Làm thế nào để thủy đậu không để lại sẹo?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS.BS Huỳnh Thoại Loan - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác là một trong những chuyên gia về Nhi - Sơ sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh với gần 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh về nội tiết nhi, thận nhi khoa và các vấn đề Nhi - Sơ sinh khác.

Bệnh thủy đậu với triệu chứng mọc những hồng ban mụn nước, mụn ngứa trên da nên khả năng để lại sẹo cao. Một số trường hợp nghiêm trọng các vùng da trên cơ thể, đặc biệt là da mặt sẽ bị rỗ, sẹo lõm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến ngoại hình.

1. Biến chứng thủy đậu

Mặc dù thủy đậu một bệnh lành tính nhưng bệnh lại có thể gây ra những biến chứng như:

2. Thủy đậu có để lại sẹo không?

Một trong những di chứng của bệnh thủy đậu là để lại sẹo. Các nốt mụn nước thủy đậu thường tập trung nhiều ở các vùng mặt, chân, tay, lưng, ngực... Những ngày đầu thường tạo cảm giác rát, ngứa nhiều, sau dần thì khô lại, tạo vảy và bong ra, để lại nhiều vết thâm trên làn da.

Một số trường hợp do không kiêng cữ đúng cách cũng như sử dụng các thực phẩm ăn hàng ngày dễ gây sẹo trong quá trình bệnh làm tình trạng làn da trở nên nghiêm trọng. Có không ít trường hợp da bị sẹo lồi, sẹo lõm trên khắp cơ thể, đặc biệt là vùng mặt, gây ra nhiều mặc cảm, tự ti cho người bệnh trong cuộc sống về sau.

3. Bị thủy đậu kiêng ăn gì để không bị sẹo?

3.1. Thực phẩm nên kiêng

Bị thủy đậu kiêng ăn gì để không bị sẹo?

Một chế độ ăn đúng đắn có thể giúp người bị thủy đậu hạn chế được những biến chứng không mong muốn. Do vậy, khi bị thủy đậu, người bệnh nên tránh các loại thức ăn sau đây:

Ngoài việc tránh các loại thức ăn như trên, người bị thủy đậu tuyệt đối không được nặn, cạy làm vỡ các nốt mụn mà phải để chúng tự khô và bong vảy. Việc tác động vào có thể khiến cho vùng da có mụn bị tổn thương nặng hơn làm quá trình hồi phục khó và lâu hơn, thậm chí làm nặng hơn tình trạng sẹo.

Hạn chế dùng xà phòng chà xát lên vết mụn, lau người bằng nước ấm nhẹ, chỉ đến khi các nốt mủ bong vảy mới nên tắm bằng xà phòng.

Khi các nốt mụn khô và bong vẩy, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng kem trị sẹo để hạn chế và cải thiện sẹo tốt, bởi đây là khi sẹo mới hình thành rất dễ chữa trị. Việc chăm sóc và thoa kem đúng cách sẽ cải thiện gần như 100% sẹo nếu chúng chỉ ở mức độ nhẹ.

3.2. Thực phẩm nên ăn

Người bị thủy đậu nên dùng thức ăn thanh đạm, đầy đủ các chất dinh dưỡng và dưới dạng thức ăn lỏng hoặc nửa lỏng, dễ tiêu hóa, như cháo đậu xanh, cháo củ năng-ý dĩ, cháo củ năng - lá tre non, cháo gạo lứt, cháo kim ngân hoa, cháo tiểu mạch, cháo miến đậu xanh, măng tây, trứng, chuối, đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, khoai tây, cà rốt, củ cải trắng, bí đao, rau bồ ngót, rau sam, rau má, mướp đắng, rau dền, cải thảo, cải bắp, rau diếp, ngải cứu.

Dùng thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: chanh, cam, bơ, dâu tây, kiwi, lê, dưa hấu, dưa leo, cà chua...Vitamin C có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, đẩy nhanh quá trình sản sinh ra collagen, phòng ngừa sẹo lồi, lõm.

Đảm bảo việc cung cấp đủ nước cho cơ thể trong thời gian này. Ngoài nước khoáng, nước hoa quả thì nước hầm xươngnước dừa cũng là lựa chọn tuyệt vời.

4. Điều trị và phòng ngừa bệnh thủy đậu

Điều trị và phòng ngừa bệnh thủy đậu

Phòng tư vấn và tiêm chủng vắc xin của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn sẵn sàng cung cấp vắc xin thủy đậu dành cho khách hàng. Các loại vắc xin tại Vinmec được bảo quản bởi dây chuyền lạnh (kho lạnh, tủ lạnh chứa vắc xin có bộ phận cảnh báo nhiệt độ quá dải nhiệt độ cho phép...). Bên cạnh đó, phụ huynh có thể kiểm tra được lịch sử tiêm và kế hoạch tiêm của trẻ qua máy tính, điện thoại một cách thuận tiện.

Tầm quan trọng của tiêm vắc-xin đúng lịch

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, ngay cả trong thời điểm có dịch bệnh, phụ huynh vẫn nên đưa con đi tiêm vắc xin đúng lịch. Việc trì hoãn lịch tiêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đã được loại trừ hoặc khiến các bệnh truyền nhiễm, bội nhiễm như cúm, sởi, thủy đậu, viêm họng, viêm phổi...trở nên nặng hơn và khó điều trị hơn.

Trong vòng 5 năm đầu đời trẻ mới xây dựng được hệ miễn dịch hoàn thiện vì vậy tiêm chủng đầy đủ là một cách tăng cường sức đề kháng hiệu quả với trẻ. Cha mẹ cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng tuân thủ đúng những khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO và Bộ y tế như đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn. Ngoài ra các phụ huynh luôn cập nhật thông tin đúng đủ về chủng Covid -19 này để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi Virus Corona.

Những khu vực không có dịch các mẹ vẫn có thể cho bé đi tiêm phòng theo lịch tiêm chủng phù hợp với lứa tuổi, nhưng tránh những nơi tụ tập đông người, nên đặt lịch hẹn trước tránh không phải chờ đợi và đến cơ sở y tế tin tưởng cơ sở vật chất đảm bảo.

>> Xem thêm: Có nên trì hoãn việc tiêm chủng trong đợt dịch Covid-19? được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Video đề xuất:

Vắc-xin thủy đậu cần tiêm mấy mũi?

Link nội dung: https://blog24hvn.com/seo-thuy-dau-a46792.html