Calo: Không chỉ là con số!

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Calo là năng lượng có trong thực phẩm giúp cơ thể làm mọi thứ từ ngủ cho đến chạy. Lượng calo có trong thức ăn có thể đến từ carbs (tinh bột), chất béo và protein. Cơ thể có thể sử dụng calo để làm nhiên liệu cho các hoạt động hoặc lưu trữ để sử dụng sau này dưới dạng mỡ trong cơ thể.

1. Calo là gì?

Thực phẩm cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người

2. Làm thế nào để tính lượng calo thức ăn?

Nguồn cung cấp phần lớn calo trong thực phẩm là protein, chất béo và carbohydrate.

Ví dụ: Nếu bạn nhìn vào bảng thành phần dinh dưỡng trên một khẩu phần khoai tây chiên có 7 gram chất béo, 17 gram carbohydrate và 2 gram protein và tổng là 140 calo. Công thức sẽ tính như sau:

Cộng tất cả lượng calo (63, 68 và 8) và tổng cộng là 139 calo (bảng thông tin dinh dưỡng được phép làm tròn số).

Mỗi một loại thực phẩm sẽ có hàm lượng calo khác nhau

3. Lượng calo trong mỗi loại thực phẩm

3.1 Thực phẩm nhiều calo

Thực phẩm được xem có hàm lượng calo cao: Ví dụ là dầu, bơ và các chất béo khác, thực phẩm chiên và đồ ngọt có đường là thực phẩm có hàm lượng calo cao.

Thực phẩm lành mạnh chứa nhiều calo bao gồm bơ (227 calo mỗi loại), các loại hạtt (828 calo mỗi cốc đậu phộng), dầu ô liu (119 calo mỗi muỗng canh), sô cô la đen (648 calo mỗi thanh).

Nho khô là một loại thực phẩm có hàm lượng calo cao có thể khiến một số người ngạc nhiên; bạn có thể ăn một chén nho tươi và nhận lượng calo tương đương với 1/4 chén nho khô.

3.2 Thực phẩm ít calo

Thực phẩm ít calo có lượng calo thấp so với kích thước bề ngoài của chúng. Trái cây và đặc biệt là rau thường có lượng calo tương đối thấp.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/calo-la-gi-a46864.html