm tra nhiều chỉ số liên quan đến chức năng gan, từ đó bác sĩ biết được tình trạng cơ bản của gan. Việc phát hiện sớm và điều trị từ giai đoạn ban đầu sẽ giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả điều trị.
Hóa chất độc hại có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể thông qua nhiều đường như ăn uống, hít thở, tiếp xúc ngoài da. Nếu phải làm việc trong môi trường độc hại, thường xuyên tiếp xúc với nhiều hóa chất, bạn cần tuân thủ các biện pháp bảo hộ lao động để bảo vệ bản thân khỏi bị phơi nhiễm.
Tiêm vacxin phòng viêm gan A và B là một cách chủ động để bảo vệ sức khỏe của cơ thể. Viêm gan A lây nhiễm từ nước và thực phẩm bị ô nhiễm như ăn các loại cá, hải sản sống không đảm bảo. Viêm gan B lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục không an toàn, máu và kim tiêm đã nhiễm virus. Nó cũng lây truyền từ mẹ sang con.
Chủ động lựa chọn những bộ môn mà mình yêu thích như đạp xe, chạy bộ, bơi lội mỗi tuần từ 3 - 4 lần có lợi ích tích cực đến toàn bộ cơ thể. Ngoài ra, tập thể dục cũng là một cách duy trì cân nặng, phòng ngừa béo phì ảnh hưởng không tốt đến gan.
Ngoài ra, bạn không nên dùng chung đồ dùng cá nhân và hạn chế ăn uống bên ngoài. Nếu bạn sử dụng chung đồ dùng cá nhân có dính máu, dịch tiết của người mắc viêm gan B, bạn có thể bị lây nhiễm virus từ người đó. Một số vật dụng cá nhân bạn không nên sử dụng chung như bàn chải đánh răng, đồ cắt móng tay và dao cạo râu. Viêm gan A lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa, từ những đồ ăn và thức uống bị nhiễm vi rút viêm gan A.
Một lá gan khỏe mạnh giúp cơ thể được thanh lọc và khỏe mạnh. Một lá gan suy yếu không thực hiện tốt chức năng thải độc làm cho cơ thể tích tụ độc tố và nguy cơ bệnh tật. Thế nên, bạn hãy thay đổi lối sống tích cực và ăn uống khoa học; chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ gan luôn khỏe mạnh và thực hiện tốt chức năng của nó.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/gan-nguoi-nam-o-dau-a46709.html